Dấu ấn 85 năm dân quân tự vệ Việt Nam

DQTV Việt Nam phát triển rộng khắp, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
DQTV Việt Nam phát triển rộng khắp, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
(PLVN) - Trải qua 85 năm (28/3/1935-28/3/2020) xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dân quân tự vệ (DQTV) Việt Nam nói chung, các thế hệ cán bộ, chiến sĩ DQTV nói riêng luôn kiên cường, mưu trí, dũng cảm, sáng tạo trong lao động, học tập, công tác, đã lập nhiều chiến công to lớn, góp phần cùng toàn Đảng, toàn dân và toàn quân làm nên Cách mạng tháng Tám năm 1945, đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, cũng như trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN. 

Phát triển DQTV trong thời kỳ mới

Ngay sau khi ra đời ngày 3/2/1930, Đảng Cộng sản Việt Nam đã chủ trương vũ trang quần chúng cách mạng, xây dựng Quân đội nhân dân, xây dựng cơ sở chính trị, lập các đội tự vệ, đội du kích, thực hiện khởi nghĩa từng phần tiến tới tổng khởi nghĩa toàn quốc. 

Ngày 28/3/1935, Đại hội lần thứ nhất của Đảng được tổ chức tại Ma Cao (Trung Quốc) đã thông qua “Nghị quyết về Đội Tự vệ”. Ngày “Nghị quyết về Đội Tự vệ” ra đời được coi là ngày thành lập dân quân tự vệ (DQTV) và là ngày truyền thống của DQTV. 

Nhiệm vụ xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân trong giai đoạn cách mạng mới, trong đó có DQTV là khâu cơ bản, then chốt, quan trọng trong công tác quân sự, quốc phòng địa phương của Đảng, Nhà nước.

Để lực lượng DQTV đủ khả năng hoàn thành thắng lợi các nhiệm vụ được giao, trước hết cần phải tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy đảng, sự chỉ đạo, quản lý, điều hành của chính quyền, người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, sự tham gia của các ban, ngành, đoàn thể đối với công tác DQTV. 

Đây là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu và phải được đặt trong các chương trình hành động của các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương và người đứng đầu cơ quan, tổ chức. Các cấp ủy đảng, chính quyền, người đứng đầu cơ quan, tổ chức cần có sự chuyển biến mạnh mẽ hơn nữa trong nhận thức, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo công tác quân sự, quốc phòng địa phương và công tác DQTV. 

DQTV phải chủ động phối hợp với quân đội, công an và các lực lượng khác liên quan trên địa bàn giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ Đảng, chế độ, chính quyền, tính mạng và tài sản của nhân dân, tài sản của Nhà nước; bảo vệ các mục tiêu và công trình quốc phòng – an ninh trên địa bàn; xung kích trong lao động, bảo vệ sản xuất, phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai địch họa và các sự cố nghiêm trọng khác.

Vận động nhân dân tích cực chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước, các quy định của địa phương. Tích cực tham gia thực hiện các chương trình phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH); xây dựng nông thôn mới ở địa phương, góp phần xây dựng cơ sở chính trị vững mạnh toàn diện.

Kiên quyết không để “vùng trắng” DQTV

Thiếu tướng Phạm Quang Ngân, Cục trưởng Cục DQTV, Bộ Tổng Tham mưu cho biết, tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác DQTV có bản lĩnh chính trị vững vàng, có trình độ, năng lực toàn diện, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới là công tác trọng tâm, khâu then chốt, có ý nghĩa quyết định đến việc nâng cao chất lượng tổng hợp của DQTV. Do đó, việc xây dựng đội ngũ cán bộ DQTV càng phải được quan tâm một cách đầy đủ, chặt chẽ. 

Ngoài những yêu cầu chung về phẩm chất chính trị, đội ngũ cán bộ DQTV phải thực sự nắm vững những quan điểm cơ bản của Đảng, Nhà nước về củng cố, xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận chiến tranh nhân dân và các nhiệm vụ phát triển KT-XH gắn với tăng cường tiềm lực quốc phòng ở địa phương; có trình độ hiểu biết về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng an ninh, am hiểu tình hình địa bàn, cơ sở. 

Đội ngũ cán bộ quân sự cấp xã phải được đào tạo cơ bản ngành quân sự cơ sở để nâng cao trình độ quân sự, chính trị và tác phong công tác, bảo đảm đủ khả năng tham mưu giúp cấp ủy, chính quyền lãnh đạo, chỉ đạo công tác quốc phòng, quân sự ở cơ sở.

Đội ngũ cán bộ này cũng phải có đủ năng lực chỉ huy, tổ chức thực hiện nhiệm vụ như: Xây dựng lực lượng, huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, phục vụ chiến đấu của DQTV; nhiệm vụ phòng thủ dân sự, xây dựng khu vực phòng thủ, giáo dục chính trị - pháp luật, giáo dục quốc phòng - an ninh trong nhân dân; xây dựng lực lượng dự bị động viên; thực hiện chế độ, chính sách cho dân quân và chính sách hậu phương quân đội...

Thiếu tướng Phạm Quang Ngân nhấn mạnh, trong thời kỳ mới, cần tiếp tục xây dựng lực lượng DQTV vững mạnh, rộng khắp, có sức mạnh tổng hợp cao, tuyệt đối trung thành với Đảng, Nhà nước và chế độ XHCN. Trong đó phải thường xuyên củng cố về tổ chức, biên chế phù hợp với từng địa bàn, bảo đảm cho lực lượng DQTV ngày càng vững mạnh.

Chú trọng xây dựng DQTV ở các địa bàn trọng điểm về quốc phòng, đặc biệt là địa bàn Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ; dân quân thường trực và chốt chiến đấu của dân quân thường trực biên giới đất liền, DQTV biển, đảo. Phải coi trọng tính rộng khắp trong phương châm xây dựng DQTV. Thực hiện ở đâu có dân, có tổ chức đảng, ở đó phải có DQTV; kiên quyết không để “vùng trắng” DQTV. 

Quá trình xây dựng DQTV phải gắn chặt với xây dựng cơ sở vững mạnh toàn diện, xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân ở địa phương, cơ sở. Để thực hiện tốt xây dựng cơ sở vững mạnh toàn diện, trước hết phải xây dựng cơ sở chính trị vững mạnh.

Tăng cường củng cố, nâng cao chất lượng của tổ chức đảng, chính quyền, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức quần chúng; xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, thế trận an ninh nhân dân ở cơ sở phải gắn với phát triển KT-XH, nâng cao đời sống nhân dân, góp phần xây dựng “thế trận lòng dân” vững chắc. 

Qua các thời kỳ đã có 370 tập thể và 284 cá nhân là cán bộ, chiến sĩ DQTV được Đảng, Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng Vũ trang nhân dân và nhiều phần thưởng cao quý khác. Năm 2015, DQTV Việt Nam đã được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Sao Vàng.

Đọc thêm

Khai mạc Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Một số chủng loại xe tăng tại Triển lãm.
(PLVN) -  9h hôm nay, 19/12, Triển lãm Quốc phòng quốc tế (QPQT) Việt Nam lần thứ hai năm 2024 chính thức khai mạc. Triển lãm được tổ chức nhằm tăng cường, mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế, đối ngoại quốc phòng, tạo dựng lòng tin giữa Việt Nam và các nước trên thế giới; chia sẻ chính sách, đường lối đối ngoại quốc phòng; chủ trương xây dựng quân đội và phát triển nền công nghiệp quốc phòng (CNQP) Việt Nam.

Chủ tịch Quốc hội: Hải Phòng tiếp tục có chính sách, cơ chế đặc thù để phát triển kinh tế - xã hội bước vào kỷ nguyên mới

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn trao Nghị quyết của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị TP Hải Phòng
(PLVN) - Chiều 18/12, tại Cung Văn hóa lao động hữu nghị Việt Tiệp - Hải Phòng, Uỷ viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự và phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị công bố Nghị quyết của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị TP Hải Phòng và Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của TP Hải Phòng giai đoạn 2023-2025.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Tuổi trẻ Việt Nam sẽ không ngừng vươn lên tự chủ tự cường, tự hào dân tộc

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu trong phiên Đại Hội trọng thể. (Ảnh: Như Ý).
(PLVN) -  Sáng 18/12, tại Hà Nội, đã diễn ra phiên trọng thể Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam lần thứ 9. Đại hội là sự kiện chính trị lớn của tuổi trẻ, ngày hội đoàn kết rộng rãi các tầng lớp thanh niên Việt Nam yêu nước, đánh dấu bước phát triển mới của tổ chức Hội và phong trào thanh niên.

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình chủ trì Hội nghị toàn quốc về tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình chủ trì Hội nghị toàn quốc về tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp
Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025 là cuộc tổng điều tra quy mô lớn, được thực hiện trên phạm vi cả nước đối với tất cả các đơn vị điều tra và quá trình điều tra sẽ ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin trong tất cả các công đoạn, từ công tác chuẩn bị, thu thập thông tin, xử lý số liệu và công bố kết quả nhằm nâng cao chất lượng thông tin thống kê, rút ngắn quá trình xử lý thông tin và công bố kết quả.

Thủ tướng dự hội nghị toàn quốc tổng kết năm 2024 của ngành văn hóa, thể thao và du lịch

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 của ngành văn hóa, thể thao và du lịch - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Sáng 18/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 của ngành văn hóa, thể thao và du lịch với chủ đề: "Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc - Động lực phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới – Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam".

Chế độ chính sách khi sắp xếp, tinh gọn bộ máy: Bảo đảm công bằng, nhân văn, hài hòa và tương quan hợp lý

Chế độ chính sách khi sắp xếp, tinh gọn bộ máy: Bảo đảm công bằng, nhân văn, hài hòa và tương quan hợp lý
(PLVN) - Chiều 17/12/2024, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25 tháng 10 năm 2017 của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” chủ trì Phiên họp lần thứ tư của Ban Chỉ đạo.

Phấn đấu đến năm 2030, 70% người dân trưởng thành sử dụng dịch vụ công trực tuyến

Người dân thao tác sử dụng dịch vụ công trực tuyến. (Ảnh minh họa: baochinhphu.vn)
(PLVN) - Đề án “Tuyên truyền, phổ biến, nâng cao chất lượng về cung cấp và sử dụng hiệu quả dịch vụ công trực tuyến đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” đặt ra các mục tiêu cụ thể đến năm 2030, trong đó mục tiêu quan trọng nhất là 70% người dân trưởng thành sử dụng dịch vụ công trực tuyến.

Giảm 5 bộ và 5 cơ quan trực thuộc Chính phủ, cơ bản bỏ tổng cục và tương đương

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà. Ảnh tư liệu: Dương Giang/TTXVN
Liên quan đến sắp xếp, tinh gọn bộ máy của Chính phủ, sáng 17/12, trao đổi với phóng viên TTXVN, Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết, theo phương án hợp nhất, sáp nhập một số bộ, cơ quan, dự kiến bộ máy Chính phủ còn 13 bộ, 4 cơ quan ngang bộ, giảm 5 bộ và 5 cơ quan trực thuộc Chính phủ; giảm 12/13 tổng cục và tổ chức tương đương tổng cục thuộc bộ, cơ quan ngang bộ.

Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì Hội nghị Quân ủy Trung ương

Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì Hội nghị Quân ủy Trung ương
Chiều 16/12, tại Hà Nội, Quân ủy Trung ương đã tổ chức Hội nghị lần thứ mười hai, nhiệm kỳ 2020 - 2025, nhằm kiểm điểm, đánh giá kết quả lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng năm 2024 và quyết nghị những chủ trương, giải pháp lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ năm 2025.

Quân đội nhân dân Việt Nam sẽ tiếp tục lập nên những chiến công xuất sắc

Chủ tịch nước Lương Cường phát biểu chỉ đạo tại Hội thảo. (Ảnh trong bài: Tuấn Huy)
(PLVN) - Cuối tuần qua, tại Hà Nội, Bộ Quốc phòng đã chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Công an và tỉnh Cao Bằng tổ chức Hội thảo khoa học cấp quốc gia với chủ đề “Quân đội nhân dân Việt Nam - Truyền thống hào hùng, sự nghiệp vẻ vang, lực lượng nòng cốt xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh”.