Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long: Quyết tâm cao độ ngăn chặn đại dịch COVID-19

GS. TS. Nguyễn Thanh Long, Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế phát biểu tại cuộc họp. - Ảnh: VGP
GS. TS. Nguyễn Thanh Long, Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế phát biểu tại cuộc họp. - Ảnh: VGP
(PLVN) - Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đề nghị toàn ngành y tế quyết tâm cao độ, bằng tri thức, kinh nghiệm của mình để ngăn chặn đại dịch COVID-19 lần này.

Sáng 1/8, Bộ Y tế tổ chức Hội nghị trực tuyến với hơn 700 điểm cầu tại 63 tỉnh/thành phố/quận/huyện/thị xã, nhằm nâng cao năng lực chuyên môn cho các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong công tác tiếp nhận, quản lý và điều trị COVID-19.

Tại Hội nghị, Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế - GS. TS. Nguyễn Thanh Long đã bày tỏ rõ quyết tâm của ngành Y tế. Ông đề nghị  toàn ngành y tế quyết tâm cao độ, bằng tri thức, kinh nghiệm của mình để ngăn chặn đại dịch COVID-19 lần này.

Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế - GS. TS. Nguyễn Thanh Long cho biết: Tâm dịch lần này được xác định tại 3 Bệnh viện của Đà Nẵng, chủ yếu là bệnh viện Đà Nẵng.

Sau khi xác định một số trường hợp mắc COVID-19 tại cộng đồng, Bộ Y tế đã phân tích dịch tễ và các yếu tố liên quan nhưng chưa tìm được mối liên quan giữa các ca tại cộng đồng và các ca mắc trong các bệnh viện tại Đà Nẵng. Bộ Y tế nhận định dịch COVID-19 tại Đà Nẵng đã trải qua 4-5 chu kỳ dịch.

Nhận định về tình hình dịch COVID-19 hiện nay tại Đà Nẵng, ông Long cho rằng đợt bùng phát này rất phức tạp. Theo thống kê, từ đầu tháng 7/2020 đã có hơn 800.000 người đã từng đi đến Đà Nẵng và trở về các địa phương, có hơn 41.000 người đã đến 3 bệnh viện tại Đà Nẵng.

Ông Long cũng chô biết trước sự phức tạp của tình hình dịch bệnh, Bộ Y tế đã yêu cầu các địa phương lập danh sách, giám sát, theo dõi cho tất cả các đối tượng này, đồng thời gửi tin nhắn khuyến cáo, hướng dẫn những người này theo dõi sức khỏe, liên hệ với cơ quan y tế địa phương để được tư vấn, giám sát và xét nghiệm phát hiện COVID-19 trong trường hợp cần thiết.

Đối với các địa phương có liên quan đến dịch COVID-19 tại Đà Nẵng như Quảng Nam, Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và nhiều địa phương khác, Bộ Y tế đề nghị khẩn trương xây dựng kịch bản, kế hoạch điều tra, giám sát tất cả những người đi đến và trở về từ Đà Nẵng, đến các địa điểm đã được Bộ Y tế cảnh báo, đảm bảo không để dịch COVID-19 xảy ra trên địa bàn.

Bộ cũng đã chỉ đạo các bệnh viện thực hiện nghiêm công tác kiểm soát nhiễm khuẩn phòng lây nhiễm COVID-19 theo các quy trình, hướng dẫn của Bộ Y tế. Chỉ đạo hệ thống y tế cơ sở đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà soát từng đối tượng, không được để sót đối tượng có liên quan đến COVID-19 tại Đà Nẵng.

Liên quan đến quyết tâm của ngành Y tế, tại Hội nghị sáng nay, đại diện Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế cũng cho biết đã triển khai Hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí đánh giá bệnh viện an toàn phòng chống COVID-19; Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương báo cáo công tác xét nghiệm, chất lượng xét nghiệm trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ứng phó dịch COVID-19; Bệnh viện Bạch Mai hướng dẫn thực hiện kiểm soát nhiễm khuẩn phòng lây nhiễm chéo trong bệnh viện.

Bộ Y tế đã có nhiều hành động khẩn cấp cho việc dập dịch ở Đà Nẵng như: Cử các đội tinh nhuệ nhất như đội xét nghiệm (do PGS.TS Lê Thị Quỳnh Mai, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương trực tiếp chỉ đạo), đội giám sát dịch (do PGS.TS. Trần Như Dương, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương, đã trực tiếp chỉ đạo tất cả các địa điểm cách ly COVID-91 tại Việt Nam, đến cắm chốt tại Đà Nẵng để chỉ huy toàn bộ công tác giám sát, điều tra dịch tễ); Đội điều trị bao gồm các chuyên gia đầu ngành, đồng thời liên tục được các chuyên gia của Tiểu ban điều trị hội chẩn đưa ra phác đồ tối ưu nhất cho từng bệnh nhân COVID-19 tại Đà Nẵng, Quảng Nam và các bệnh viện liên quan.

Bộ Y tế cũng đã huy động và tổ chức tập huấn, hướng dẫn cho đội ngũ gần 1.000 người bao gồm sinh viên trường y, nhân viên y tế, lực lượng quân đội để hỗ trợ cho công tác phòng, chống dịch COVID-19 tại Đà Nẵng. Tất cả các bộ phận làm việc ngày đêm với quyết tâm cao nhất ngăn chặn dịch COVID-19 tại Đà Nẵng.

Đọc thêm

TP HCM có thêm bệnh viện đa khoa hiện đại, chuyên sâu hiếm muộn

TP HCM có thêm bệnh viện đa khoa hiện đại, chuyên sâu hiếm muộn
(PLVN) - Sáng 19/12, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh khai trương thêm một bệnh viện đa khoa tại Quận 8, góp phần tăng cường hệ thống y tế TP HCM, phục vụ nhu cầu thăm khám, điều trị chuyên sâu, công nghệ cao, chi phí hợp lý cho người dân khu vực Tây Nam thành phố và các tỉnh lân cận.

Cứu sống 2 bệnh nhi bị tan máu bẩm sinh bằng kỹ thuật ghép tủy đồng loại

Bệnh viện Trung ương Huế tổ chức lễ ra viện cho các cháu.
(PLVN) - Bệnh viện Trung ương Huế vừa thực hiện thành công hai ca ghép tủy đồng loại, cứu sống hai bệnh nhi mắc chứng tan máu bẩm sinh hiếm gặp. Đây là bệnh viện đầu tiên thực hiện thành công kỹ thuật ghép tế bào gốc tại khu vực miền Trung - Tây Nguyên và là đơn vị thứ ba của Việt Nam áp dụng kỹ thuật cao cấp này trên các bệnh nhân tan máu bẩm sinh.

Bệnh gây chết người từ Congo có nguy cơ lây tới TP HCM không?

Đoàn của CDC châu Phi đến Congo hỗ trợ (Ảnh: AFRICACDC)
(PLVN) - Dù WHO đánh giá nguy cơ lây lan bệnh là thấp ở cấp độ khu vực và toàn cầu, song TP HCM vẫn đang theo dõi sát tình hình diễn biến dịch bệnh lạ nguy hiểm gây chết người hàng loạt tại Congo, đồng thời chuẩn bị sẵn sàng phương án đáp ứng theo từng mức độ nguy cơ của dịch.

Vinmec cứu sống bệnh nhân ung thư thực quản giai đoạn muộn

Bác sĩ đa chuyên khoa phối hợp tìm ra phương án điều trị cho bệnh nhân.
(PLVN) - Bệnh nhân 54 tuổi mắc ung thư thực quản giai đoạn muộn, lại bị huyết áp cao, tiểu đường. Ngỡ không qua được cửa tử khi bị nhiều bệnh viện từ chối phẫu thuật, nhưng may mắn, nhờ đội ngũ bác sĩ Vinmec Times City (Hà Nội), bệnh nhân đã được cứu sống ngoạn mục.