Sẽ có Bộ chỉ số đánh giá của người dân với hoạt động tư pháp

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Trương Hòa Bình chủ trì phiên họp. Ảnh: Phương Hoa/TTXVN
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Trương Hòa Bình chủ trì phiên họp. Ảnh: Phương Hoa/TTXVN
(PLVN) - Chiều 28/9, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương họp Phiên thứ 10. Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ, Phó trưởng Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương Trương Hòa Bình chủ trì phiên họp.

Chưa đủ điều kiện thành lập trường đào tạo luật sư

Cho ý kiến về Đề án “Xây dựng cơ chế phát triển đội ngũ luật sư, nâng cao năng lực hiệu quả hoạt động của luật sư,” các đại biểu cho rằng Đề án đã đánh giá, cung cấp nhiều số liệu phản ánh sự phát triển về số lượng và chất lượng của luật sư, tổ chức hành nghề luật sư, tổ chức xã hội nghề nghiệp luật sư, các đoàn luật sư.

Đồng thời, Đề án nêu được một số hạn chế, bất cập về số lượng, chất lượng luật sư và hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư, tổ chức xã hội nghề nghiệp của luật sư trong thời gian qua.

Tuy nhiên, theo nhiều ý kiến, phạm vi các vấn đề được đề cập trong Đề án cần được rà soát kỹ vì có nhiều đề mục trùng lặp với Kết luận 69-KL/TW của Ban Bí thư; đề nghị Liên đoàn Luật sư Việt Nam cần nghiên cứu, xác định giải pháp đột phá, mang tính khả thi, cụ thể để thực hiện Đề án.

Về thành lập trường đào tạo luật sư, các đại biểu cho rằng đây là chủ trương đúng. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện thành lập cần có đủ các điều kiện.

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long cho biết một số điều kiện tối thiểu để thành lập trường chưa đảm bảo. “Tổ kỹ thuật có đề xuất Liên đoàn tiếp tục hoàn thiện đảm bảo đầy đủ các điều kiện và đưa ra các giải pháp khả thi.

Đồng thời nghiên cứu thêm ý kiến của Ban thư ký, Ban Chỉ đạo, theo chúng tôi rất phù hợp. Bởi trong lúc nguồn lực có hạn và công việc còn nhiều thì nên tập trung làm những việc trước mắt, tiếp tục hoàn thiện Đề án để khi nào hoàn thiện tiếp tục trình cơ quan có thẩm quyền xem xét,” Bộ trưởng nêu quan điểm.

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long. Ảnh: Phương Hoa/TTXVN
 Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long. Ảnh: Phương Hoa/TTXVN

Do còn nhiều ý kiến về kiến nghị của Đảng đoàn Liên đoàn Luật sư Việt Nam về việc thành lập trường đào tạo nghề luật sư thuộc Liên đoàn Luật sư Việt Nam, Phó Thủ tướng giao Ban cán sự Đảng Bộ Tư pháp cùng với Đảng đoàn Liên đoàn Luật sư phối hợp nghiên cứu đánh giá, đề xuất giải pháp khả thi.

“Nếu chưa cần thiết thành lập trường như thế thì phối hợp để nâng cao chất lượng đào tạo; còn nếu muốn làm thì khi đủ điều kiện mới làm,” Phó Thủ tướng nêu rõ.

Xây dựng Bộ chỉ số đánh giá của người dân đối với hoạt động tư pháp

Cho ý kiến về Đề án “Xây dựng Bộ chỉ số đánh giá của người dân đối với hoạt động tư pháp,” các đại biểu cho rằng Đề án đã đề xuất phạm vi đánh giá theo lĩnh vực là hoạt động tư pháp bao gồm hoạt động điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án.

Đồng thời, Đề án đã tiếp cận xây dựng Bộ chỉ số theo hướng là đánh giá của người dân đối với hoạt động tư pháp, mức độ bảo đảm khả năng tiếp cận công lý, bảo vệ quyền và lợi ích của họ và mức độ hài lòng của người dân mà hoạt động tư pháp đem lại.

Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu đồng ý với việc cần thiết đổi tên Đề án từ “Xây dựng Bộ chỉ số tư pháp” thành “Xây dựng Bộ chỉ số đánh giá của người dân đối với hoạt động tư pháp.” Nếu theo nội dung Đề án với 15 chỉ số thành phần thì cần phải khảo sát, đánh giá kỹ hơn để làm rõ đối tượng được đánh giá.

Đối với Đề án “Xây dựng Bộ chỉ số đánh giá của người dân đối với hoạt động tư pháp,” qua thảo luận các thành viên Ban Chỉ đạo đều nhất trí với việc đổi tên Đề án.

Xung quanh phạm vi đánh giá của Bộ chỉ số, Đề án đề xuất phạm vi đánh giá theo lĩnh vực là hoạt động tư pháp bao gồm hoạt động điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án; không đánh giá tất cả các hoạt động tư pháp mà chỉ đánh giá những hoạt động tư pháp có liên quan đến quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.

Phạm vi là đánh giá hoạt động tư pháp trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, không tiến hành, đánh giá hoạt động của các cơ quan tư pháp Trung ương và cơ quan tư pháp trong Quân đội.

Phó Thủ tướng đề nghị các nội dung về tiêu chí, phạm vi, mức độ, đối tượng lấy ý kiến, việc công bố... cần tiếp tục nghiên cứu, cân nhắc để đề xuất cụ thể thêm. 

Nghiên cứu xây dựng Chiến lược phát triển nghề luật sư sau năm 2020

Đánh giá về Đề án “Xây dựng cơ chế phát triển đội ngũ luật sư, nâng cao năng lực hiệu quả hoạt động của luật sư,” Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình nêu rõ, để phát triển đội ngũ luật sư, nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của luật sư trong giai đoạn tới, Đảng đoàn Liên đoàn Luật sư Việt Nam và các cấp ủy, tổ chức đảng ở Trung ương và địa phương, các cơ quan, tổ chức có liên quan cần thực hiện đầy đủ, toàn diện Kết luận số 69-KL/TW ngày 24/02/2020 của Ban Bí thư về việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 33- CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tổ chức và hoạt động của luật sư, thực hiện một số nội dung liên quan tại Kết luận số 84-KL/TW ngày 29/7/2020 của Bộ Chính trị về Tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị.

Trên cơ sở tổng kết Chiến lược phát triển nghề luật sư đến năm 2020 và tổng kết thực hiện Đề án về phát triển đội ngũ luật sư, phục vụ hội nhập kinh tế quốc tế từ năm 2010 đến năm 2020, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình đề nghị Ban cán sự đảng Chính phủ chỉ đạo nghiên cứu, xây dựng Chiến lược phát triển nghề luật sư sau năm 2020, trong đó chú trọng xây dựng đội ngũ luật sư đủ điều kiện tham gia giải quyết các tranh chấp thương mại quốc tế.

Đọc thêm

Tổng Bí thư Tô Lâm gợi mở 3 trụ cột để Gia Lai phát triển sâu sắc, toàn diện

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu tại buổi làm việc. Ảnh: Tấn Lực
(PLVN) - Tại buổi làm việc với cán bộ chủ chốt của tỉnh Gia Lai ngày 6/1, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, Gia Lai cần bám sát vào các Nghị quyết của Trung ương, các quy hoạch và chiến lược đã được duyệt, phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo, đổi mới, đẩy mạnh phát triển kinh tế Gia Lai một cách sâu sắc, toàn diện dựa trên 3 trụ cột chính: Nông nghiệp, công nghiệp và du lịch.

Có hơn 5 nghìn văn bản liên quan đến điều chỉnh, sắp xếp bộ máy hành chính

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu khai mạc Phiên họp thứ 41. (Ảnh: Nghĩa Đức)
(PLVN) - Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho biết, chủ trương sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy và quyết định một số nội dung quan trọng, cấp bách khác theo thẩm quyền liên quan tới việc sửa đổi Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Luật Tổ chức Quốc hội (sửa đổi), Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi), Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) và gần 300 luật liên quan đến chuyên ngành, đến tổ chức. Bộ Tư pháp cũng đã tổng kết có khoảng 4.922 văn bản nghị định, thông tư liên quan tới việc điều chỉnh, sắp xếp bộ máy hành chính.

Báo Pháp luật Việt Nam giành giải Báo chí Diên Hồng

Trao bằng khen của Văn phòng Quốc hội tặng 20 tập thể có nhiều đóng góp cho giải Diên Hồng lần thứ ba.
(PLVN) - Tối 5/1, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự và phát biểu chỉ đạo tại Lễ trao Giải báo chí toàn quốc về Quốc hội và Hội đồng nhân dân (Giải Diên Hồng) lần thứ Ba - 2025. Báo Pháp luật Việt Nam vinh dự được trao hai giải tại sự kiện. 

Tối nay - 5/1 diễn ra Lễ trao Giải Diên Hồng năm 2025

Khung cảnh tổng duyệt Lễ trao Giải Diên Hồng lần thứ Ba, 2025. (Ảnh: quochoi.vn)
(PLVN) - Lễ trao Giải báo chí toàn quốc về Quốc hội và Hội đồng nhân dân (Giải Diên Hồng) lần thứ Ba - 2025 được tổ chức vào tối nay tại Hà Nội, đúng dịp kỷ niệm 79 năm ngày Tổng tuyển cử đầu tiên bầu Quốc hội Việt Nam.

Thủ tướng: Quy hoạch TP Hồ Chí Minh có tầm nhìn xa, trông rộng, nghĩ sâu, làm lớn

Thủ tướng: Quy hoạch TP Hồ Chí Minh có tầm nhìn xa, trông rộng, nghĩ sâu, làm lớn
Chiều 4/1, dự Hội nghị công bố Quy hoạch TP Hồ Chí Minh thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, quy hoạch TP Hồ Chí Minh có tư duy đổi mới, tầm nhìn chiến lược, nhìn xa, trông rộng, nghĩ sâu, làm lớn. Việc triển khai thực hiện Quy hoạch không phải là nhiệm vụ của riêng TP Hồ Chí Minh mà là nhiệm vụ của cả vùng, cả nước.

Xây dựng hệ thống nhà trường Quân đội tinh, gọn, mạnh

Đại tướng Nguyễn Tân Cương tặng Bằng khen cho các tập thể có thành tích xuất sắc.
(PLVN) - Với mục đích gắn nhà trường với đơn vị, đào tạo gắn với sử dụng, sau 3 năm thực hiện phương châm “Chất lượng đào tạo của nhà trường là khả năng sẵn sàng chiến đấu của đơn vị”, chất lượng đào tạo của các nhà trường Quân đội được nâng lên; học viên tốt nghiệp ra trường có phẩm chất, năng lực cơ bản đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

Thủ tướng: Lựa chọn phương án tối ưu nhất trong sắp xếp, tinh gọn bộ máy để báo cáo cấp có thẩm quyền

Thủ tướng: Lựa chọn phương án tối ưu nhất trong sắp xếp, tinh gọn bộ máy để báo cáo cấp có thẩm quyền
(PLVN) - Sáng 2/1, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ về "Tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW Trung ương khóa XII về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả" chủ trì Phiên họp thứ bảy của Ban Chỉ đạo.

Giai cấp công nhân hiện đại, lớn mạnh bước vào kỷ nguyên mới

GS.TS Nguyễn Xuân Thắng phát biểu tại Hội thảo “Xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh” do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phối hợp Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. (Ảnh: PV)
(PLVN) -  Trong bối cảnh mới của toàn cầu hóa và cuộc Cách mạng công nghệ 4.0, để bảo đảm giai cấp công nhân Việt Nam vượt qua những thách thức, sẵn sàng bước vào kỷ nguyên mới của dân tộc, cần phải tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh.

Việt Nam - quốc gia đang bước vào kỷ nguyên vươn mình trên trường quốc tế

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu tại Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai, Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 79. (ảnh: TTXVN)
(PLVN) - Năm 2024 để lại những dấu ấn nổi bật của ngoại giao Việt Nam, với sự phối hợp chặt chẽ giữa đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước và đối ngoại nhân dân. Những thành tựu này không chỉ củng cố vững chắc vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế mà còn mở ra nhiều cơ hội hợp tác và phát triển lâu dài về mọi mặt cho đất nước.