Shani Shingnapur - Ngôi làng không cửa, không lo mất trộm

Những hình ảnh về ngôi làng Shani Shingnapur “không cửa”
Những hình ảnh về ngôi làng Shani Shingnapur “không cửa”
(PLO) -Có thể nhiều người không tin, nhưng Shani Shingnapur là ngôi làng ở Nevasa Taluka thuộc quận Ahmednagar, bang Maharashtra, Ấn Độ nối tiếng với truyền thống xây nhà không có cửa, thậm chí tiền, vàng, trang sức cũng được cất trong các hộp mà không cần khóa.

Ở Shani Shingnapur là toàn bộ các ngôi nhà trong làng đều không có cửa chính, những hàng quán và các công trình công cộng xung quanh làng cũng không bao giờ phải cài cửa. Người dân trong làng không bao giờ quan tâm, thậm chí không yêu cầu hàng xóm trông nhà mỗi khi họ đi đâu xa tới tận vài ngày. Họ tin rằng sẽ không bao giờ có trộm ở Shani Shingnapur. Vấn đề duy nhất khi không có cửa chỉ là không có gì để gõ để thông báo sự hiện diện của ai đó khi đến chơi nhà, do vậy khách đến chơi phải hô to lên khi tới cửa. 

Tin tuyệt đối vào thần Shani che chở

Ở ngôi làng này, người dân hoàn toàn tin tưởng vào vị thần Hindu Shani, vị thần bảo hộ cho ngôi làng. Truyền thuyết kể rằng khoảng 300 năm trước, sau một trận mưa to và lũ lụt, một tảng đá màu đen kỳ lạ dài 1,5 mét được dân làng phát hiện nằm ngay cạnh bờ sông Panasnala chảy qua làng. Khi dân làng chạm vào tảng đá, một dòng máu đỏ bắt đầu chảy ra khiến mọi người kinh ngạc. 

Cho đến tối, thần Shani xuất hiện trong giấc mơ của trưởng làng và nói rằng tảng đá sẽ là biểu tượng của thần. Thần Shani ra lệnh cho người dân làng mang tảng đá về để thờ với một điều kiện: Hòn đá phải đặt ở nơi cao ráo thoáng đãng, không cần tường và mái che để vị thần có thể quan sát hết mọi việc trong làng. Tảng đá có sức mạnh to lớn chở che và mang lại may mắn, người dân nơi đây cũng sẽ không bao giờ cần phải lắp thêm cửa nữa vì thần Shani sẽ luôn bảo vệ cho cả làng khỏi nguy hiểm. 

Truyền thuyết nói rằng nếu ai đó ăn trộm, thần Shani sẽ làm người đó đi mãi không ngừng suốt đêm thâu, khiến hắn nghĩ rằng mình đã ra khỏi làng nhưng khi mặt trời lên, hắn vẫn ở chỗ cũ. Nếu ai đó làm điều sai trái hoặc phạm tội trong làng, hắn sẽ bị vận đen đeo bám trong bảy năm rưỡi.

Sau đó, dân làng đã lập miếu để thờ phụng tảng đá của thần Shani ở ngay giữa làng và phả bỏ tất cả cửa cổng và khóa nhà. Họ không cần chúng nữa khi đã được thần Shani phù hộ và che chở.

Tảng đá tượng trưng cho thần Shani
Tảng đá tượng trưng cho thần Shani

Duy trì nhiều thế hệ

Được biết, truyền thống này đã duy trì qua nhiều thế hệ và tồn tại cho đến tận ngày nay. Không có cửa nhà kiên cố, chỉ có một số ngôi nhà dựng tấm gỗ lên nhằm ngăn chó, mèo, rắn chui vào nhà vào ban đêm. Đồ đạc và tiền bạc của họ cũng không bao giờ bị mất vì họ tin tưởng tuyệt đối rằng thần Shani sẽ che chở và phù hộ cho họ trước mọi rủi ro. Thậm chí, những nhà vệ sinh công cộng tại làng cũng chỉ có một tấm rèm mỏng trước lối ra vào nhằm đảm bảo sự riêng tư chứ hoàn toàn không có cửa. “Gần đây chúng tôi lắp thêm mành cửa vì vấn đề riêng tư và theo yêu cầu của một số chị em. Nhưng chúng tôi không lắp cửa vì việc này đi ngược lại với đức tin của chúng tôi”. Parmeshwar Mane, một người bán hàng ở Shani Shingnapur cho biết. 

Các công trình xây dựng mới cũng phải tôn trọng truyền thống này. Trụ sở cảnh sát mới chỉ hoạt động từ hồi tháng 9/2015 chẳng mấy một đơn khiếu nại nào từ người dân của làng “không cửa”. “Chúng tôi tin rằng nếu ai đó ăn trộm bất cứ thứ gì trong làng hoặc làm điều gì không trung thực, người đó sẽ phải gánh chịu hậu quả như gặp phải tai nạn, kiện tụng, sa sút trong làm ăn, thậm chí là phải chết. Thực tế cũng đã cho thấy, minh chứng điển hình là trước đây một người đàn ông trong làng vì lắp cửa nhà mà ngay ngày hôm sau ông ta gặp tai nạn. Vậy mới nói rằng sức mạnh của thần Shani không thể chối cãi được”, Anil Darandale- một người làm việc quản lý ngôi đền cho hay. 

Ở Shani Shingnapur, việc sử dụng cánh cửa là xúc phạm thần linh. Bởi họ có một niềm tin mãnh liệt vào thần Shani - vị thần có khả năng bảo vệ người dân trong làng khỏi mọi mối nguy hiểm. Những người mới đến Shani Shingnapur lần đầu sẽ gặp chút khó khăn để thích nghi với phong tục kỳ lạ này. Rupali Shah - cô dâu mới của làng kể lại: “Vài năm trước, tôi rất lo lắng khi chồng tôi nói cả hai sẽ ở đây sau khi kết hôn. Nhưng đến nay, tôi thấy không có bất kỳ vấn đề gì và đã có thể yên tâm mở toang nhà cửa khi sang chơi nhà hàng xóm”.

Những hình ảnh về ngôi làng Shani Shingnapur “không cửa”
Những hình ảnh về ngôi làng Shani Shingnapur “không cửa”

Bắt đầu có sự thay đổi

Được biết, người ta bắt đầu biết đến làng Shani Shingnapur từ bộ phim tài liệu sản xuất trong những năm 1990. “Cả thế giới biết đến một nơi có tên là Shani Shingnapur, nơi nhà không có cửa, cây không có bóng râm và có thần thánh nhưng không có đền thờ”, Sayaram Bankar, một người trông coi miếu làng cho biết.

Vì lịch sử kỳ lạ này mà kể từ đó ngôi làng Shani Shingnapur trở thành địa điểm thu hút các tín đồ sùng đạo Hindu tới từ khắp vùng của Ấn Độ. Ít nhất mỗi ngày có tới 40.000 lượt du khách đổ về đây để được tận mắt chiêm ngưỡng ngôi đền của thần Shani thiêng liêng và những ngôi nhà không cửa.

Trong suốt nhiều thế kỷ qua, Shani Shingnapur luôn là nơi không có nạn trộm cắp. Nhưng khi nơi này trở nên nổi tiếng và được nhiều người biết đến, một số trường hợp hi hữu đã xảy ra. Cụ thể là vào 2010, một du khách khai báo bị mất 35.000 rupee (hơn 11 triệu VND) khi tới thăm ngôi làng. Một vụ trộm cắp đồ trang sức bằng vàng trị giá 70.000 rupee cũng được báo cáo vào năm 2011. Tuy nhiên, tát cả những cáo buộc này đều bị dân làng bác bỏ và cho rằng sự vụ xảy ra bên ngoài ngôi làng. 

Thời gian gần đây, vài người dân cũng đang xin phép trưởng làng cho lắp cửa và khóa để đảm bảo an toàn cho gia đình. Ông Ajay, một nông dân 30 tuổi đang có ý định xây nhà nói rằng ông muốn xây lắp cửa để đảm bảo an toàn cho gia đình. “Tôi thường xuyên đến ngôi đền và hoàn toàn tin tưởng vào Thần Shani, nhưng tôi muốn có biện pháp phòng ngừa để bảo vệ gia đình mình. Tôi biết gia đình tôi sẽ phải đối mặt với sự phản đối của dân làng, nhưng dù sao tôi vẫn muốn thực hiện ý định của mình”, ông Ajay nói. 

Không chỉ ông Ajay, một số gia đình ở đầu làng hoặc cuối làng sống giáp với những khu vực khác cũng bắt đầu muốn lắp cửa, vì sợ hãi trước những người lạ đi qua làng. 

Chi nhánh ngân hàng thương mại liên bang Ấn Độ tại Shani Shingnapur được thành lập vào năm 2011 là chi nhánh ngân hàng đầu tiên trên thế giới không có cửa và cổng. Họ chỉ lắp đặt lối ra vào bằng kính, sử dụng chiếc khóa điện từ điều khiển từ xa, và tiền bạc được cất trong phòng két sắt. Tuy nhiên một nhân viên làm việc trong ngân hàng nói rằng, “Không có ngân hàng nào có thể hoạt động mà không có cơ chế an ninh và các thiết bị bảo vệ thích hợp. Trong khi ở đây chỉ có thể sử dụng một cánh cửa kính và thiết bị khóa bình thường. Chẳng có điều gì đảm bảo trộm cắp chắc chắn sẽ không xảy ra trong tương lai”. 

Đến nhà vệ sinh cũng không lắp cửa
Đến nhà vệ sinh cũng không lắp cửa

Nhiều người cho rằng, tỷ lệ trộm cắp và tội phạm ở khu vực này thấp là do ngôi làng nằm ở nơi quá hẻo lánh, chứ hoàn toàn không phải do phép màu kỳ diệu của thần thánh. Anil Behrani, cảnh sát phụ trách an ninh ngôi làng cho biết: “Trong hai năm gần đây số lượng xe ở khu vực không tăng, nhưng đã có những sự cố về trộm cắp xe từ những khu vực xung quanh đền thờ”. 

Một quan chức cấp cao của quận Ahmednagar cũng cho rằng, nền kinh tế của ngôi làng xoay quanh ngôi đền, vì vậy việc ngày càng có nhiều du khách ghé thăm không thể đảm bảo được việc không có trộm cắp diễn ra ở đây. Nhiều vụ trộm đã không được công bố vì áp lực từ phía dân làng. “Tuy nhiên chúng tôi vẫn đang cố gắng không can thiệp, miễn rằng niềm tin của dân  làng không dẫn đến bất kỳ vấn đề nghiêm trọng nào”.../.

Đọc thêm

'Tiếng hát Hà Nội 2024' lan tỏa thanh âm của tình yêu Hà Nội

Cuộc thi còn tạo điều kiện phát triển cho những tài năng âm nhạc trẻ. (Ảnh: BTC)
(PLVN) - Cuộc thi “Tiếng hát Hà Nội năm 2024” sẽ tạo cơ hội cho các nghệ sĩ sáng tạo, thể hiện những tác phẩm âm nhạc truyền thống và đương đại với chủ đề về ca ngợi Tổ Quốc, Đảng, Bác Hồ, tình yêu với Thủ đô, quê hương – đất nước góp phần thúc đẩy sự sáng tạo và phát triển nghệ thuật.

MC Cát Tường đề nghị xử lý một số trang tin lấy tên mình 'giật tít câu view' để lừa tiền

Diễn viên - MC Cát Tường
(PLVN) - MC Cát Tường và nhà sản xuất “Bạn muốn hẹn hò” mời luật sư và Thừa phát lại lập vi bằng một số trang tin điện tử, fanpage, facebook, youtube… có hành vi “giật tít câu view”, làm sai lệch thông tin, gây hoang mang dư luận liên quan vụ MC cảnh báo có kẻ gian sử dụng hình ảnh của mình để lừa đảo số tiền lớn.

'Thư gửi mẹ' - sản phẩm truyền thông thực hiện bình đẳng giới lọt vào top 7 đề cử cho Giải thưởng Silvana S Film

'Thư gửi mẹ' - sản phẩm truyền thông thực hiện bình đẳng giới lọt vào top 7 đề cử cho Giải thưởng Silvana S Film
(PLVN) - Giải thưởng Silvana S Film là giải thưởng tôn vinh những bộ phim tài liệu xuất sắc về môi trường và giới trẻ, thuộc khuôn khổ chương trình LENScape: Documentary Shorts from Southeast Asia. Năm nay, Việt Nam tham gia Giải thưởng Silvana S Film với bộ phim tài liệu ngắn “Thư gửi mẹ” do Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam đồng sản xuất với đạo diễn Hà Lệ Diễm.

Vẻ đẹp từ những thước phim

Vẻ đẹp từ những thước phim
(PLVN) - Thời gian đã phủ lớp bụi lên những thước phim cổ, tấm ảnh cũ, tuy nhiên giá trị của chúng không mất đi. Ngày nay, dù cuộc sống hiện đại hối hả, sôi động với nhiều âm thanh, màu sắc đa dạng trên truyền hình, nhưng nhiều người trẻ vẫn dành tình cảm cho các bức ảnh cũ, thước phim xưa.

Đắm say với “Tình ta Hà Tĩnh”

Cảnh đẹp Hà Tĩnh được nhạc sĩ Ngọc Lê Ninh đưa vào trong ca khúc "Tình ta Hà Tĩnh) (ảnh trong MV).
(PLVN) -  Sau 12 năm ấp ủ, nhà khoa học, nhà thơ, nhạc sỹ Ngọc Lê Ninh cho ra đời ca khúc mang tên “Tình ta Hà Tĩnh”. Với âm hưởng dân ca xứ Nghệ, ca khúc tôn vinh đời sống văn hóa, chính trị, phong tục tập quán, các địa danh nổi tiếng, các đặc sản biển rừng, văn hóa phi vật thể (Ví Dặm, Ca trù Cổ Đạm)... và một tình yêu nồng nàn với mảnh đất nơi đây.

Trao giải Cuộc thi 'Tiếng vang lịch sử: Diễn giải Văn Miếu - Quốc Tử Giám qua hội họa'

Các tác phẩm hội họa đạt giải thưởng cao (ảnh P.V)
(PLVN) - Cuộc thi “Tiếng vang lịch sử: Diễn giải Văn Miếu-Quốc Tử Giám qua hội họa” là “sân chơi” lành mạnh nơi các bạn trẻ cùng nhau sáng tạo, cùng nhau tranh tài, thể hiện cảm xúc, quan điểm của mình qua các tác phẩm hội họa về các công trình kiến trúc, hiện vật, tượng thờ,… tại di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám.

Cuộc thi Hoa hậu Di sản áo dài Việt Nam 2024 lần đầu tiên được tổ chức

Cuộc thi Hoa hậu Di sản áo dài Việt Nam 2024 lần đầu tiên được tổ chức. (Ảnh: Thùy Dương)
(PLVN) - Với mục đích tìm kiếm người đẹp có đủ “sắc, tâm, tài” để quảng bá hình ảnh của tà áo dài Việt Nam, cuộc thi Hoa hậu Di sản áo dài Việt Nam 2024 lần đầu được tổ chức nhằm phát huy vai trò, năng lực của phụ nữ Việt Nam trong tiến trình hội nhập phát triển, quảng bá đất nước, con người Việt Nam với bạn bè quốc tế.

Liên hoan các ban nhạc toàn quốc năm 2024

BTC thông tin về Liên hoan các Ban nhạc toàn quốc năm 2024. (Ảnh: Thùy Dương)
(PLVN) - Liên hoan các ban nhạc toàn quốc năm 2024 là dịp để các nghệ sĩ đến từ mọi miền cả nước quy tụ gặp gỡ, giao lưu học hỏi, chia sẻ và trao đổi những kinh nghiệm trong hoạt động nghệ thuật, nhằm nâng cao kỹ năng nghiệp vụ, tiếp tục tạo ra những sản phẩm nghệ thuật có chất lượng phục vụ xã hội.

Quảng bá điện ảnh Việt Nam tại Hollywood

Thứ trưởng bộ VHTT DL Hồ An Phong cùng các nhà làm phim đến từ Việt Nam giao lưu với phó thị trưởng Los Angles.
(PLVN) - Vừa qua, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã tổ chức chương trình xúc tiến Du lịch - Điện ảnh Việt Nam “Việt Nam - Điểm đến mới của Điện ảnh thế giới” tại toà nhà hiệp hội các đạo diễn - Tổ hợp Nhà hát DGA, thành phố Los Angeles, bang California, Mỹ.