Quy hoạch lại tuyến đường sắt đô thị Ngọc Hồi - Yên Viên: Đề xuất chỉ đáp ứng công năng đường sắt đô thị

Nhiều dự án đường sắt đô thị được đầu tư là nhằm cải thiện tình trạng giao thông cho Hà Nội.
Nhiều dự án đường sắt đô thị được đầu tư là nhằm cải thiện tình trạng giao thông cho Hà Nội.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Kết quả lập quy hoạch mạng lưới đường sắt thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã đề xuất tuyến đường sắt đô thị Ngọc Hồi - Yên Viên sẽ nên chỉ đáp ứng công năng đường sắt đô thị.

Dự án gặp khó từ “sự cố” JTC

Tổng hợp về tình hình thực hiện các dự án đường sắt đô thị (ĐSĐT) trên địa bàn Hà Nội, Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) cho biết, căn cứ Quyết định 1198/QĐ-BGTVT ngày 24/4/2017 về việc phê duyệt điều chỉnh dự án xây dựng đường sắt đô thị Hà Nội (tuyến số 1), giai đoạn I (dự án); thời gian qua Bộ GTVT tiếp tục triển khai công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) khu tổ hợp Ngọc Hồi và triển khai lựa chọn tư vấn thiết kế kỹ thuật.

Công tác GPMB được thực hiện từ 2009, đến nay đã giải phóng được 130ha đất tại khu tổ hợp Ngọc Hồi với tổng giá trị giải ngân 1.097 tỷ đồng. Đã hoàn thành xây dựng khu tái định cư tại xã Liên Ninh vào 2013.

Việc thiết kế kỹ thuật khu tổ hợp Ngọc Hồi đã được TCty Đường sắt Việt Nam (chủ đầu tư trước đây) ký hợp đồng với Liên danh tư vấn JKT để triển khai từ 2009. Tuy nhiên, sau vụ việc liên quan tư vấn JTC phía Nhật Bản năm 2014, hợp đồng với JKT được chấm dứt vào ngày 22/5/2017.

Hồ sơ thiết kế kỹ thuật của tư vấn JKT chưa được cấp thẩm quyền phê duyệt nên chưa đủ cơ sở đánh giá mức độ hoàn thành của tư vấn. Đến nay, hợp đồng thực hiện thiết kế kỹ thuật của tư vấn chưa được thanh lý, quyết toán nên chưa có cơ sở mời thầu, tiếp tục hoàn thiện thiết kế kỹ thuật của khu tổ hợp Ngọc Hồi.

Dự án được tư vấn đề xuất phân chia thành 19 gói thầu gồm 13 gói thầu xây lắp và 6 gói thầu mua sắm, lắp đặt thiết bị. Về công tác đấu thầu, thi công, xây lắp, đến nay chỉ có gói thầu số 101 đã hoàn thành tổ chức sơ tuyển nhà thầu thi công năm 2013. Tuy nhiên, gói thầu này mới đây đã phải hủy bỏ kết quả do nhiều thay đổi, vướng mắc trong quá trình thực hiện. Hiện vẫn chưa triển khai thi công được gói thầu nào ngoài hiện trường.

Về nguồn vốn, từ 2009 đến nay, dự án đã được bố trí và giải ngân 842,4 tỷ đồng từ nguồn vốn ODA để thực hiện công tác thiết kế kỹ thuật của dự án. Nguồn vốn đối ứng đã bố trí và giải ngân là 1.412 tỷ đồng để thực hiện các công tác như GPMB, quản lý dự án, chi phí tư vấn trong nước, chi phí khác. Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 không bố trí vốn cho dự án này.

Hàng loạt khó khăn, vướng mắc

Dự án ĐSĐT Ngọc Hồi –Yên Viên là tuyến ĐSĐT xuyên tâm Hà Nội được Thủ tướng thông qua chủ trương đầu tư từ năm 2004. Do dự án có quy mô lớn, kỹ thuật - công nghệ mới, quá trình triển khai đã gặp phải hàng loạt khó khăn, vướng mắc như: Vị trí, phương án kiến trúc cầu đường sắt mới vượt sông Hồng; điều chỉnh hướng tuyến đoạn Gia Lâm đến ga Nam Long Biên để phù hợp vị trí cầu mới; vướng mắc trong công tác GPMB, di dời hạ tầng kỹ thuật, vướng mắc cơ chế tài chính.

Với việc điều chỉnh dự án thuộc tiêu chí dự án quan trọng quốc gia (tổng mức đầu tư >10.000 tỷ đồng) nên vẫn còn nhiều ý kiến băn khoăn về thủ tục, thẩm quyền điều chỉnh chủ trương đầu tư, điều chỉnh dự án và đề nghị cần phải rà soát kỹ lưỡng để báo cáo Quốc hội tương tự như các dự án ĐSĐT đang triển khai ở Hà Nội và TP HCM.

Do dự án nằm trên địa bàn Hà Nội, còn có ý kiến làm rõ cơ quan chủ quản đầu tư là Bộ GTVT hay UBND TP Hà Nội thì mới phù hợp Luật Đường sắt; làm rõ cơ chế tài chính của dự án (nhất là cơ quan vay lại) để hạn chế các vướng mắc theo Luật Ngân sách nhà nước, Luật Quản lý nợ công; làm rõ khả năng giải ngân của Hiệp định vay; xem xét điều chỉnh công năng các ga đường sắt trong khu đầu mối Hà Nội…

Trước các vướng mắc nêu trên, Thủ tướng đã thống nhất không gia hạn Hiệp định vay; chỉ đạo Bộ GTVT phối hợp UBND Hà Nội nghiên cứu, thống nhất về quy hoạch mạng lưới đường sắt, quy hoạch có tính chất kỹ thuật chuyên ngành trong lĩnh vực đường sắt qua địa bàn Hà Nội (trong đó có định hướng phát triển tuyến ĐSĐT Hà Nội, tuyến số 1 Ngọc Hồi - Yên Viên), trình Thủ tướng xem xét, quyết định.

Theo Bộ GTVT, mới đây kết quả lập quy hoạch mạng lưới đường sắt thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn 2050 đã đề xuất đường sắt quốc gia sẽ không đi vào khu vực trung tâm Hà Nội, phía Nam sẽ dừng tại Ngọc Hồi, phía Bắc dừng tại Yên Viên và tuyến ĐSĐT số 1 Ngọc Hồi - Yên Viên chỉ đáp ứng công năng đường sắt đô thị.

Nội dung quy hoạch nêu trên đã được Hội đồng thẩm định quy hoạch thông qua và đang trình Thủ tướng xem xét, quyết định. “Quy hoạch được duyệt thì mới có cơ sở để Bộ GTVT bàn giao dự án tuyến ĐSĐT số 1 Yên Viên - Ngọc Hồi cho UBND Hà Nội để tiếp tục triển khai đảm bảo tính đồng bộ với các tuyến ĐSĐT khác, tạo thuận lợi trong việc điều hành, kết nối với hệ thống giao thông trên địa bàn và phù hợp Luật Đường sắt, Luật Ngân sách, Luật Quản lý nợ công”, Bộ GTVT thông tin.

Đọc thêm

Diễn biến sự việc khiếu nại tại xã Dĩnh Trì (TP Bắc Giang): Trưởng phòng TN&MT nhận định có dấu hiệu giao đất trái thẩm quyền

Một số hộ dân phản ánh sự việc với PV PLVN. (Ảnh: Quốc Anh)
(PLVN) - Như đã thông tin, Báo PLVN nhận được đơn của một số hộ dân tại xã Dĩnh Trì (TP Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang) cho hay: Năm 2001 - 2002, địa phương phát động phong trào cứng hóa đường bê tông nông thôn trên địa bàn. Vì thiếu kinh phí nên địa phương đã lấy đất do thôn và người dân đang quản lý giao cho một số hộ có nhu cầu sử dụng. Điều kiện để được sử dụng đất là phải nộp tiền bằng giá đất ở.

Đặt cọc mua nhà bằng ngoại tệ có hợp pháp ở Việt Nam?

Luật sư Nguyễn Quang Tâm.
(PLVN) - Bạn Thế Anh (Hà Nội) hỏi: Gia đình tôi có người nhà định cư tại nước ngoài và thường xuyên gửi ngoại tệ về cho gia đình. Tới đây, gia đình tôi dự định mua một căn nhà mới. Xin hỏi, khi mua nhà, tôi đặt cọc bằng ngoại tệ thì có được pháp luật cho phép không?

Tiếp vụ thu hồi đất tại TP Bắc Giang: Người dân chỉ mong chính quyền địa phương "giữ lời hứa"

Một phần diện tích đất của người dân thuộc diện thu hồi bị xác định là đất nông nghiệp. (Ảnh: Gia Hải).
(PLVN) - Liên quan đến việc thu hồi đất, giải phóng mặt bằng (GPMB) để thực hiện dự án Khu đô thị cạnh tỉnh lộ 299 và đường trục chính đô thị phía nam, nhiều người dân tại xã Dĩnh Trì, TP Bắc Giang mong muốn địa phương “giữ lời hứa”, xác định đúng loại đất để được đảm bảo quyền lợi.

Hà Nội: Những bước tiến lớn trong cải cách hành chính

Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Hà Minh Hải chia sẻ về cải cách hành chính.
(PLVN) - Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Hà Minh Hải chia sẻ, một trong những vấn đề rất quan trọng trong cải cách hành chính là, xác định nhận thức với một tâm thế, tinh thần, tư tưởng phục vụ, điều này đã lan tỏa từ người đứng đầu xuống đến hệ thống, xuống đến cán bộ bên dưới. 

Trưởng Văn phòng luật sư Hạnh Nguyễn: Nỗ lực bảo vệ trẻ em, phụ nữ bị xâm hại, bạo hành

Luật sư Nguyễn Thị Bích Hạnh, Trưởng Văn phòng luật sư Hạnh Nguyễn.
(PLVN) - Trên con đường thực hiện ước mơ của mình, luật sư Nguyễn Thị Bích Hạnh, Trưởng Văn phòng Luật sư Hạnh Nguyễn luôn nỗ lực vượt qua mọi khó khăn, thách thức để bảo vệ công lý, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho thân chủ của mình. Có những vụ án, dù đã “đóng sổ” song luật sư Hạnh vẫn là chỗ dựa tinh thần, là “người mẹ”, giúp đứa trẻ bị tổn thương “chữa lành”.

"Bạn xứng đáng được an toàn và hạnh phúc”

"Bạn xứng đáng được an toàn và hạnh phúc”
(PLVN) - Hơn 20 năm làm luật sư, cơ duyên của nghề đã đưa tôi đến với nhiều thân chủ là phụ nữ. Mỗi người có cuộc đời và hoàn cảnh khác nhau, nhưng chung một nỗi đau từ sự bạo hành trong hôn nhân