Sẽ bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử

Sẽ bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử
(PLO) - Từ chỗ chỉ hơn 330 doanh nghiệp (DN) sử dụng hóa đơn điện tử (HĐĐT) đến nay đã có hơn 3.000 DN sử dụng hình thức này. Bộ Tài chính đang dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 51/2010/NĐ-CP quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ theo hướng tiến tới bắt buộc sử dụng HĐĐT...

Nhiều lợi ích

Tại Hội thảo Hướng dẫn thực hiện HĐĐT năm 2018 do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Công ty giải pháp phần mềm CMC SOFT tổ chức hôm 24/1 vừa qua, bà Trần Thị Lan Anh, Phó tổng Thư ký VCCI nhấn mạnh, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và hoạt động hóa đơn chứng từ nói riêng là xu hướng chung của các nước tiên tiến trên thế giới.

Xu hướng phát triển công nghệ thông tin và hệ thống hạ tầng thông tin ngày càng hoàn thiện, tạo thuận lợi cho phát triển HĐĐT. Đối với DN, việc sử dụng HĐĐT có nhiều lợi ích như giảm chi phí và thời gian trong việc in ấn, phát hành, gửi và lưu trữ hóa đơn giấy; hạn chế việc làm giả hóa đơn…

“Các DN Việt Nam muốn hội nhập thì cũng cần tiếp cận và áp dụng những giải pháp công nghệ mới để nâng tầm quản lý của DN mình. Nhờ vậy năng suất của mỗi DN sẽ được đảm bảo hơn và sẽ phát triển theo hướng chuyên nghiệp hơn…” - Phó Tổng thư ký VCCI phát biểu.

Dưới góc độ kỹ thuật, Vụ trưởng Vụ quản lý Thuế DN lớn, ông Nguyễn Văn Phụng, phân tích việc sử dụng HĐĐT vừa góp phần giảm thời gian, chi phí về hóa đơn cho DN, vừa góp phần hạn chế các hành vi gian lận về hóa đơn, vừa giảm thời gian làm thủ tục hành chính (TTHC) về hóa đơn…

Đặc biệt, việc sử dụng HĐĐT rất thuận tiện cho việc hạch toán kế toán, đối chiếu dữ liệu, kê khai, nộp thuế vì thông tin trên hóa đơn điện tử được chuyển thẳng vào hệ thống kế toán và hệ thống thanh toán của DN mua bán hàng hóa, dịch vụ , qua đó, hiện đại hóa công tác kế toán, tăng năng lực quản trị của DN.

Mặt khác việc lập, gửi/nhận, lưu trữ hóa đơn được thực hiện thông qua các phương tiện điện tử nên quá trình thanh toán nhanh hơn, việc bảo quản hóa đơn dễ dàng hơn, tránh xảy ra mất, thất lạc hóa đơn. Điều này thuận lợi cho cả người mua và người bán.

Ông Phụng cũng cho biết, hiện Tổng cục Thuế đã hỗ trợ các DN lớn thuộc các lĩnh vực viễn thông, hàng không, điện lực, ngân hàng cấp nước triển khai thành công HĐĐT và tạo sức lan tỏa cho các DN khác. Từ chỗ chỉ có hơn 330 DN sử dụng hóa đơn điện tử đến nay đã có hơn 3.000 DN sử dụng hình thức này.

Sẽ bắt buộc từ 1/7/2018

Thay vì khuyến khích như hiện nay, Bộ Tài chính đang dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 51/2010/NĐ-CP quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ theo hướng tiến tới bắt buộc sử dụng HĐĐT. Dự kiến Nghị định này sẽ có hiệu lực từ 1/7/2018.

Dự thảo có nhiều nội dung mới tạo thuận lợi cho DN làm ăn chân chính, góp phần tạo môi trường minh bạch, lành mạnh, hạn chế tối đa việc lợi dụng kẽ hở của chính sách. 

Đặc biệt, Dự thảo Nghị định quy định HĐĐT sẽ được áp dụng bắt buộc đối với DN, tổ chức, cơ quan nhà nước, kể cả cơ quan có chức năng kiểm tra , quản lý thị trường; DN chỉ được sử dụng HĐĐT mà không được chọn sử dụng 2 loại hóa đơn giấy như trước đây; DN đã thực hiện HĐĐT theo Thông tư 32 thì chuyển sang áp dụng HĐĐT không có mã của cơ quan thuế; DN đủ điều kiện nhưng lần đầu áp dụng thì sử dụng HĐĐT có mã của cơ quan thuế; Một số trường hợp đặc thù không thể sử dụng HĐĐT thì cơ quan thuế đặt in hóa đơn để cấp hoặc bán cho DN sử dụng…

Tại Hội thảo, đại diện Công ty giải pháp phần mềm CMC SOFT cũng giới thiệu với DN một loại phần mềm HĐĐT mà công ty đang triển khai, đó là phần mềm C-Invoice. Đây được coi là công cụ xử lý HĐĐT hiện đại nhất hiện nay được các cơ quan thuế khuyên dùng, nhằm xử lý thông tin nhanh chóng và chính xác. Điểm khác biệt của phần mềm này là: Tính năng đa dụng; Công nghệ online; An toàn bảo mật; Hỗ trợ tận tình; Tiết kiệm thời gian và giảm chi phí tối đa cho DN…

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Tin cùng chuyên mục

Trụ sở Tổng Công ty Điện lực miền Nam ngày đầu thành lập. (Ảnh tư liệu)

Dấu ấn những thương hiệu lớn ra đời từ ngày giải phóng

(PLVN) - Năm 1975 không chỉ đánh dấu khải hoàn với ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, thống nhất đất nước mà còn là năm thành lập nhiều đơn vị, công ty, doanh nghiệp - khởi nguồn của hàng loạt thương hiệu quốc gia lớn, hiện đã và đang trở thành trụ cột của nền kinh tế Việt Nam.

Đọc thêm

Đưa Nghị quyết số 189/2025/QH15 vào cuộc sống: Dốc sức hiện thực hóa “giấc mơ” điện hạt nhân Ninh Thuận - Bài cuối: Cần những cơ chế mở hơn nữa

Dự kiến nơi xây dựng vùng lõi Nhà máy điện hạt nhân 2 (thôn Thái An, xã vĩnh Hải, huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận). (Ảnh trong bài: PV)
(PLVN) -  Các quyết sách ưu đãi đặc thù với điện hạt nhân (ĐHN) đã có nhưng để có được quy mô ĐHN như tiến độ Chính phủ giao được nhiều chuyên gia cho là sẽ có không ít khó khăn. Vậy cần làm gì để có thể đưa Dự án ĐHN vào hoạt động đúng thời hạn, đóng góp cho kinh tế - xã hội của địa phương nói riêng và cả nước nói chung?

Lịch nghỉ giao dịch chứng khoán dịp lễ 30/4 và 1/5

Ảnh minh họa
(PLVN) - Hai sở giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh (HOSE) và Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) đã có thông báo lịch nghỉ giao dịch chứng khoán nhân dịp ngày Giải phóng miền Nam, Thống nhất đất nước 30/4 và ngày Quốc tế Lao động 1/5.

Kích cầu thị trường trong nước: 'Lá chắn' kinh tế trước sóng lớn toàn cầu

Toàn cảnh Toạ đàm "Giải pháp củng cố và phát triển thị trường trong nước" diễn ra sáng nay, tại Hà Nội.
(PLVN) - Trước những biến động khó lường của kinh tế thế giới và sức ép từ chính sách thuế mới của Mỹ, thị trường trong nước đang được coi là “lá chắn” quan trọng giúp kinh tế Việt Nam vững vàng vượt sóng. Các chuyên gia cho rằng, đẩy mạnh kích cầu tiêu dùng, hỗ trợ doanh nghiệp, phát triển hạ tầng thương mại và thúc đẩy chuyển đổi số là những giải pháp then chốt để tăng sức cạnh tranh và đảm bảo tăng trưởng bền vững cho nền kinh tế.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Ở Việt Nam, tâm lý “chuộng vàng” trong dân còn khá phổ biến. (Ảnh: ĐVCC)
(PLVN) - Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương hoàn thành Kế hoạch Quy hoạch điện VIII điều chỉnh trước 10/5

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) - Để bảo đảm cung ứng điện trong các tháng cao điểm năm 2025 và thời gian tới, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Công Thương khẩn trương hoàn thành, ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII điều chỉnh trước ngày 10/5, đáp ứng kịp thời nhu cầu sản xuất kinh doanh và đời sống nhân dân.

'Ông lớn' cung cấp trái cây Trung Quốc bị điều tra, Bộ Công Thương nêu khuyến cáo với doanh nghiệp Việt

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) - Bộ Công Thương khuyến nghị các doanh nghiệp Việt Nam cần chủ động rà soát các hợp đồng, giao dịch và lô hàng có liên quan đến Công ty hữu hạn cổ phần sản phẩm trái cây Hồng Cửu Trùng Khánh hoặc các doanh nghiệp Trung Quốc đang bị điều tra, nhằm đề phòng rủi ro về tài chính, thanh toán...

Thời cơ để gỡ 'thẻ vàng IUU' năm 2025

Bộ NN&MT tổ chức Hội nghị về chống khai thác hải sản bất hợp pháp gỡ “thẻ vàng” IUU khu vực miền Bắc được triển khai từ Quảng Ninh đến Quảng Trị. (Ảnh: CTV)
(PLVN) - Chỉ đạo tại Hội nghị triển khai các giải pháp chống khai thác thủy sản trái phép, không báo cáo và không theo quy định (IUU) các tỉnh, thành ven biển miền Bắc từ Quảng Ninh đến Quảng Trị được tổ chức tại Nghệ An, ngày 23/4, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường (NN&MT), Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia về IUU Phùng Đức Tiến khẳng định đây là thời cơ vàng để gỡ “thẻ vàng” IUU vào quý IV năm 2025.

Sân bay Long Thành, biểu tượng mới của năng lực Việt Nam - Bài cuối: Hình ảnh thu nhỏ về hành trình chuyển mình của một quốc gia

Phối cảnh sân bay Long Thành.
(PLVN) - Sân bay Long Thành đánh dấu bước chuyển trong tư duy quy hoạch, từ tư duy địa phương sang tư duy vùng, từ quản lý hành chính sang điều phối tích hợp. Mô hình này nếu thành công sẽ mở ra khuôn khổ thể chế mới cho các dự án hạ tầng tầm quốc gia, giúp rút ngắn thời gian triển khai, giảm lãng phí và tăng hiệu quả sử dụng nguồn lực.

PV GAS tiếp nhận thành công 30 tỷ Sm³ khí ẩm từ mỏ dầu khí vùng chồng lấn giữa Việt Nam và Malaysia

PV GAS tiếp nhận thành công 30 tỷ Sm³ khí ẩm từ mỏ dầu khí vùng chồng lấn giữa Việt Nam và Malaysia
(PLVN) - Mới đây,  Công ty Khí Cà Mau (PV GAS CA MAU) - đơn vị đại diện của Tổng công ty Khí Việt Nam (PV GAS) tại Miền Tây, chính thức ghi dấu mốc lịch sử: Tiếp nhận thành công 30 tỷ Sm³ khí ẩm, đánh dấu hành trình gần 20 năm vận hành an toàn, ổn định và hiệu quả của hệ thống công trình khí PM3 - Cà Mau.

Việt Nam đang hội tụ những yếu tố "thuận lợi hiếm có” để hút dòng vốn đầu tư đổi mới sáng tạo

Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Tâm phát biểu khai mạc Diễn đàn
(PLVN) -  Ngày 22/4/2025 Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC), thuộc Bộ Tài chính đã tổ chức Diễn đàn Đầu tư Đổi mới Sáng tạo Việt Nam (VIPCS) 2025 với chủ đề: “Thúc đẩy đổi mới sáng tạo, khơi thông nguồn vốn tư nhân, đưa Việt Nam vào kỷ nguyên vươn mình”. Diễn đàn có sự tham gia của hơn 200 nhà đầu tư đến từ châu Á, khu vực Vùng Vịnh và châu Âu.

Tháp không lưu cao trăm mét ở Long Thành đang tiến gần vạch đích

Tháp không lưu Sân bay Long Thành vượt tiến độ khoảng 2 tháng.
(PLVN) - “Đến nay, đài kiểm soát không lưu đã thi công tới độ cao 107,93m/115m. Trước ngày 30/9/2025, chúng tôi sẽ hoàn thành toàn bộ hạng mục này. Với đà trên, các công trình quản lý bay có thể hoàn thành để phục vụ chuyến bay hiệu chỉnh đầu tiên ở Long Thành vào cuối tháng 12/2025”, ông Hồ Tuấn Sỹ - Phó Tổng Giám đốc Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam (VATM) trao đổi với Pháp luật Việt Nam.