Quy định mới về cải tạo xe quân sự

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Bộ Quốc phòng vừa ban hành Thông tư 95/2023/TT-BQP quy định về cải tạo xe cơ giới, xe máy chuyên dùng thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng, trong đó nêu rõ nguyên tắc cải tạo xe quân sự.

Theo đó, xe quân sự gồm xe cơ giới, xe máy chuyên dùng. Cải tạo xe quân sự là việc thay đổi tính năng sử dụng hoặc thay đổi hệ thống, tổng thành của xe quân sự. Trường hợp thay thế hệ thống, tổng thành bằng hệ thống, tổng thành cùng kiểu loại, cùng nhà sản xuất (cùng mã phụ tùng) thì không phải là cải tạo.

Thông tư 95/2023/TT-BQP quy định việc cải tạo xe quân sự phải bảo đảm các nguyên tắc sau: Không thay khung xe mà chỉ thay đổi chiều dài hoặc gia cố tăng cường khung xe nguyên thủy nhưng không thay đổi chiều dài cơ sở của xe nguyên thủy trừ rơ moóc và sơ mi rơ moóc.

Mỗi xe cơ giới chỉ cải tạo, thay đổi động cơ và không quá 3 hệ thống, tổng thành trong 7 hệ thống, tổng thành của xe nguyên thủy, cụ thể gồm: Hệ thống truyền lực; hệ thống chuyển động; hệ thống treo; hệ thống phanh; hệ thống lái; buồng lái, thùng hàng hoặc thùng tự đổ; hệ thống điện xe, hệ thống quản lý...

Đối với mỗi xe máy chuyên dùng chỉ cải tạo, thay động cơ và không quá 4 hệ thống, tổng thành trong 8 hệ thống, tổng thành của xe nguyên thủy, cụ thể gồm: Hệ thống truyền lực; hệ thống chuyển động; hệ thống treo; hệ thống phanh; hệ thống lái; hệ thống điện, điện thủy lực, điện tự động hóa; buồng lái, thân xe; thiết bị chuyên dùng.

Bên cạnh đó, việc cải tạo xe quân sự phải bảo đảm phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật và quy định của pháp luật, Bộ Quốc phòng về chất lượng an toàn kỹ thuật, bảo vệ môi trường, bí mật Nhà nước. Khối lượng toàn bộ của xe quân sự sau cải tạo phải bảo đảm các chỉ tiêu về độ ổn định, an toàn khi vận hành và quy định của Luật Giao thông đường bộ. Khổ giới hạn của xe quân sự sau cải tạo không vượt quá khổ giới hạn theo quy định của Luật Giao thông đường bộ. Xe quân sự sau cải tạo phải đăng ký theo quy định của pháp luật.

Ngoài ra, Thông tư 95/2023/TT-BQP quy định cụ thể quy trình cải tạo xe quân sự gồm 6 bước như sau: 1. Đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng có nhu cầu cải tạo xe quân sự xây dựng cấu hình, tính năng chiến - kỹ thuật của xe (đối với trường hợp thay đổi tính năng chiến - kỹ thuật), trình Tổng Tham mưu trưởng phê duyệt; 2. Cấp phép cải tạo xe quân sự; 3. Thiết kế cải tạo xe quân sự; 4. Thẩm định, phê duyệt hồ sơ thiết kế cải tạo xe quân sự; 5. Thi công cải tạo xe quân sự; 6. Nghiệm thu xe quân sự.

Đồng thời, Thông tư 95/2023/TT-BQP nêu rõ đơn vị, tổ chức thi công cải tạo xe quân sự gồm: Tổ chức có tư cách pháp nhân, có đăng ký kinh doanh ngành nghề thi công cải tạo, sản xuất, lắp ráp phương tiện cơ giới đường bộ; đơn vị trong Bộ Quốc phòng có chức năng, nhiệm vụ thi công cải tạo xe quân sự.

Việc thi công cải tạo xe quân sự phải đúng hồ sơ thiết kế đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Đơn vị, tổ chức thi công cải tạo xe quân sự chịu trách nhiệm về chất lượng xe quân sự sau cải tạo.

Việc thi công cải tạo xe quân sự phải thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu. Trường hợp thi công cải tạo lắp đặt trang bị kỹ thuật lên xe quân sự phải do đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng đảm nhiệm.

Thông tư 95/2023/TT-BQP có hiệu lực từ ngày 15/01/2024.

Đọc thêm

Nâng mức chuẩn trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng

Đại tá Hoàng Tuấn Hiền, Phó cục trưởng Cục Chính sách, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam trao quà của Bộ Quốc phòng tặng đại biểu người có công tỉnh Hậu Giang.
(PLVN) - Chính phủ mới ban hành Nghị định 77/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 75/2021/NĐ-CP quy định mức hưởng trợ cấp, phụ cấp và các chế độ ưu đãi người có công với cách mạng đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị định 55/2023/NĐ-CP.

Sửa đổi, bổ sung quy định về giấy thông hành

Chính phủ vừa sửa đổi, bổ sung một số quy định về giấy thông hành. (Ảnh: chinhphu.vn)
(PLVN) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định 67/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 76/2020/NĐ-CP quy định chi tiết đối tượng, trình tự, thủ tục, thẩm quyền cấp, thu hồi, hủy giá trị sử dụng giấy thông hành và Nghị định 77/2020/NĐ-CP quy định việc quản lý, khai thác thông tin trong cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất nhập cảnh; dịch vụ công trực tuyến phục vụ cấp, quản lý, kiểm soát hộ chiếu của công dân Việt Nam; kiểm soát xuất nhập cảnh bằng cổng kiểm soát tự động.

Những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 7/2024

Luật Căn cước có hiệu lực từ ngày 1/7, chính thức đổi tên thẻ Căn cước công dân thành thẻ Căn cước. (Ảnh: Hồng Thương)
(PLVN) - 10 Luật chính thức có hiệu lực thi hành từ 1/7/2024; trẻ dưới 14 tuổi được cấp tài khoản định danh điện tử riêng; Bộ Tài chính giảm 36 khoản phí, lệ phí nhằm tiếp tục tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh... là những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 7/2024.

Bộ Tiêu chí ứng xử trong gia đình: “Tấm khiên” bảo vệ gia đình

Bộ Tiêu chí đã bao quát được hết các đối tượng cấu thành nên một gia đình hạt nhân hoặc một “đại gia đình” ở quy mô rộng lớn hơn. (Ảnh: Mai Anh Phạm).
(PLVN) - Gia đình là nền tảng của xã hội, nơi mỗi người được nuôi dưỡng, giáo dục và phát triển nhân cách. Để xây dựng và bảo vệ giá trị thiêng liêng này, Bộ VH,TT&DL đã ban hành "Bộ Tiêu chí ứng xử trong gia đình". Đây không chỉ là “kim chỉ nam” cho các hành vi, lối sống mà còn là tấm khiên vững chắc bảo vệ hạnh phúc gia đình.

Gỡ vướng về định mức kinh tế - kỹ thuật lĩnh vực báo chí

Phóng viên báo chí tác nghiệp tại Đại hội Đảng lần thứ XIII. (Ảnh: VGP)
(PLVN) - Bộ Thông tin và Truyền thông mới đây đã ban hành Thông tư số 05/2024/TT-BTTTT hướng dẫn xây dựng, thẩm định, ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước trong lĩnh vực báo chí thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Thông tin và Truyền thông.