Quy định mới về cơ sở huấn luyện dự bị động viên cấp tỉnh

Hình minh họa
Hình minh họa
(PLVN) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 92/2020/NĐ-CP quy định về cơ sở huấn luyện dự bị động viên cấp tỉnh.

Nghị định này quy định về cải tạo, đầu tư xây dựng, quản lý, sử dụng cơ sở huấn luyện dự bị động viên các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (cấp tỉnh), áp dụng đối với UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là UBND các tỉnh), Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, Bộ Tư lệnh TP. Hồ Chí Minh và Bộ Chỉ huy Quân sự cấp tỉnh.

Theo đó, cơ sở huấn luyện dự bị động viên cấp tỉnh có chức năng, nhiệm vụ: Huấn luyện lực lượng dự bị động viên trên địa bàn tỉnh; tập huấn, bồi dưỡng và huấn luyện cho lực lượng dân quân tự vệ; huấn luyện, diễn tập khu vực phòng thủ cho các lực lượng vũ trang trên địa bàn tỉnh và bồi dưỡng kiến thức quốc phòng - an ninh cho các đối tượng do cấp tỉnh tổ chức; thực hiện các nhiệm vụ do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Chủ tịch UBND cấp tỉnh giao.

Về nguyên tắc cải tạo, đầu tư xây dựng và quản lý, sử dụng cơ sở huấn luyện, mỗi tỉnh cải tạo, đầu tư xây dựng 1 cơ sở huấn luyện.

Tận dụng các cơ sở sẵn có ở địa phương phải phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội, quy hoạch sử dụng đất và yêu cầu nhiệm vụ huấn luyện lực lượng dự bị động viên, để cải tạo, đầu tư xây dựng cơ sở huấn luyện đủ điều kiện huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu đối với lực lượng dự bị động viên đáp ứng nhiệm vụ trước mắt và lâu dài.

Nghị định quy định cụ thể cải tạo, đầu tư xây dựng cơ sở huấn luyện. Theo đó, việc cải tạo, đầu tư xây dựng cơ sở huấn luyện dự bị động viên cấp tỉnh gồm doanh trại, trường bắn, thao trường huấn luyện, các công trình phụ trợ khác phù hợp quy hoạch đã được Quân khu, Bộ Quốc phòng phê duyệt.

Vị trí cải tạo, đầu tư xây dựng cơ sở huấn luyện dự bị động viên cấp tỉnh gồm: Trung tâm huấn luyện dự bị động viên của tỉnh đối với các tỉnh đã có; doanh trại và các công trình phụ trợ thuộc Trung đoàn bộ binh của tỉnh; doanh trại và các công trình phụ trợ thuộc trường quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, Bộ Tư lệnh TP. Hồ Chí Minh; trường bắn, thao trường huấn luyện và các công trình phụ trợ thuộc thẩm quyền quản lý của cơ quan quân sự cấp tỉnh.

Về doanh trại trong cơ sở huấn luyện, doanh trại của cơ sở huấn luyện dự bị động viên cấp tỉnh được cải tạo, đầu tư xây dựng bảo đảm tối thiểu cho 1 tiểu đoàn bộ binh đủ quân (theo thiết kế mẫu doanh trại tiểu đoàn bộ binh đủ quân của Bộ Quốc phòng).

Trường bắn, thao trường huấn luyện của cơ sở huấn luyện dự bị động viên cấp tỉnh được cải tạo, đầu tư xây dựng, gồm: Trường bắn; thao trường huấn luyện, diễn tập chiến thuật; thao trường huấn luyện kỹ thuật chiến đấu bộ binh, quân sự địa phương; thao trường huấn luyện kỹ, chiến thuật chuyên ngành; khu huấn luyện điều lệnh, thể lực và hoạt động thể thao; phòng học chuyên ngành.

Trường bắn, thao trường huấn luyện quy định nêu trên phải bảo đảm sự liên hoàn, phát huy hết công năng, đáp ứng yêu cầu huấn luyện lực lượng dự bị động viên; cơ sở huấn luyện sử dụng trường bắn của cấp tỉnh (nếu có), trường bắn khu vực hoặc trường bắn quốc gia có trên địa bàn.

Các cơ sở huấn luyện còn thiếu hạng mục công trình theo quy định, cơ quan quân sự cấp tỉnh chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành của địa phương, lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, dự án cải tạo, đầu tư trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 18/8/2020.

Đọc thêm

Những quy định pháp luật phụ nữ cần biết để bảo vệ mình

Những quy định pháp luật phụ nữ cần biết để bảo vệ mình
(PLVN) - Trong xã hội hiện đại, pháp luật là công cụ quan trọng để bảo vệ quyền lợi cho mọi công dân, đặc biệt là phụ nữ. Dù các quyền cơ bản đã được công nhận, phụ nữ vẫn gặp nhiều khó khăn khi thực hiện quyền này. Hiểu biết về pháp luật giúp phụ nữ tự bảo vệ và đấu tranh vì quyền lợi của mình.

Nhiều điểm mới đáng chú ý trong dự thảo Luật Nhà giáo

Ảnh minh họa
(PLVN) - Tăng lương, tăng phụ cấp, giảm tuổi nghỉ hưu, chính sách bảo vệ, thu hút nhà giáo... là một số điểm mới đáng chú ý trong dự thảo Luật Nhà giáo sẽ trình Quốc hội xem xét cho ý kiến lần đầu tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá 15.

Phí sử dụng đường cao tốc do Nhà nước đầu tư cao nhất là 5.200 đồng/xe.km

Phí sử dụng đường bộ cao tốc từ 900 đồng/xe.km đến 5.200 đồng/xe.km. (Ảnh: Hồng Thương)
(PLVN) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định 130/2024/NĐ-CP quy định về thu phí sử dụng đường bộ cao tốc đối với phương tiện lưu thông trên tuyến đường bộ cao tốc thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và trực tiếp quản lý, khai thác.Theo đó, có 5 nhóm đối tượng chịu phí sử dụng đường bộ cao tốc do Nhà nước đầu tư, với mức thu thấp nhất 900 đồng/xe.km và cao nhất là 5.200 đồng/xe.km.