Quy định mới về chế độ báo cáo công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo

Nhiều quy định mới về chế độ báo cáo công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo. (Ảnh minh họa - Nguồn: lsvn.vn)
Nhiều quy định mới về chế độ báo cáo công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo. (Ảnh minh họa - Nguồn: lsvn.vn)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Thanh tra Chính phủ đã ban hành Thông tư 01/2024/TT-TTCP quy định chế độ báo cáo công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

3 loại báo cáo

Theo đó, Thông tư 01/2024/TT-TTCP áp dụng đối với Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (UBND cấp tỉnh), các cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền và trách nhiệm trong công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

Thông tư 01/2024/TT-TTCP quy định rõ báo cáo phải đầy đủ, chính xác, khách quan, kịp thời; đúng quy định của pháp luật về thanh tra, tiếp công dân, khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và hướng dẫn tại Thông tư 01/2024/TT-TTCP.

Bên cạnh đó, Thông tư 01/2024/TT-TTCP quy định có 3 loại báo cáo gồm: Báo cáo định kỳ; báo cáo chuyên đề; báo cáo đột xuất. Trong đó, báo cáo định kỳ là báo cáo công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực được thực hiện hằng quý, 6 tháng, 9 tháng và hằng năm.

Báo cáo chuyên đề là báo cáo để đáp ứng yêu cầu thông tin có tính chuyên sâu về một chủ đề thuộc lĩnh vực thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực được thực hiện một hoặc nhiều lần trong một khoảng thời gian nhất định.

Báo cáo đột xuất là báo cáo để đáp ứng yêu cầu thông tin về vấn đề phát sinh bất thường trong các lĩnh vực thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực được thực hiện theo yêu cầu của cơ quan cấp trên hoặc của Thanh tra Chính phủ.

Cụ thể, đối với báo cáo quý I, 6 tháng, 9 tháng và hằng năm, Thông tư 01/2024/TT-TTCP nêu rõ các nội dung báo cáo như sau:

Về công tác thanh tra nội dung báo cáo gồm: tình hình, kết quả, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ công tác thanh tra trong kỳ báo cáo, phương hướng, nhiệm vụ chủ yếu triển khai trong kỳ báo cáo tiếp theo.

Về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo nội dung báo cáo gồm: tình hình, kết quả, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong kỳ báo cáo, phương hướng, nhiệm vụ chủ yếu triển khai trong kỳ báo cáo tiếp theo.

Về công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực nội dung báo cáo gồm: tình hình, kết quả thực hiện nhiệm vụ, đánh giá về công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong kỳ báo cáo, phương hướng, nhiệm vụ chủ yếu triển khai trong kỳ báo cáo tiếp theo.

Đối với báo cáo chuyên đề, Thông tư 01/2024/TT-TTCP quy định các nội dung báo cáo như sau:

Báo cáo chuyên đề về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo hằng năm: Tình hình, kết quả, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong kỳ báo cáo, dự báo tình hình và phương hướng, nhiệm vụ chủ yếu triển khai trong kỳ báo cáo tiếp theo.

Báo cáo chuyên đề về công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực hằng năm: Tình hình, kết quả thực hiện nhiệm vụ, đánh giá về công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong kỳ báo cáo, phương hướng, nhiệm vụ chủ yếu triển khai trong kỳ báo cáo tiếp theo.

Báo cáo chuyên đề khác: Thanh tra Chính phủ có văn bản hướng dẫn cụ thể về đề cương, biểu số liệu báo cáo.

Đối với báo cáo đột xuất, Thông tư 01/2024/TT-TTCP nêu rõ, khi Thanh tra Chính phủ có yêu cầu báo cáo đột xuất trong lĩnh vực thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực thì Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND cấp tỉnh, các cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm báo cáo theo hướng dẫn của Thanh tra Chính phủ.

Khi cơ quan, tổ chức, đơn vị phát hiện những vấn đề đột xuất, có tính chất phức tạp trong lĩnh vực thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực liên quan trực tiếp tới chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình thì có trách nhiệm báo cáo kịp thời cho cơ quan thanh tra cấp trên và Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền để được chỉ đạo, phối hợp xử lý.

Thời gian chốt số liệu báo cáo

Ngoài ra, Thông tư 01/2024/TT-TTCP quy định về thời gian chốt số liệu báo cáo, cụ thể:

Đối với báo cáo định kỳ: Báo cáo quý I từ ngày 15 của tháng 12 năm trước đến ngày 14 tháng 3 của năm báo cáo. Báo cáo quý II, quý III, quý IV từ ngày 15 của tháng cuối quý trước đến ngày 14 của tháng cuối quý báo cáo. Báo cáo 6 tháng từ ngày 15 của tháng 12 năm trước đến ngày 14 tháng 6 của năm báo cáo. Báo cáo 9 tháng từ ngày 15 của tháng 12 năm trước đến ngày 14 tháng 9 của năm báo cáo. Báo cáo hằng năm từ ngày 15 tháng 12 năm trước đến ngày 14 tháng 12 của năm báo cáo.

Đối với báo cáo chuyên đề, đột xuất: Thời gian chốt số liệu theo yêu cầu bằng văn bản của Thanh tra Chính phủ.

Đồng thời, Thông tư 01/2024/TT-TTCP nêu rõ, báo cáo phải được thể hiện bằng văn bản giấy, văn bản điện tử, có chữ ký của Thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị và được đóng dấu theo quy định. Trường hợp Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước ủy quyền cho Thủ trưởng cơ quan thanh tra cùng cấp ký báo cáo thì thực hiện theo quy định về ký thừa ủy quyền.

Báo cáo được gửi tới cơ quan nhận báo cáo bằng hệ thống văn bản điện tử trong cơ quan hành chính nhà nước và một trong số phương thức sau: Gửi qua phần mềm hệ thống báo cáo của ngành Thanh tra; gửi qua thư điện tử của cơ quan hành chính nhà nước; gửi trực tiếp; gửi qua dịch vụ bưu chính; gửi qua Fax.

Số liệu báo cáo nhập liệu vào phần mềm hệ thống báo cáo của ngành Thanh tra theo hướng dẫn của Thanh tra Chính phủ.

Thông tư 01/2024/TT-TTCP có hiệu lực từ ngày 5/3/2024.

Đọc thêm

Những quy định pháp luật phụ nữ cần biết để bảo vệ mình

Những quy định pháp luật phụ nữ cần biết để bảo vệ mình
(PLVN) - Trong xã hội hiện đại, pháp luật là công cụ quan trọng để bảo vệ quyền lợi cho mọi công dân, đặc biệt là phụ nữ. Dù các quyền cơ bản đã được công nhận, phụ nữ vẫn gặp nhiều khó khăn khi thực hiện quyền này. Hiểu biết về pháp luật giúp phụ nữ tự bảo vệ và đấu tranh vì quyền lợi của mình.

Nhiều điểm mới đáng chú ý trong dự thảo Luật Nhà giáo

Ảnh minh họa
(PLVN) - Tăng lương, tăng phụ cấp, giảm tuổi nghỉ hưu, chính sách bảo vệ, thu hút nhà giáo... là một số điểm mới đáng chú ý trong dự thảo Luật Nhà giáo sẽ trình Quốc hội xem xét cho ý kiến lần đầu tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá 15.

Phí sử dụng đường cao tốc do Nhà nước đầu tư cao nhất là 5.200 đồng/xe.km

Phí sử dụng đường bộ cao tốc từ 900 đồng/xe.km đến 5.200 đồng/xe.km. (Ảnh: Hồng Thương)
(PLVN) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định 130/2024/NĐ-CP quy định về thu phí sử dụng đường bộ cao tốc đối với phương tiện lưu thông trên tuyến đường bộ cao tốc thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và trực tiếp quản lý, khai thác.Theo đó, có 5 nhóm đối tượng chịu phí sử dụng đường bộ cao tốc do Nhà nước đầu tư, với mức thu thấp nhất 900 đồng/xe.km và cao nhất là 5.200 đồng/xe.km.