Sao Va - ánh sao ấm áp miền sơn cước

Các thành viên Sao Va và cán bộ Trung tâm Hỗ trợ Sáng kiến Phát triển Cộng đồng SCDI. (Ảnh: NT).
Các thành viên Sao Va và cán bộ Trung tâm Hỗ trợ Sáng kiến Phát triển Cộng đồng SCDI. (Ảnh: NT).
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -Khi hỏi về Quế Phong - miền Tây xứ Nghệ, chúng tôi được người bản địa chia sẻ, ngoài thiên nhiên vùng biên còn nguyên sơ, khí hậu mát mẻ với 6 dân tộc anh em sinh sống Thái, Mông, Thổ, Khơ Mú... thì nơi này còn được biết tới bởi những ám ảnh về cơn lốc ma túy, HIV tràn qua các bản làng…

Những ám ảnh có thể chạm tới

Chúng tôi tới Quế Phong vào một tối đầu đông sau một chặng đường dài. Đón chúng tôi là 9 thành viên nhóm đồng đẳng Sao Va. Họ líu ríu, mừng vui như những người bạn lâu ngày gặp mặt, bởi người Thái vốn hiếu khách, hiền hòa… Nhìn họ, thật khó có thể tin, họ đã từng ở tận cùng của những con người tưởng như “bỏ đi”. Họ từng muốn chết, từng không biết sợ HIV, vì không biết HIV là gì. Bởi theo họ, vùng đất này vốn là “điểm nóng” ma túy từ nhiều năm trước. Nơi rất nhiều gia đình ly tán bởi bố mẹ đi tù vì vận chuyển ma túy. Nơi những đứa trẻ đến tuổi lớn, phải “biết chơi” ma túy mới được công nhận. Và đến đây, tôi đã gặp, có những đứa trẻ mẹ đi tù phải theo bố đi uống Methadol vì không có ai trông…

Lữ Thị Loan, sinh năm 1995 - thành viên nữ duy nhất của nhóm đồng đẳng Sao Va từng là người nghiện, nhiễm HIV được nhóm đồng đẳng thức tỉnh và trở thành một thành viên tích cực, hiện phụ trách địa bàn với nhiều người mắc bệnh nhất của huyện. Dù chưa đến tuổi 30 nhưng trên gương mặt Loan đã hằn lên sự già dặn, từng trải. Đó cũng là những vết tích còn sót lại sau nhiều năm dài chìm trong nghiện ngập, ma túy và cả HIV/AIDS.

Những năm 2006 - 2007, bản Tạng, xã Tiền Phong - nơi Loan sinh ra và lớn lên là “điểm nóng” nhất về ma túy ở Quế Phong. 13 tuổi, Loan đã nghỉ học đi làm quét dọn ở Quảng Ninh. Rồi Loan bị đối tượng xấu bán về Hà Tĩnh. Trong suốt 3 tháng ở đây, ban ngày Loan bán cơm, tối đêm phải “làm thêm” đến 4 - 5 giờ sáng, mỗi ngày chỉ được ngủ khoảng 2 - 3 tiếng. Có những hôm cô phải tiếp 14 - 15 khách/ngày, bị bạo hành, “tiền lương” tính ra được hơn 1 triệu đồng/ngày nhưng chủ không trả cho đồng nào.

May mắn khi mẹ Loan xuôi ngược tìm con và đưa được con về lại Quế Phong. Năm cô 19 tuổi, mẹ bị ung thư và qua đời, bỏ lại Loan và chị gái. Người chị gái cũng có số phận bi đát không kém gì em gái khi thường xuyên bị gã chồng không chung thủy bạo hành.

Cô nhớ như in ngày 7/4/2016, cô đi xét nghiệm và biết mình “có H”. Trải qua hơn 4 năm thì có hơn 3 năm vật vã vì bị nghiện nặng, Loan thấm thía nỗi khổ của những người lỡ dính vào chất gây nghiện nguy hiểm này. Đó là loại độc dược mà mỗi khi lên cơn, dù nắng gắt hay mưa bão dầm dề, Loan vẫn phải lao ra đường, tìm thuốc để thỏa mãn cơn nghiện.

Cuộc sống của Loan mới bắt đầu trở lại vào năm 2018, khi Loan được các thành viên trong nhóm đồng đẳng Sao Va tư vấn và hướng dẫn sử dụng thuốc Methadone. Nhờ uống thuốc ổn định nên Loan đã dần cắt được cơn nghiện, xa dần với ma túy. Loan cũng bảo mình may mắn bởi khi cuộc sống đã trở nên cùng cực, nhưng sau đó Loan vẫn tìm được một người yêu thương. Giờ đây, dù cả hai vẫn bị bệnh, đang uống Methadone và điều trị ARV nhưng sức khỏe cả hai hoàn toàn bình thường và sinh sống hòa nhập với mọi người.

Trong hành trình trở lại cuộc sống bình thường, Loan cũng nói rằng, mình cảm ơn ông bà, cảm ơn gia đình và nhất là cảm ơn mẹ chồng luôn thương yêu và sẵn sàng bỏ qua cho mọi sai lầm của mình. Đặc biệt hơn, mẹ chồng Loan cũng là người đã động viên để Loan trở thành thành viên của nhóm đồng đẳng Sao Va nhằm tư vấn và giúp đỡ cho những người nghiện hoặc người HIV.

Loan tâm sự, nhiều người rất sợ bệnh HIV cũng như sợ người khác biết mình mắc bệnh nên họ ngại đến các cơ sở y tế. Bởi vậy, khi đến gặp những người nghi nhiễm, chúng tôi thường có cách tiếp cận riêng.

Anh Nguyễn Trung H. (sinh năm 1982, xã Mường Nọc, huyện Quế Phong), người được Lữ Thị Loan chăm sóc có hoàn cảnh vô cùng khó khăn. Vợ H. vừa bị bắt vì vận chuyển cả nghìn viên ma túy, một mình H. gà trống nuôi ba con (lần lượt 13, 12 và nhỏ nhất 3 tuổi).

Loan kể, năm 2022 hồi mới gặp vợ chồng H., cô vận động cả hai vợ chồng đi uống Methadone nhưng không được vì giấy tờ tùy thân của họ đều đã mang đi cầm. Sau đó, vợ H. bị bắt, Loan trao đổi với cán bộ vùng của SCDI tại Nghệ An để có thể hỗ trợ chuộc lại giấy tờ tùy thân cho H.

Loan có nhiều “khách hàng” nhưng những người khó khăn như H. cô sẽ quan tâm nhiều hơn. Sáng ra, H. chở con đi học rồi đi uống Methadone, cũng có hôm Loan chở cả H. và con gái nhỏ 3 tuổi của anh đi uống thuốc rồi chở về...

Lấp lánh “thương người như thể thương thân”

Dù mưa gió, Lô Văn Nhất vẫn cố gắng đưa người nghi nhiễm đến cơ sở y tế. (Ảnh: NVCC).

Dù mưa gió, Lô Văn Nhất vẫn cố gắng đưa người nghi nhiễm đến cơ sở y tế. (Ảnh: NVCC).

Lô Văn Nhất, một trong 9 thành viên của Sao Va kể, Nhất dính đến ma túy năm 2003 khi mới học lớp 10. “Cái tuổi thích thể hiện, là oai, không sợ ai. Là đàn anh, đàn chị”. Thời điểm đó, cứ tối đến là nhóm từ 7 - 8 thanh niên tụ tập ở đầu bản rồi chích hút. Một chiếc bơm kim tiêm được chuyền tay trong cả nhóm. Đến lượt Nhất thì nước pha thuốc trong bơm kim tiêm đã chuyển sang màu đỏ quạch vì lẫn cả máu của những người khác. Khi đi xét nghiệm, Nhất nhận kết quả bị nhiễm HIV.

Biết kết quả xét nghiệm, Nhất bình thản. Không phải vì mạnh mẽ hay tỉnh táo, mà vì Nhất không có kiến thức về HIV, không biết HIV là gì. Chỉ biết, nghe đến bệnh này mọi người đều phải sợ hãi. Từ đó, Nhất càng ngang tàng và bất chấp. Thế nhưng, một trận ốm khiến Nhất không trụ vững. Biết tin về bệnh của con mình, bố mẹ Nhất chết lặng. Lúc đó, Nhất dần nhận ra HIV là một thứ gì đó ghê gớm nhưng phải giấu kín. Nhất quyết định treo cổ tự vẫn, chấm dứt cuộc đời mình. “Lúc tôi trèo lên cây định tự vẫn thì phía dưới mẹ tôi đã khóc nói “Cuộc sống là của mình. Mình phải sống cho tốt. Có lỗi phải chuộc lỗi. Sao lại tìm đến cái chết”. Tình yêu thương của bố mẹ đã cứu sống tôi vào ngày hôm đó” - Nhất nhớ lại.

Nhất cho biết: “Giờ tôi không còn phụ thuộc Methadone và vui hơn nữa là tôi đã trở thành một thành viên của nhóm đồng đẳng Sao Va từ năm 2021 để giúp những người cùng cảnh ngộ bước ra ánh sáng”.

Nhất chia sẻ, tiếp cận, vận động những người có nguy cơ cao đi xét nghiệm không khó, nhưng để đưa họ vào chương trình can thiệp dự phòng bằng Methadone hay điều trị ARV lại không đơn giản, bởi đa phần họ đều không có đủ các giấy tờ tùy thân. Để làm thủ tục chuyển gửi đưa vào chương trình điều trị Methadone phải có căn cước công dân và thẻ nhưng khách hàng đã mang đi cầm lấy tiền chơi ma túy. Nhất đến tiệm cầm đồ mượn để chụp lại nhưng không được. Cuối cùng, được sự hỗ trợ của điều phối SCDI tại Nghệ An mới chuyển gửi họ đi điều trị được.

Hay như trường hợp của Lô Văn Giáp ở khối Thái Phong thị trấn Kim Sơn. Nhà Giáp nằm cheo leo trên một quả đồi, nghèo xơ xác. “Nhiều lần em đến bị anh Giáp đuổi về. Anh bảo là không nghe đâu, đừng đến nữa. Sau em phải nhờ cả người thân của anh ấy vận động, đến tháng 4 năm ngoái anh mới đồng ý đi uống Methadone”.

Lương Văn Tằm ở bản Tục Pang, xã Đồng Văn cũng là một “khách hàng” khá đặc biệt của nhóm Sao Va. Tằm làm công nhân ở 1 khu công nghiệp thuộc tỉnh Đồng Nai. Hai tháng trước em thấy trong người rất mệt kèm theo triệu chứng ho, sốt mới xin nghỉ việc về quê khi đã quá yếu. Biết tin, Lục Văn Hai - thành viên của nhóm Sao Va đến thăm và vận động Tằm đi xét nghiệm. Kết quả, Tằm đồng nhiễm cả lao và HIV, nếu không kịp thời điều trị, rất có thể nguy hiểm đến tính mạng.

Nhóm Sao Va hỗ trợ, giúp đỡ người người có H. (Ảnh: PV)

Nhóm Sao Va hỗ trợ, giúp đỡ người người có H. (Ảnh: PV)

Anh Lang Chung Hiền - thành viên duy nhất trong nhóm không ma túy, không HIV, cán bộ Phòng Dân số (Trung tâm Y tế huyện Quế Phong), Trưởng nhóm đồng đẳng Sao Va cho biết: “Tuy nhóm mới thành lập nhưng đã giúp hàng trăm người nhiễm HIV trên địa bàn được tiếp cận với thuốc điều trị. Công việc này thực sự vất vả, nguy hiểm nhưng họ luôn cố gắng bởi hơn ai hết họ là người cùng cảnh ngộ, thấu hiểu được tâm tư những người nhiễm HIV và khát khao được trở lại với cuộc sống đời thường”. Nhờ sự hoạt động hiệu quả của nhóm mà từ đầu năm đến tháng 10/2023 đã phát hiện được 19/24 trường hợp mắc mới. Hàng tháng, mỗi người sẽ chăm sóc, tiếp cận 40 - 50 người nghi mắc HIV.

Còn Loan và Nhất, họ cũng tâm sự rằng, họ cảm ơn công việc mà nhóm Sao Va mang lại. Điều đó không chỉ tạo cơ hội giúp đỡ những người cùng cảnh ngộ mà để họ thấy được mình còn có ích, có cơ hội làm lại cuộc đời. Hơn nữa, họ đang nỗ lực để lan tỏa những thông điệp về phòng, chống lây truyền HIV, đồng thời, lên tiếng để giảm kỳ thị đối với bệnh AIDS trong cộng đồng…

Tạm biệt Sao Va, chúng tôi nhớ mãi những nụ cười hồn hậu, lấp lánh như cái tên Sao Va. Đó là tên thác nước hùng vỹ đẹp nhất nơi này với một câu chuyện tình đẹp. Và trên hết là những sải tay đưa ra cứu người, kéo người có H trở về từ “vực sâu”, là những câu chuyện cổ tích giữa đời thường…

Quế Phong có đặc thù địa hình xa xôi khiến cho việc tiếp cận các dịch vụ y tế nói chung và HIV, lao nói riêng của người dân còn gặp nhiều khó khăn. Từ cuối năm 2020, SCDI (Trung tâm Hỗ trợ Sáng kiến Phát triển Cộng đồng) cùng nhóm cộng đồng Sao Va triển khai mô hình CHEER nhằm kiểm soát dịch HIV trong nhóm người tiêm chích ma túy trên địa bàn huyện. Trong năm 2022 và 2023, nhóm Sao Va tiếp cận và chăm sóc 474 khách hàng có nguy cơ cao HIV chiếm tỉ lệ cao nhất trong các địa bàn cùng triển khai mô hình CHEER (Nghệ An, Thái Bình, Ninh Bình, Quảng Ninh). Ngoài ra, nhóm sẽ tư vấn và có can thiệp kịp thời với các vấn đề như sức khỏe tâm thần, quan hệ tình dục không an toàn, các vướng mắc các chất kích thích khác, bệnh lao… Nhóm còn hỗ trợ xã hội - pháp lý của khách hàng như hỗ trợ bảo hiểm y tế, dinh dưỡng, làm giấy tờ tùy thân…

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Sỹ tử lớp 12 quyết tâm đạt kết quả thi tốt nhất

Trước kỳ thi THPT quốc gia, các thí sinh “quay cuồng” tham gia hàng loạt kỳ thi để mong có một suất vào đại học sớm. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Chỉ còn khoảng 2 tháng nữa sẽ diễn ra kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia 2024. Đây là năm cuối cùng thi theo chương trình giáo dục phổ thông 2006, dự kiến năm sau có nhiều thay đổi. Điều này khiến các “sĩ tử” quyết tâm đạt được kết quả tốt nhất cho kỳ thi sắp tới.

Căng thẳng chuẩn bị kỳ thi vào lớp 10

Niên học 2024 - 2025 là năm cuối cùng thi vào lớp 10 theo chương trình giáo dục phổ thông cũ. (Ảnh: Anh Nhi)
(PLVN) - Niên học 2024 - 2025 là năm cuối cùng thi vào lớp 10 theo chương trình giáo dục phổ thông cũ, nhiều sự thay đổi về phương thức, chỉ tiêu xét tuyển khiến học sinh (HS), phụ huynh lo lắng. Đặc biệt, chỉ còn hơn tháng nữa kỳ thi sẽ diễn ra, nên đây là thời điểm HS cấp tốc ôn tập...

Sau bài viết nam sinh lớp 6 gần như không biết đọc, biết viết tại Quảng Bình: Rà soát chất lượng học sinh toàn huyện Minh Hóa

Trường THCS Hồng Hóa. (Ảnh: Nguyên Phong)
(PLVN) - UBND huyện Minh Hóa (tỉnh Quảng Bình), Phòng GD&ĐT huyện cho biết sẽ rà soát lại kiến thức cơ bản của học sinh ở tất cả các trường học trên địa bàn để phân loại và có phương án nâng cao chất lượng giáo dục. Riêng trường hợp học sinh lớp 6 gần như không biết đọc, biết viết, sẽ đưa về cấp tiểu học để phụ đạo thêm.

'Thổi hồn' vào thư viện trường học

Nhiều trường học ở Việt Nam đã áp dụng các mô hình thư viện mới để thu hút học sinh. (Ảnh minh họa, nguồn: lamdong.gov.vn)
(PLVN) - Công nghệ thông tin phát triển, những thú vui trên mạng xã hội khiến học sinh không còn mặn mà với những thư viện truyền thống nữa. Hiện nay, nhà trường và ngành Giáo dục đang có những nỗ lực đổi mới sáng tạo các mô hình, hoạt động ở thư viện, nâng cao văn hóa đọc cho học sinh.

Nuôi dưỡng tình yêu sách thời mạng xã hội

Người trẻ vẫn chọn đọc sách, yêu sách giữa thời buổi mạng xã hội lên ngôi. (Nguồn: Tạp chí công dân & khuyến học)
(PLVN) - Giờ đây, mạng xã hội lên ngôi với biết bao điều hay ho, hấp dẫn. Thế nhưng, tình yêu sách vẫn luôn là dòng chảy âm thầm mà bền bỉ, được nuôi dưỡng qua nhiều thế hệ. Để rồi, thế giới số bao la không thể làm lu mờ sức hút của sách, mà còn là công cụ để vun đắp thêm lòng say mê với sách, với việc đọc.

Nhiều điểm mới trong chương trình 'Tiếp sức mùa thi' năm 2024

Buổi gặp mặt báo chí, triển khai Chương trình “Tiếp sức mùa thi” 2024 được tổ chức sáng (16/4), tại Hà Nội.
(PLVN) - Chương trình “Tiếp sức mùa thi” năm nay triển khai nhiều nội dung và hình thức mới: mở sớm tổng đài tư vấn tâm lý, tổ chức hành trình tiếp sức tinh thần tại các điểm trường trên cả nước, tập trung hướng đến hỗ trợ các thí sinh thi vào lớp 10, thí sinh tham gia các kỳ thi đánh giá năng lực và học sinh có nguyện vọng du học ở nước ngoài...

Lịch nghỉ lễ 30/4 - 1/5 của học sinh, sinh viên

Ảnh minh họa
(PLVN) - Đa số sinh viên cả nước đều được nghỉ lễ 30/4 - 1/5 trong 5 ngày, một số trường đại học cho sinh viên nghỉ dài hơn, có nơi kéo dài 8 ngày. Lịch nghỉ và học bù của học sinh sẽ được điều chỉnh phù hợp.

Hoàn thiện chính sách phát triển giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Trường phổ thông dân tộc nội trú được Nhà nước thành lập cho học sinh là người dân tộc thiểu số, học sinh thuộc gia đình định cư lâu dài tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. (Nguồn ảnh: baochinhphu.vn)
(PLVN) - Trong những năm qua, nhờ sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước, sự nghiệp giáo dục và đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi có những chuyển biến đáng kể. Để phát huy những kết quả đã đạt được, cần tiếp tục thực hiện hiệu quả các chính sách đã ban hành, đồng thời nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện chính sách hỗ trợ phát triển giáo dục đối với khu vực này.