Quy định mới về giải thể đơn vị sự nghiệp công thuộc lĩnh vực tài chính

Ảnh: Chinhphu.vn
Ảnh: Chinhphu.vn
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Bộ Tài chính mới ban hành Thông tư 72/2023/TT-BTC quy định tiêu chí phân loại, điều kiện thành lập, sáp nhập, hợp nhất, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực tài chính.

Tiêu chí phân loại đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực tài chính

Theo đó, Thông tư 72/2023/TT-BTC quy định về tiêu chí phân loại đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực tài chính như sau:

Phân loại theo thẩm quyền thành lập gồm: Đơn vị sự nghiệp công lập được thành lập theo thẩm quyền của Chính phủ; đơn vị sự nghiệp công lập được thành lập theo thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ; đơn vị sự nghiệp công lập được thành lập theo thẩm quyền của Bộ trưởng Bộ Tài chính; đơn vị sự nghiệp công lập được thành lập theo thẩm quyền của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Phân loại theo mức độ tự chủ gồm: Đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư; đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên; đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm một phần chi thường xuyên; đơn vị sự nghiệp công lập do ngân sách nhà nước bảo đảm chi thường xuyên.

Đồng thời, Thông tư 72/2023/TT-BTC cũng nêu rõ các tiêu chí phân loại đơn vị sự nghiệp công lập không áp dụng đối với: Đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng (nếu có). Đơn vị sự nghiệp công lập thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Tài chính và Sở Tài chính tỉnh, thành phố hoạt động trong lĩnh vực thông tin và truyền thông, khoa học và công nghệ, giáo dục đào tạo và sự nghiệp kinh tế, sự nghiệp khác ngoài lĩnh vực tài chính.

Quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách hoặc tổ chức khác hoạt động trong lĩnh vực tài chính hoạt động theo cơ chế như đơn vị sự nghiệp công lập. Đơn vị sự nghiệp quy định tại khoản 6, khoản 7 Điều 2 Nghị định 120/2020/NĐ-CP.

Đáng chú ý, Thông tư 72/2023/TT-BTC quy định việc giải thể đơn vị sự nghiệp công lập được thực hiện khi có một trong các điều kiện sau:

Không còn chức năng, nhiệm vụ theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 5 Nghị định 120/2020/NĐ-CP.

Không xác định rõ mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ của đơn vị cung cấp dịch vụ sự nghiệp công, phục vụ quản lý nhà nước theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 5 Nghị định 120/2020/NĐ-CP.

Không bảo đảm số lượng người làm việc tối thiểu theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 5 Nghị định 120/2020/NĐ-CP và cơ quan, đơn vị không có đơn vị sự nghiệp công lập khác phù hợp về chức năng, nhiệm vụ để sáp nhập, hợp nhất.

Không bảo đảm mức độ tự chủ từ 30% trở lên chi thường xuyên hoặc có 30% số lượng người làm việc trở lên được hưởng lương từ nguồn thu sự nghiệp theo quy định tại khoản 3 Điều 5 Thông tư 72/2023/TT-BTC (đối với đơn vị sự nghiệp công lập được thành lập trước ngày Thông tư 72/2023/TT-BTC có hiệu lực) hoặc không còn khả năng bảo đảm mức độ tự chủ theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 120/2020/NĐ-CP (đối với đơn vị sự nghiệp công lập được thành lập từ ngày Thông tư 72/2023/TT-BTC có hiệu lực) và cơ quan, đơn vị không có đơn vị sự nghiệp công lập khác phù hợp về chức năng, nhiệm vụ để sáp nhập, hợp nhất.

Không bảo đảm điều kiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành (nếu có)...

Điều kiện sáp nhập, hợp nhất đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực tài chính

Bên cạnh đó, Thông tư 72/2023/TT-BTC cũng nêu rõ điều kiện sáp nhập, hợp nhất đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực tài chính. Theo đó, việc sáp nhập, hợp nhất đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực tài chính được thực hiện khi cơ quan, tổ chức có đơn vị sự nghiệp công lập khác phù hợp về chức năng, nhiệm vụ với đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực tài chính để sáp nhập, hợp nhất và đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực tài chính đáp ứng một trong các điều kiện sau:

Có điều chỉnh về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 5 Nghị định 120/2020/NĐ-CP.

Hai năm liên tiếp hoạt động không hiệu quả theo đánh giá của cơ quan có thẩm quyền hoặc nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cung cấp dịch vụ sự nghiệp công, phục vụ quản lý nhà nước của đơn vị sự nghiệp công lập.

Không bảo đảm số lượng người làm việc tối thiểu theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 5 Nghị định 120/2020/NĐ-CP...

Thông tư 72/2023/TT-BTC nêu rõ, việc sáp nhập, hợp nhất các đơn vị sự nghiệp công lập có mức độ tự chủ tài chính như nhau bảo đảm không làm giảm mức độ tự chủ về tài chính hiện có của các đơn vị; trường hợp thực hiện sáp nhập, hợp nhất các đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ tài chính ở các mức độ khác nhau thì mức độ tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập sau khi sáp nhập, hợp nhất được thực hiện theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.

Đơn vị sự nghiệp công lập hình thành sau khi sáp nhập, hợp nhất phải đáp ứng đủ điều kiện thành lập đơn vị sự nghiệp công lập quy định tại Điều 5 Thông tư 72/2023/TT-BTC và quy định pháp luật có liên quan.

Thông tư 72/2023/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 01/02/2024.

Tin cùng chuyên mục

Chủ tịch UBND cấp xã có trách nhiệm ngăn chặn và xử lý những vi phạm về quản lý, sử dụng đất đai tại địa phương. (Ảnh minh họa: Hồng Thương)

Trách nhiệm của Chủ tịch UBND cấp xã trong quản lý đất đai

(PLVN) - Chính phủ đã ban hành Nghị định 151/2025/NĐ-CP quy định về phân định thẩm quyền của chính quyền địa phương 2 cấp, phân quyền, phân cấp trong lĩnh vực đất đai; trong đó Nghị định đã quy định rõ trách nhiệm của UBND cấp xã và Chủ tịch UBND cấp xã trong việc thực hiện quản lý nhà nước về các nội dung quy định tại Luật Đất đai.

Đọc thêm

Doanh nghiệp sẽ đối mặt chế tài mạnh nếu chậm, trốn đóng BHXH, BHYT

Doanh nghiệp sẽ đối mặt chế tài mạnh nếu chậm, trốn đóng BHXH, BHYT
(PLVN) - Một trong những điểm mới đáng chú ý của Luật BHXH năm 2024 và Luật BHYT năm 2024 là việc phân định rõ giữa hai hành vi vi phạm chậm đóng và trốn đóng BHXH, BHYT, giúp cơ quan chức năng có cơ sở pháp lý vững chắc hơn để xác định hành vi vi phạm và áp dụng chế tài xử lý phù hợp.

Đề xuất phạt tới 100 triệu đồng đối với hành vi không lập hoá đơn theo quy định

Ảnh minh họa
(PLVN) - Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 125/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn. Trong đó đề xuất mức phạt lên tới 100 triệu đồng đối với hành vi không lập hóa đơn khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ theo quy định.

Bổ sung chính sách tín dụng ưu đãi cho nông nghiệp hữu cơ, kinh tế tuần hoàn

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Từ ngày 1/7, các dự án, phương án sản xuất kinh doanh nông nghiệp hữu cơ hoặc đáp ứng tiêu chí kinh tế tuần hoàn sẽ được tổ chức tín dụng xem xét cho vay không có tài sản bảo đảm lên đến 70% giá trị. Đây là điểm mới trong Nghị định 156/2025/NĐ-CP vừa được Chính phủ ban hành nhằm thúc đẩy phát triển nông nghiệp bền vững.

Từ 1/7, UBND xã cấp 'sổ đỏ' lần đầu

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Từ ngày 1/7, bộ máy mới theo mô hình chính quyền địa phương hai cấp chính thức vận hành. Theo đó, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân (UBND) xã, phường, đặc khu sẽ được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất lần đầu cho người dân.

Đề xuất mới về hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu

Ảnh minh họa: Báo Chính phủ
(PLVN) - Bộ Quốc phòng đang dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định sửa đổi, bổ sung một số điều Quy chế hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu kèm theo Quyết định số 12/2021/QĐ-TTg ngày 24/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ.

Sàn thương mại điện tử sẽ khấu trừ, nộp thuế thay người bán hàng online từ 1/7

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) - Chính phủ mới ban hành Nghị định số 117/2025/NĐ-CP quy định quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh trên nền tảng thương mại điện tử, nền tảng số của hộ, cá nhân. Theo đó, từ ngày 1/7, các sàn thương mại điện tử sẽ thực hiện khấu trừ và nộp thay thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân cho hộ, cá nhân kinh doanh online trên nền tảng của mình.

Đề xuất thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo của cấp xã, cấp tỉnh khi kết thúc cấp huyện

Phòng Tiếp công dân Thanh tra tỉnh Hải Dương. (Ảnh minh họa: Báo Hải Dương)
(PLVN) - Bộ Nội vụ đang lấy ý kiến dự thảo Nghị định quy định về phân định thẩm quyền của chính quyền địa phương theo mô hình tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Thanh tra Chính phủ. Trong đó, dự thảo quy định về thẩm quyền trong giải quyết khiếu nại, tố cáo của cấp xã, cấp tỉnh khi kết thúc cấp huyện.