Sẽ siết lại “niêu cơm Thạch Sanh” của nhiều ĐH?

 Chẳng quá khi nhiều người ví von rằng hệ đào tạo  tại chức (vừa làm, vừa học) giống như “niêu cơm Thạch Sanh” của các cơ sở đào tạo. Sắp tới, Bộ sẽ giao chỉ tiêu dựa trên năng lực đào tạo của từng trường.

Thời gian gần đây, dư luận xôn xao về chuyện Đà Nẵng “nói không” với hệ đào tạo tại chức. Bởi thực tế, chỉ cần ghi tên đi học là có bằng, còn kiến thức lại là một câu chuyện hoàn toàn khác...

Tại sao là “niêu cơm Thạch Sanh”?

Chuyện học giả lấy bằng thật đã lan truyền nhiều năm nay. Khi mà nhà nhà, người người đều củng cố bằng cấp của mình, khi mà bằng cấp luôn đi cùng quyền lợi.

Khi mà hệ đào tạo tại chức (vừa làm, vừa học) nở rộ khắp nơi, trở thành một nguồn thu chính trong thu nhập của nhiều trường mà nhu cầu của người học không hề giảm xuống thì chẳng quá khi nhiều người ví von rằng hệ đào tạo này giống như cái “niêu cơm Thạch Sanh” của các cơ sở đào tạo. Bởi thế, càng những trường lâu năm, có thương hiệu, có truyền thống về ngành nghề thì hệ này càng “phình” to khắp các tỉnh, thành trong cả nước.

Hình minh họa
Hình minh họa

Thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) cho thấy, nhiều ĐH “năng lực” năm sau so với năm trước không có biến động, nhưng việc đề nghị tăng chỉ tiêu quá lớn. Vì thế, năm 2010, nhiều trường đề nghị tuyển mới sinh viên học tại chức, bằng hai, liên thông cao ngất đã bị Bộ “thắt” lại.

Cụ thể, ĐH Kinh tế TP HCM đề nghị tuyển mới hệ tại chức, bằng hai và liên thông năm 2010 là 14.500 chỉ tiêu nhưng chiếu theo “năng lực” của trường này, Bộ chỉ duyệt 3.200 chỉ tiêu. ĐH Sư phạm Hà Nội đề nghị tuyển mới 10.500 nhưng chỉ tiêu tuyển mới được duyệt là 3.500. ĐH Kinh tế Quốc dân đề nghị 10.000, được duyệt 3.300. Hai trường có chỉ tiêu tuyển mới hệ tại chức, bằng hai và liên thông nhiều là ĐH Công nghiệp Hà Nội (7.100), ĐH Công nghiệp TP HCM (7.300)...

Vậy, tính sơ sơ mỗi năm, số người tốt nghiệp từ hệ tại chức cũng khoảng vài trăm ngàn. Tại ĐH Ngoại thương Hà Nội, trung bình chỉ tiêu hệ tại chức là 2.400 người, tiền học phí là 3,6 triệu đồng/người/năm. Như vậy, mỗi năm nguồn thu từ học phí hệ này cũng đã lên tới hơn 8,6 tỷ đồng.

Cao hơn hẳn là ĐH Kinh tế Quốc dân, với tổng gần 23.000 sinh viên hệ tại chức. Với mức thu học phí thấp nhất là 2,5 triệu đồng/người/năm, cao nhất là 3,5 triệu đồng/người/năm (với khu vực Hà Nội) và 1,9 - 2,3 triệu đồng/người/năm (ở các địa phương khác) thì tổng số tiền học phí thu được từ hệ tại chức cũng là cả một con số khổng lồ.

Đơn cử nguồn thu học phí từ hệ ĐH chính quy của Học viện Tài chính là 23,3 tỷ đồng/năm, trong khi nguồn thu học phí từ hệ tại chức cũng không kém khi đạt tới con số 17,7 tỷ đồng. Và theo ước tính của một lãnh đạo Vụ Giáo dục đại học thì, số lượng người học hệ tại chức hiện nay khoảng 400.000 - 500.000 người so với tổng quy mô sinh viên là 1,9 triệu...

Siết lại “nồi cơm”?

Trước câu hỏi hệ tại chức có những trường tuyển sinh lớn hơn cả chính quy, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Bùi Văn Ga khẳng định: Năm 2011, Bộ sẽ giao chỉ tiêu dựa trên cơ sở năng lực đào tạo của từng trường. Năng lực của từng trường là năng lực tổng thể chứ không phải chỉ ở việc đào tạo hệ chính quy hay không chính quy, bởi chương trình không có gì khác.

Ông Ga cho biết thêm, hệ vừa học vừa làm không thể nói là thích hay không thích vì hệ đào tạo này tạo điều kiện cho người ta học tập suốt đời. Hơn nữa, mô hình vừa học vừa làm là một nhu cầu có thật, nhiều người thực sự có nhu cầu vừa làm vừa học để nâng cao kiến thức. Vấn đề là làm sao chúng ta phải đảm bảo chất lượng, trên nguyên tắc: Cùng một chương trình, kiểm tra đầu vào và bằng cấp như nhau, chỉ khác nhau về loại hình đào tạo thôi. Nếu làm được như vậy thì chất lượng sẽ không có gì chênh lệch giữa tại chức và chính quy và hai hệ đó hoàn toàn không phân biệt.

Sắp tới Bộ sẽ họp để đưa ra những nguyên tắc về phân bổ chỉ tiêu, sẽ đưa ra những quy định để giao chỉ tiêu phù hợp. Chẳng hạn, có khả năng sẽ giao chỉ tiêu theo ngành, không giao cho một trường đào tạo quá rộng một ngành nào đó trong khi các ngành khác đang cần thì lại không có thí sinh. Ví dụ, lĩnh vực kỹ thuật hiện nay rất hiếm thí sinh tại chức, trong khi đó các lĩnh vực quản lý thì lại rất đông học viên tại chức, dẫn đến sự quá tải cho giáo viên, cơ sở vật chất. Việc phân bổ lại sẽ giúp đào tạo không tràn lan, chú trọng đến chất lượng và đáp ứng nhu cầu xã hội.

Điều đáng nói là, với chương trình đào tạo không khác chính quy, giảng viên từ chính quy sang đào tạo nhưng sản phẩm “ra lò” từ học tại chức, liên thông lại không được nhà tuyển dụng “để mắt”. Và với câu hỏi của báo chí về văn bằng, chứng chỉ có thể quy về một loại để tạo áp lực cho các trường để đảm bảo phương thức đào tạo hay không?.

Thứ trưởng Bùi Văn Ga cho rằng, chưa thể trả lời được câu hỏi đó ngay bây giờ vì đó là theo quy định hiện hành. Ở nước ngoài, họ không ghi loại hình đào tạo tại chức hay chính quy. Nhưng ở nước ta thì vẫn ghi vào bằng loại hình đào tạo gì trong khi về bản chất thì giá trị của nó về kiến thức người học tích lũy được là như nhau.

Hệ tại chức - lúc “buông”, lúc “siết”

Năm 1994, khi ban hành Quy chế tuyển sinh vào hệ đào tạo tại chức các trường ĐH-CĐ, Bộ GD&ĐT yêu cầu khi muốn mở lớp tại địa phương, các trường phải xin phép Bộ GD&ĐT.

Và, đến năm học 2000-2001, Bộ lại giao toàn quyền tuyển sinh và mở lớp đào tạo cho các trường. Việc liên kết này không cần phải xin phép nên các lớp liên kết đào tạo mở ra ồ ạt, nhưng lại không quản lý, kiểm soát được dẫn đến hệ quả tất yếu là chất lượng đào tạo kém. Dư luận những năm đó đã phản ánh về thực trạng đào tạo kém chất lượng này.

Năm 2007, trước sự bất bình của dư luận với hệ đào tạo vừa làm vừa học, Bộ đã quyết tâm đưa ra những biện pháp nhằm nâng cao chất lượng nhưng ý tưởng này đã không thành hiện thực.

Tiếp đó vào năm 2008, Bộ GD&ĐT ban hành quy chế tuyển sinh mới (thay cho quy chế đã ban hành năm 2001) nhằm siết chặt việc thi cử đối với hình thức vừa làm vừa học. Đặc biệt, quy chế lần này còn yêu cầu các trường phải thi chung đợt, chung đề. Chỉ tổ chức tuyển sinh bốn đợt vào các tháng 3, 4, 10 và 11.

Đến năm 2010, tất cả bốn kỳ thi của hệ vừa làm vừa học vẫn lại thực hiện như năm 2009, nghĩa là các trường chỉ tổ chức thi các môn trắc nghiệm (Vật lý, Hóa học, Sinh học và Tiếng Anh) theo đề thi chung của Bộ GD&ĐT.

Còn lại, đề thi và lịch thi môn tự luận vẫn do các trường tự sắp xếp. Như vậy, cả mục tiêu thi chung đợt, chung đề đều bị phá vỡ.

Tháng 11 năm nay, Bộ lại tiếp tục “buông” với việc đưa ra quy định bỏ thi chung đợt, chung đề trong dự thảo quy chế tuyển sinh ĐH và CĐ hệ VLVH. Nếu quy chế này được ban hành thì các trường lại tự ra đề, tự quyết định thời gian tổ chức thi như quy chế đã ban hành năm 2001!

Uyên Na

Tin cùng chuyên mục

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang

(PLVN) - Chiều ngày 12/12, Tỉnh ủy Hậu Giang tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Bộ Chính trị chuẩn y Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2020-2025. Dự hội nghị có ông Lê Minh Hưng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương.

Đọc thêm

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước
(PLVN) -  Sáng 10/12, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức hội nghị đánh giá kết quả 15 năm thực hiện Chương trình hành động triển khai Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 28/1/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh
HĐND tỉnh Quảng Ninh nhất trí bầu bà Trịnh Thị Minh Thanh – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Quảng Ninh, làm Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh; ông Phạm Đức Ấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh khóa XIV...