Quy định rõ chế độ đối với phạm nhân

(PLVN) - So với Luật Thi hành án hình sự năm 2010, Luật Thi hành án hình sự năm 2019 đã bổ sung những quy định cụ thể liên quan đến phòng, chống tra tấn.

Nếu như Luật Thi hành án hình sự năm 2010 không có quy định trực tiếp về việc nghiêm cấm hành vi bức cung, dùng nhục hình, thì tại khoản 8 Điều 10 Luật Thi hành án hình sự năm 2019 quy định một trong những hành vi bị cấm trong thi hành án hình sự đó là “Tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục người chấp hành án, biện pháp tư pháp”. Như vậy, quy định này đã thể hiện ý chí của nhà làm luật trong việc khẳng định chủ trương, chính sách phòng, chống tra tấn của Nhà nước Việt Nam.

Về chế độ giam giữ, Luật thi hành án hình sự quy định cụ thể về việc tổ chức giam giữ phạm nhân như sau: Khu giam giữ đối với phạm nhân có mức án phạt tù trên 15 năm, tù chung thân, phạm nhân thuộc trường hợp tái phạm nguy hiểm; Khu giam giữ đối với phạm nhân có mức án phạt tù từ 15 năm trở xuống; phạm nhân có mức án phạt tù trên 15 năm đã được giảm thời hạn chấp hành án phạt tù và thời hạn chấp hành án còn lại dưới 15 năm; phạm nhân thuộc trường hợp tái phạm nguy hiểm, đã chấp hành một phần hai thời hạn chấp hành án phạt tù và đã được giảm thời hạn chấp hành án;(khoản 1 Điều 30).

Trước đây,tại khoản 2 Điều 27 của Luật Thi hành án hình sự 2010 quy định có 06 đối tượng được giam giữ riêng, gồm: Phạm nhân nữ; phạm nhân là người chưa thành niên; phạm nhân là người nước ngoài; phạm nhân là người có bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm; phạm nhân có dấu hiệu bị bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình trong thời gian chờ quyết định của Tòa án; phạm nhân thường xuyên vi phạm nội quy, quy chế trại giam.

Hiện nay, Luật mới đã bổ sung thêm 02 đối tượng là phạm nhân có con dưới 36 tháng tuổi theo mẹ vào trại giam được giam giữ riêng và phạm nhân là người đồng tính, người chuyển đổi giới tính, người chưa xác định rõ giới tính có thể được giam, giữ riêng.

Điều 33 của Luật quy định: Căn cứ vào độ tuổi, sức khỏe, giới tính, mức án, tính chất, mức độ hành vi phạm tội của phạm nhân; điều kiện đất đai, tài nguyên, ngành, nghề, trang thiết bị, phương tiện, vật tư, nguồn vốn mà trại giam đang quản lý và điều kiện cụ thể của trại giam; khả năng hợp tác với tổ chức, cá nhân để tổ chức lao động cho phạm nhân, Giám thị trại giam lập kế hoạch tổ chức lao động cho phạm nhân trong năm, gửi cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Công an, cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Quốc phòng để phê duyệt (khoản 1). Thời gian phạm nhân lao động và học tập, học nghề không quá 08 giờ trong 01 ngày, 05 ngày trong một tuần, được nghỉ lao động các ngày thứ bảy, ngày chủ nhật, lễ, tết theo quy định của pháp luật (khoản 1 Điều 32).

Khoản 4 Điều 32 bổ sung quy định: Phạm nhân được nghỉ lao động trong các trường hợp sau đây: Phạm nhân bị bệnh, không đủ sức khỏe lao động và được y tế trại giam xác nhận; phạm nhân đang điều trị tại cơ sở y tế; phạm nhân có con dưới 36 tháng tuổi đang ở cùng mẹ trong trại giam mà bị bệnh, được y tế trại giam xác nhận; phạm nhân nữ có thai được nghỉ lao động trước và sau khi sinh con theo quy định của pháp luật về lao động.

Ngoài ra, Luật Thi hành án hình sự cũng quy định rõ về chế độ hoạt động thể dục, thể thao, sinh hoạt văn hóa, văn nghệ; Chế độ gặp thân nhân, nhận quà, liên lạc; Chế độ ăn, mặc, sinh hoạt, chăm sóc y tế đối với phạm nhân là người nước ngoài: phạm nhân là người nước ngoài được quản lý giam giữ riêng trong trại giam và các chế độ khác…

Việc quy định rõ ràng về chế độ quản lý giam giữ, chế độ sinh hoạt của người đang chấp hành án phạt tù như phân tích ở trên giúp xác định rõ quyền và nghĩa vụ của các cơ quan, cá nhân có thẩm quyền trong thi hành án hình sự, tránh tình trạng lạm quyền, không thực hiện đầy đủ trách nhiệm dẫn đến nguy cơ phát sinh hành vi tra tấn, đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục đối với người chấp hành hình phạt tù.

Đọc thêm

Noi gương Đại tướng Nguyễn Chí Thanh - Vị Chủ tịch đầu tiên của Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam

Đại tướng Nguyễn Chí Thanh - Vị Chủ tịch đầu tiên của Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam (Ảnh: T.Ư Hội LHTN Việt Nam)
(PLVN) - Đại tướng Nguyễn Chí Thanh, vị Chủ tịch đầu tiên của Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, không chỉ là nhà lãnh đạo quân sự tài ba mà còn là người đặt nền móng vững chắc cho tổ chức thanh niên lớn mạnh, gửi gắm niềm tin vào thế hệ trẻ - những người chủ tương lai của đất nước.

Quảng Bình: Tập huấn nghiệp vụ và kỹ năng cho tất cả công chức tư pháp, hộ tịch

Toàn cảnh hội nghị tập huấn.
(PLVN) - Sở Tư pháp Quảng Bình vừa tổ chức hội nghị tập huấn nghiệp vụ hộ tịch, chứng thực, nuôi con nuôi và kỹ năng, nghiệp vụ liên quan đến quy trình tiếp nhận, xử lý hồ sơ chứng thực bản sao điện tử , thực hiện 02 nhóm TTHC liên thông theo Đề án 06 cho công chức Tư pháp - Hộ tịch trên địa bàn tỉnh .

Bà Rịa - Vũng Tàu: Ngày đầu thí điểm cấp Phiếu lý lịch tư pháp qua ứng dụng VNeID

Người dân làm thủ tục tại bộ phận một cửa của Sở Tư pháp trong Trung tâm PVHCC. (Ảnh: Tiến Dũng)
(PLVN) - Từ 8h sáng qua (13/11), UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (BR-VT) chính thức triển khai thí điểm cấp Phiếu lý lịch tư pháp (LLTP) trên ứng dụng định danh quốc gia VNeID. Đây là kết quả của sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng của tỉnh, gồm Sở Tư pháp, Sở TT&TT, Công an tỉnh cùng các Bộ, ngành liên quan.

Đoàn viên thanh niên Bạc Liêu tham gia các hoạt động hướng đến Ngày Pháp luật Việt Nam

Đoàn viên thanh niên Bạc Liêu tham gia các hoạt động hướng đến Ngày Pháp luật Việt Nam
(PLVN) - Nhằm hưởng ứng Ngày pháp luật Việt Nam, ngày 2 và ngày 9/11, Chi đoàn Tòa án nhân dân tỉnh, Chi đoàn Sở Tư pháp, Chi đoàn Viện kiểm sát nhân dân tỉnh và Chi đoàn Cảnh sát giao thông Công an tỉnh phối hợp với Trường Đại học Bạc Liêu, huyện Đoàn huyện Hồng Dân và huyện Đoàn Vĩnh Lợi tổ chức Phiên tòa giả định xét xử vụ án hình sự “Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ”.

Cần Thơ lan tỏa ý nghĩa Ngày pháp luật đến toàn dân

Cần Thơ lan tỏa ý nghĩa Ngày pháp luật đến toàn dân
(PLVN) -  Ngày 8/11, UBND TP Cần Thơ tổ chức Hội nghị Hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam 9/11. Tham dự hội nghị có ông: Nguyễn Ngọc Hè – Phó Chủ tịch UBND TP Cần Thơ; cùng lãnh đạo các Sở, ban, ngành, đoàn thể; các thành viên Hội đồng PBGDPL TP Cần Thơ; cùng hơn 400 đại biểu là đoàn viên, thanh niên, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trên địa bàn thành phố.

Khẳng định vai trò của Ngày Pháp luật Việt Nam trong phát triển xã hội

Khẳng định vai trò của Ngày Pháp luật Việt Nam trong phát triển xã hội
(PLVN) - Nhằm khẳng định, làm sâu sắc thêm mục đích, ý nghĩa của Ngày Pháp luật Việt Nam và vai trò của pháp luật đối với đời sống xã hội, ngày 8/11/, tại huyện Cái Nước, Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật tỉnh Cà Mau tổ chức lễ mít tinh hưởng ứng “Ngày Pháp luật nước Cộng hòa XHCN Việt Nam”.

Bạc Liêu: Hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam và triển khai các văn bản pháp luật mới

Bạc Liêu: Hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam và triển khai các văn bản pháp luật mới
(PLVN) - Sáng 8/11, Sở Tư pháp - Cơ quan thường trực Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh Bạc Liêu tổ chức Hội nghị trực tiếp và trực tuyến đến các điểm cầu cấp huyện, cấp xã hưởng ứng Ngày pháp luật Việt Nam (9/11) và triển khai một số văn bản của tỉnh quy định chi tiết liên quan đến lĩnh vực đất đai, nhà ở.