Từ những sản phẩm bày bán tràn lan trên mạng
Có thể nhận thấy, kem làm trắng da, kem chống nắng, nước hoa, sữa tắm, dầu gội, thuốc bổ não, thuốc giảm cân… nhiều loại hóa, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng không rõ nguồn gốc được bán tràn lan trên các trang mạng xã hội. Dù nhiều kho hàng “khủng” bị phát hiện, các lực lượng chức năng đã “mạnh tay” kiểm tra, xử lý song vấn nạn này vẫn diễn biến phức tạp đòi hỏi phải có những giải pháp mới và đồng bộ hơn nữa. Thời gian qua, lực lượng chức năng liên tiếp phát hiện nhiều kho hàng hóa mỹ phẩm, thực phẩm chức năng “khủng”, không rõ nguồn gốc.
Tổng cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương) cho biết, năm 2023, lực lượng quản lý thị trường cả nước đã kiểm tra 72.031 vụ, phát hiện, xử lý 52.390 vụ vi phạm hàng giả, hàng nhái, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ (tăng 16% so với năm 2022). Trong đó, lực lượng quản lý thị trường đã kiểm tra đột xuất 43.763 vụ, xử lý 45.531 vụ; kiểm tra định kỳ 28.064 vụ, xử lý 6.741 vụ.
Lực lượng cũng đã thực hiện thanh tra chuyên ngành 204 vụ, ban hành kết luận 118 vụ; thu nộp ngân sách Nhà nước trên 443 tỷ đồng (tăng 36% so với năm 2022), trị giá tang vật, phương tiện vi phạm bị tịch thu gần 204 tỷ đồng; chuyển cơ quan điều tra 170 vụ có dấu hiệu hình sự (tăng 35% so với năm 2022). Riêng với công tác đấu tranh, phòng, chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ và hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, lực lượng quản lý thị trường đã kiểm tra 29.195 vụ, xử lý 24.709 vụ, thu phạt 252 tỷ đồng, trị giá hàng hóa vi phạm 390 tỷ đồng.
Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường Trần Hữu Linh cho biết, hóa, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng là những mặt hàng có sức tiêu thụ lớn, do đó có nguy cơ bị làm giả rất nhiều. Nhất là từ khi mạng xã hội trở thành kênh bán hàng phổ biến, lực lượng quản lý thị trường đã kiểm tra, phát hiện và chuyển cơ quan công an hàng trăm vụ việc vi phạm liên quan đến hóa, mỹ phẩm, với số lượng lớn.
Nhằm bảo đảm an toàn và quyền lợi cho người tiêu dùng, Cục Quản lý dược phối hợp với Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) rà soát các website, sàn thương mại điện tử, nhằm phát hiện cơ sở kinh doanh mỹ phẩm khi chưa được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp phép, kinh doanh mỹ phẩm không rõ nguồn gốc, vi phạm về chất lượng…
Theo Phó Cục trưởng Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) Tạ Mạnh Hùng, Sở Y tế các tỉnh, thành phố cần phối hợp chặt chẽ với Cục Quản lý thị trường và các ngành chức năng liên quan tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra mỹ phẩm lưu thông trên thị trường, trong đó tập trung kiểm tra hoạt động sản xuất, kinh doanh mỹ phẩm trực tuyến. Dù rất tích cực vào cuộc, kiểm tra, xử lý hàng loạt vụ việc liên quan tới sản xuất, kinh doanh, làm giả hóa mỹ phẩm nhưng song theo các cơ quan chức năng, việc kiểm soát vi phạm này không dễ dàng do hành vi vi phạm ngày càng tinh vi.
Cùng với đó, một số sàn giao dịch thương mại điện tử chưa có biện pháp kỹ thuật để quản lý việc bán mỹ phẩm, thực phẩm chức năng và phát hiện, ngăn chặn hàng nhái, hàng giả. Thực tế này đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ hơn nữa, triển khai các giải pháp mới và đồng bộ hơn giữa các bộ, ngành, cơ quan liên quan trong việc quản lý hoạt động kinh doanh hóa, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, đặc biệt là trên môi trường mạng. Theo ông Trần Hữu Linh, lực lượng quản lý thị trường xác định hóa phẩm, mỹ phẩm, dược phẩm liên quan đến sức khỏe của người dân, vì vậy là mặt hàng chính trong chống hàng giả, hàng nhái, gian lận thương mại.
Nỗi lo thực trạng kem chống nắng giả
Do biến đổi khí hậu làm cho tia UV ngày càng trở nên gay gắt, gây ra nhiều tác hại nghiêm trọng trên da, vì vậy mỗi chị em phụ nữ phải tập thói quen dùng kem chống nắng có chỉ số SPF đúng và đủ. Nhưng để lựa chọn một loại chống nắng là việc hết sức khó khăn bởi trên thị trường hiện nay, có rất nhiều sản phẩm kem chống nắng, từ trong nước đến nước ngoài: Nhật, Hàn, Trung Quốc… với các chỉ số khác nhau.
Chính vì sự đa dạng về nguồn gốc, xuất xứ, thể loại hay thành phần cấu tạo được dùng cho từng loại da khiến người tiêu dùng khó khăn trong việc phân biệt đâu là sản phẩm thật và giả, cách lựa chọn sản phẩm chống nắng sao cho phù hợp,... Đó cũng là lý do để các sản phẩm chống nắng kém chất lượng khuynh đảo thị trường khi tiếp cận người tiêu dùng thông qua qua các giao dịch trên mạng xã hội. Tiktok, sản thương mại điện tử với giá rẻ hơn rất nhiều so với giá chính hãng được niêm yết.
Kem chống nắng Skin Aqua được biết đến là dòng sản phẩm phổ biến, thuộc quyền sở hữu của thương hiệu Sunplay, trực thuộc tập đoàn Rohto Mentholatum nổi tiếng đến từ Nhật Bản. Hầu hết các sản phẩm của hãng đều tạo được niềm tin yêu đối với người tiêu dùng không chỉ ở Nhật Bản mà các quốc gia Châu Á như Việt Nam rất yêu thích. Kem chống nắng Skin Aqua được người tiêu dùng đánh giá là sản phẩm có chất lượng tốt cùng với mức giá hợp lý nên lượng bán ra trên thị trường rất lớn.
Sản phẩm được sản xuất bởi các thành phần chống nắng như: Octyl Methoxycinnamate, Zinc Oxide, Titanium Dioxide, cùng nhiều chất dưỡng ẩm, thành phần giúp kiểm soát nhờn và hỗ trợ dưỡng da, chỉ số chống nắng SPF từ 50+ – 81 đảm bảo giúp nâng cao hiệu quả chống nắng tốt và hỗ trợ bảo vệ và dưỡng da từ sâu bên trong.
Chính vì những ưu điểm đó nên kem chống nắng Skin Aqua luôn là sản phẩm bán chạy trên thị trường. Nhưng đó cũng là lý do hàng đầu khiến kem chống nắng Skin Aqua giả xuất hiện. Những sản phẩm giả này được phân phối tràn lan trên các kênh bán hàng online và rất nhiều cửa hàng mỹ phẩm, mạng xã hội trên toàn quốc với mức giá chênh lệch.
Các sản phẩm giả được làm rất tinh vi và khó phân biệt với hàng thật nếu chỉ dựa vào bao bì bên ngoài. Sau khi thu thập số lượng lớn để kiểm tra, Phòng Nghiên cứu & Phát triển Sản phẩm của Công ty Rohto - Mentholatum (Việt Nam) cũng đã đưa ra kết luận rằng hàng giả hoàn toàn không có khả năng chống nắng và chứa thành phần gây hại cho da.
Công ty TNHH Rohto-Mentholatum (Việt Nam) luôn đứng về phía người tiêu dùng
Theo đánh giá của Tổng cục Quản lý thị trường (Bộ Công thương), hiện thị trường hóa mỹ phẩm đang là điểm nóng với vấn nạn hàng giả, hàng nhái. Cơ quan chức năng cũng xác định đây là mặt hàng trọng điểm trong công tác chống hàng giả, hàng nhái, gian lận thương mại của lực lượng quản lý thị trường, nhất là trên môi trường mạng.
Dịp Tết Nguyên đán cũng là lúc nhu cầu tiêu thụ hàng hoá của người dân tăng cao. Lợi dụng thời điểm này, các đối tượng thường sản xuất, vận chuyển với số lượng lớn các loại hàng giả, hàng nhái, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ để đưa vào thị trường.
Tuy nhiên, theo các cơ quan chức năng, hầu hết những sản phẩm giá rẻ không rõ nguồn gốc, xuất xứ được bày bán tại các chợ tạm, vùng ven… đều là hàng nhái, hàng giả, được gắn mác hiệu nổi tiếng. Đặc biệt, các sản phẩm này đang được bán tràn lan trên mạng xã hội như Facebook, Tiktok, các sàn thương mại điện tử...
Bước vào cao điểm mua sắm, du lịch dịp tết, cũng là lúc các đối tượng xấu gia tăng sản xuất, nhập lậu, xách tay các sản phẩm kem chống nắng hiệu Skin Aqua Tone Up UV giả, không rõ nguồn gốc xuất xứ với bao bì tiếng Nhật khó nhận biết nhằm thu lợi bất chính. Hiện hoạt động kinh doanh qua mạng xã hội diễn ra khá phổ biến. Hầu hết sử dụng hình thức vận chuyển trung gian và giao hàng tại nhà, nên các đối tượng đã lợi dụng để trà trộn hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ bán cho người tiêu dùng.
Bên cạnh đó, việc không có kho hàng cố định, tập kết hàng cũng gây khó khăn trong công tác quản lý, kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm. Các đối tượng sử dụng nhiều tài khoản mạng xã hội khác nhau, dùng công nghệ để xóa bỏ dấu vết giao dịch, ẩn danh trên mạng internet; các website thương mại điện tử không cung cấp địa chỉ hoặc địa chỉ không chính xác, gây khó khăn trong việc xác minh thông tin, truy vết các đối tượng.
Để bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng về lâu dài, trước mắt là dịp Tết Nguyên đán 2024 này cần sự vào cuộc quyết liệt của lực lượng chức năng. Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên vừa ký ban hành Chỉ thị số 16/CT-BCT về việc tăng cường công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024. Theo đó, kế hoạch số 115/KH-BCĐ389 ngày 08/12/2023 của Ban Chỉ đạo 389 quốc gia về cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 hiện đang được đặc biệt chú trọng.
Về phía Công ty TNHH Rohto-Mentholatum (Việt Nam), với trách nhiệm nhà sản xuất, công ty khuyến cáo người dân cần mua hàng chính hãng thông qua danh các cửa hàng đại lý chính thức, tránh mua hàng không rõ nguồn gốc, hàng trôi nổi trên mạng, không mua hàng xách tay để vừa đảm bảo sức khoẻ, vừa chung tay cùng nhà sản xuất nói không với nạn hàng giả. Nếu người tiêu dùng cần bất kỳ thông tin nào liên quan đến sản phẩm hoặc mua hàng chính hãng, vui lòng liên hệ bộ phận chăm sóc khách hàng của Sunplay Việt Nam qua hotline: 028-3822-9322.
Sản phẩm Skin Aqua Tone Up UV đang được sản xuất và phân phối chính hãng tại Việt Nam bởi Công ty Rohto - Mentholatum (Việt Nam), trực thuộc Tập đoàn Rohto Pharmaceutical (Nhật Bản). Sản phẩm được kế thừa công thức từ công ty mẹ tại Nhật Bản với chất lượng đồng nhất trên toàn cầu, lại có bao bì tiếng Việt thuận tiện cho khách hàng theo dõi thông tin, sẽ là lựa chọn thông minh cho khách hàng Việt Nam để trải nghiệm sản phẩm chính hãng và chất lượng mà không còn nỗi lo hàng giả. Đây cũng chính là thế mạnh của các sản phẩm chống nắng Sunplay - Skin Aqua suốt 24 năm qua: uy tín - chất lượng - giá thành hợp lý, giúp Sunplay nhiều năm liền trở thành nhãn hiệu chống nắng được chọn mua nhiều nhất tại Việt Nam.
ROHTO là Tập đoàn dược mỹ phẩm Nhật Bản hàng đầu. Có mặt tại thị trường Việt Nam 28 năm, Công ty Rohto-Mentholatum (VN) mang đến hơn 20 thương hiệu chất lượng để chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp cho người tiêu dùng Việt. Với tinh thần “Never say never”, Công ty Rohto-Mentholatum (VN) cam kết sẽ luôn nỗ lực để đem đến sản phẩm tốt nhất cho người tiêu dùng Việt Nam.