"Hàng Tàu" đang cản người Việt dùng hàng Việt

Ba điều ám ảnh cả người tiêu dùng lẫn người kinh doanh từ thực tế một thời gian dài DN trong nước “buông lửng” thị trường nông thôn là: không biết và chẳng quan tâm thế nào là hàng Việt - quen xài hàng giá rẻ - chấp nhận một cách vô tư hàng giả, nhái và "hàng Tàu". Thực tế này đã cản trở người Việt dùng hàng Việt.

 

[links()]Ba điều ám ảnh cả người tiêu dùng lẫn người kinh doanh từ thực tế một thời gian dài DN trong nước “buông lửng” thị trường nông thôn là: không biết và chẳng quan tâm thế nào là hàng Việt - quen xài hàng giá rẻ - chấp nhận một cách vô tư hàng giả, nhái và "hàng Tàu". Thực tế này đã cản trở người Việt dùng hàng Việt.

Bà Vũ Kim Hạnh - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Kinh doanh và Hỗ trợ Doanh nghiệp (BSA), Chủ tịch Hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao - chia sẻ kinh nghiệm đưa hàng Việt về nông thôn.
“Miếng bánh ngon” bị bỏ quên?
Nghiên cứu gần đây của AC.Nielsen về cấu trúc bán lẻ ở Việt Nam chỉ ra, 70% dân số sống ở nông thôn nhưng mạng lưới cửa hàng bán lẻ tương ứng đang phục vụ họ chỉ chiếm 47% của cả nước. Và mức tiêu dùng của lực lượng 70% dân số này chỉ chiếm 27% doanh số bán lẻ trên cả nước.  
bà Vũ Kim Hạnh
Bà Vũ Kim Hạnh
Theo tham khảo của BSA với các chuyên gia về thị trường nông thôn, cơ cấu tiêu dùng phổ biến của một hộ nông dân như sau: 50% tổng chi tiêu dành cho lương thực, thực phẩm (cơ cấu đang có thay đổi từ chỗ chỉ toàn gạo muối, nay có thêm các sản phẩm chế biến của lương thực và nước chấm đa dạng). Cụ thể, 5% dành cho may mặc; 15% dành cho tất cả đồ dùng gia đình khác; 15% dành cho y tế, giáo dục của con cái; 5% dành sửa chữa nhà, điện nước, đi lại 5% (xăng dầu); còn lại là giỗ chạp, giao tế xã hội ....
Cả nước hiện có 63 tỉnh thành, trong đó 5 đô thị lớn nhất trực thuộc Trung ương: TP.HCM, Hà Nội, Cần Thơ, Đà Nẵng, Hải Phòng; 42 thành phố trực thuộc tỉnh và 45 thị xã trực thuộc tỉnh. Ước có hơn 6.000 xã, 9.000 chợ và 550.000 điểm bán lẻ trên cả nước. 

Ba điều ám ảnh cả người tiêu dùng lẫn người kinh doanh từ thực tế một thời gian dài DN trong nước “buông lửng” thị trường nông thôn là: không biết và chẳng quan tâm thế nào là hàng Việt - quen xài hàng giá rẻ - chấp nhận một cách vô tư hàng giả, nhái và hàng Tàu

Kinh nghiệm vàng
Chương trình đưa hàng Việt về nông thôn do BSA cùng với các DN Việt Nam thực hiện từ tháng 3/2009 cho đến ngày 25/7/2010; kết thúc phiên chợ thứ 46 tại tỉnh thứ 18 trên cả nước (miền Nam: An Giang, Vĩnh Long, Trà Vinh, Bến Tre, Đồng Tháp, Cà Mau, Bạc Liêu, Bình Dương, Bà Rịa- Vũng Tàu, Kiên Giang; miền Trung và Tây Nguyên: Đà Nẵng, Khánh Hòa, Lâm Đồng, Đắk Nông; miền Bắc: Bắc Giang, Thái Bình, Hòa Bình, Lạng Sơn).
Từ hình thức ban đầu chỉ có bán hàng, sau đó đã hình thành dần mô hình đầy đủ với 8 loại hình hoạt động cho mỗi phiên chợ kéo dài 2 ngày ở từng huyện. Đó là: truyền thông cho chuyến bán hàng (bằng xe loa lưu động, băng rôn, quảng cáo truyền hình, tờ rơi…); bán hàng với ưu đãi và có tư vấn tiêu dùng; khám bệnh phát thuốc cho dân địa phương; tặng quà khuyến học cho học sinh nghèo; huấn luyện kỹ năng cho người bán lẻ; tư vấn kỹ thuật nông nghiệp; biểu diễn văn nghệ hàng đêm; cung cấp thông tin về thị trường bán lẻ cho địa phương và cho DN.
Qua các chuyến đưa hàng về nông thôn cho thấy, người tiêu dùng nông thôn có nhu cầu tiêu dùng hàng Việt và sẵn sàng ủng hộ chủ trương ưu tiên dùng hàng Việt, với điều kiện hàng có mức giá phải chăng và dễ mua. Tuy vậy, số đông DN vẫn còn ngần ngại trong việc đưa hàng về nông thôn. Bài toán chi phí và tính chuyên nghiệp đang thực sự làm đau đầu các DN Việt Nam.
Qua các chuyến đưa hàng Việt về nông thôn, chúng tôi xin chia sẻ: Đúc kết ban đầu từ những Cty đang được xem là thành công trong khai thác thị trường nông thôn là do: hàng có chất lượng ổn định, giá bán phải chăng, đa số có quảng cáo trên tivi thường xuyên, có mạng lưới phân phối rộng khắp và có sự giám sát, chăm sóc và hỗ trợ thương mại tốt.
Đồng thời, muốn bán được hàng cho nông dân thì phải giúp họ nâng cao đời sống, tiêu thụ được nông sản để họ có khả năng mua hàng tiêu dùng. Đưa hàng công nghệ phẩm về nông thôn cần nỗ lực, bền bỉ; về lâu dài, cần những thay đổi các chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với đời sống và tiêu dùng nông thôn như cầu, đường nội xã, huyện, nước sạch, điều kiện học hành, chữa bệnh…
Nhà nước cần hỗ trợ cho DN nhiều hơn, căn cơ và dài hạn hơn để họ nhanh chóng thay đổi giải pháp chiến thuật “giật gấu vá vai” để sang theo đuổi chiến lược lâu dài, ổn định.
Hy vọng những “bài học dọc đường này” sẽ được DN coi là “vốn giắt lưng” để tiếp tục hành trình đưa hàng Việt về với thị trường nông thôn nhiều hơn nữa.
PVKT

Đọc thêm

Thu nội địa tăng gần 11% so với cùng kỳ

Toàn ngành Thuế phấn đấu hoàn thành dự toán thu NSNN; triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp tăng cường quản lý thu, chống thất thu...
(PLVN) -  Lũy kế thu ngân sách nhà nước (NSNN) do ngành Thuế quản lý trong 4 tháng đầu năm 2024 đã đạt hơn 640.000 tỷ đồng, bằng 43% so với dự toán, tăng 10,7% so với cùng kỳ năm 2023.

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái: Chuẩn bị sẵn sàng các phương án, lộ trình điều chỉnh giá

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái.
(PLVN) -  Phó Thủ tướng Lê Minh Khái chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương chủ động thực hiện theo thẩm quyền hoặc đề xuất, tham mưu cấp có thẩm quyền các biện pháp, giải pháp, kịch bản ứng phó phù hợp, linh hoạt, kịp thời, bảo đảm mục tiêu kiểm soát lạm phát trong năm 2024 trong giới hạn 4-4,5% theo đúng Nghị quyết của Quốc hội trong mọi tình huống.

Nâng cao hiệu quả quản lý thuế với lĩnh vực kinh doanh vàng

100% DN kinh doanh vàng đã sử dụng hóa đơn điện tử. (Ảnh: Khánh Huy).
(PLVN) - Tổng cục Thuế cho biết, việc sử dụng hóa đơn điện tử (HĐĐT) đã được triển khai trên toàn quốc từ ngày 1/7/2022, trong đó có các doanh nghiệp (DN) hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh vàng bạc. Vấn đề quan trọng nhất hiện nay là phối hợp, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát.

Phát triển Bà Rịa - Vũng Tàu thành trung tâm kinh tế biển quốc gia: Cần có cách tiếp cận chiến lược, đặt trong tổng thể

Bãi biển TP Vũng Tàu.
(PLVN) - Với những tiềm năng, lợi thế đặc biệt liên quan đến ngành công nghiệp dầu khí, hệ thống cảng biển, dịch vụ logistics, du lịch biển và các ngành kinh tế biển khác, Bà Rịa - Vũng Tàu quyết tâm đến 2030 trở thành trung tâm kinh tế biển quốc gia và nằm trong nhóm 5 địa phương phát triển kinh tế biển hàng đầu cả nước.

Chuyển đổi số ngành Thuế: Định vị top đầu

Ngành Thuế là đơn vị dẫn đầu trong chuyển đổi số của Bộ Tài chính. (Nguồn: ITN)
(PLVN) - Đó là nội dung quan trọng trong chiến lược cải cách hiện đại hóa (CCHĐH) ngành Thuế đến năm 2030. Theo Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Mai Xuân Thành, công cuộc chuyển đổi số (CĐS) đang có những bước tiến lớn để ngành Thuế giữ vững vị trí hàng đầu.

Xem xét xử lý trách nhiệm các chủ đầu tư không đảm bảo tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Xem xét xử lý trách nhiệm các chủ đầu tư không đảm bảo tiến độ giải ngân vốn đầu tư công
(PLVN) - Đây là yêu cầu của tỉnh Lào Cai tại Thông báo 108/TB-VPUBND ngày 2/5/2024 kết luận của Thường trực UBND tỉnh về tiến độ giải ngân xây dựng cơ bản (kể cả chương trình mục tiêu quốc gia), công tác chuẩn bị đầu tư năm 2024 và giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công năm 2024.

Khai thông nền kinh tế để tăng trưởng bền vững

Cần phải nhận thức thực chất quan hệ “tăng trưởng GDP” và ổn định kinh tế vĩ mô ở Việt Nam. (Ảnh minh họa)
(PLVN) - Theo PGS. TS Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam (VKTVN), tăng trưởng kinh tế (GDP) của Việt Nam trong quý I/2024 khá cao, song cần nhận thức thực chất vấn đề, đồng thời khai thông nền kinh tế để tăng trưởng bền vững.

Ngành Thép đối diện nhiều thách thức

Sản xuất thép cán nóng. (Ảnh: Tập đoàn Hòa Phát cung cấp)
(PLVN) - Thị trường thép ở nước ta đang khá trầm lắng dù đang trong thời gian cao điểm mùa xây dựng. Không những thế, các doanh nghiệp sản xuất thép còn chịu áp lực cạnh tranh bởi thép nhập khẩu từ nước ngoài.

Cân nhắc kỹ đề xuất nhập khẩu cát làm cao tốc

Nhiều dự án giao thông trọng điểm tại ĐBSCL thiếu cát đắp nền. (Ảnh: Bộ GTVT)
(PLVN) - Nhiều dự án giao thông trọng điểm tại TP Hồ Chí Minh và các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đang có nguy cơ chậm tiến độ do thiếu cát đắp nền đường. Trước đề xuất nhập cát từ Campuchia về phục vụ các dự án giao thông này, đại diện Bộ Xây dựng cho rằng việc này có những được - mất khác nhau, cần nghiên cứu kỹ.

Tăng chế tài xử phạt trong lĩnh vực thủy sản: Thể hiện quyết tâm của Việt Nam để gỡ “thẻ vàng IUU”

BĐBP Đà Nẵng kiểm tra thiết bị trên tàu bảo đảm điều kiện an toàn hàng hải. (Ảnh: Minh Trang)
(PLVN) - Ngày 4/4/2024, Chính phủ ban hành Nghị định 37/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 26/2019/NĐ-CP ngày 8/3/2019 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản. Một ngày sau đó, ngày 5/4/2024, Chính phủ ban hành Nghị định 38/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 42/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính (XPVPHC) trong lĩnh vực thủy sản.

Nancy Ngô Thị Bích Quyên - Nhà sáng lập Hà Nội coaching Group: “Bà đầm thép” của BNI Việt Nam

Nancy Ngô Thị Bích Quyên - Nhà sáng lập Hà Nội coaching Group: “Bà đầm thép” của BNI Việt Nam
(PLVN) -  Không chỉ nổi danh trong lĩnh vực đào tạo doanh nghiệp (DN) ở trong nước, Nancy Ngô Thị Bích Quyên còn là nhà huấn luyện doanh nghiệp được vinh danh xuất sắc trên thế giới và khu vực châu Á Thái Bình Dương nhiều năm liên tục. Và “Bà đầm thép” chính là biệt danh mọi người dành cho chị. Cụm từ đó cũng thể hiện bản lĩnh, tri thức, tiếng tăm và chất “thép” trong con người nữ doanh nhân tài giỏi này!

ĐHĐCĐ 2024 Vietjet (VJC): Doanh thu vận tải hàng không vượt 53,7 nghìn tỷ; Kế hoạch vận chuyển 27 triệu lượt khách năm 2024, chia cổ tức 25%

ĐHĐCĐ 2024 Vietjet (VJC): Doanh thu vận tải hàng không vượt 53,7 nghìn tỷ; Kế hoạch vận chuyển 27 triệu lượt khách năm 2024, chia cổ tức 25%
(PLVN) - Ngày 26/4/2024, Công ty Cổ phần hàng không Vietjet (mã CK: VJC) đã tổ chức Đại hội cổ đông thường niên năm 2024 và thông qua kế hoạch kinh doanh với mục tiêu tập trung giữ vững thị phần trong nước, đẩy mạnh hợp tác và liên doanh để mở rộng các tuyến bay quốc tế.