Nhật tính xoa dịu Trung Quốc vụ quần đảo Senkaku

Các nguồn thạo tin ngày 9/10 cho biết Nhật Bản đang cân nhắc các kế hoạch nhằm xoa dịu căng thẳng với Trung Quốc bằng việc thừa nhận tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh đối với quần đảo tranh chấp tại biển Hoa Đông, trong khi vẫn bảo lưu lập trường rằng không tồn tại tranh chấp lãnh thổ chính thức nào đối với quần đảo này.

Các nguồn thạo tin ngày 9/10 cho biết Nhật Bản đang cân nhắc các kế hoạch nhằm xoa dịu căng thẳng với Trung Quốc bằng việc thừa nhận tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh đối với quần đảo tranh chấp tại biển Hoa Đông, trong khi vẫn bảo lưu lập trường rằng không tồn tại tranh chấp lãnh thổ chính thức nào đối với quần đảo này.
 
Kế hoạch trên đồng nghĩa với việc Nhật Bản sẽ có đôi chút thỏa hiệp với Trung Quốc mà không thay đổi lập trường từ lâu của mình. Bắc Kinh vốn kêu gọi Tokyo thừa nhận sự tồn tại bất đồng liên quan đến quần đảo Senkaku do phía Nhật Bản kiểm soát, mà Trung Quốc gọi là Điếu Ngư.
 
Tuy nhiên theo các nguồn tin, hiện chưa rõ liệu động thái này của Nhật Bản có là động lực để Trung Quốc cải thiện mối quan hệ tồi tệ giữa hai nước hay không.
 
Trong cuộc gặp với một phái đoàn gồm các nghị sĩ và các lãnh đạo doanh nghiệp Nhật Bản ở Bắc Kinh cuối tháng trước, một quan chức cấp cao của Đảng Cộng sản Trung Quốc là Giả Khánh Lâm đã hối thúc Nhật Bản công nhận sự tồn tại của tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc.
 
Tokyo cho rằng lời kêu gọi này cho thấy mục đích hiện thời của Chính phủ Trung Quốc là muốn Nhật Bản thừa nhận sự tồn tại của việc tranh chấp lãnh thổ. Chính sự lý giải này đã dẫn tới việc Nhật Bản bắt đầu cân nhắc có thể làm gì để dỡ bỏ những trở ngại cho việc cải thiện quan hệ song phương.
 
Nhật Bản vẫn luôn ghi nhớ thông cáo chung Trung-Nhật năm 1972, trong đó Trung Quốc nói rằng Đài Loan là một phần lãnh thổ không thể nhượng lại của nước này. Nhật Bản khi đó đã cam kết "hiểu đầy đủ và tôn trọng" lập trường của Trung Quốc, theo đó Nhật Bản không bày tỏ rõ lập trường về chủ quyền của Đài Loan.
 
Trong trường hợp quần đảo Senkaku, Tokyo sẽ chỉ "thừa nhận" các tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo tranh chấp bởi nếu Nhật Bản nói rõ rằng nước này "hiểu đầy đủ và tôn trọng" các tuyên bố trên, thì điều này có thể được Trung Quốc hiểu là sự thừa nhận việc tồn tại tranh chấp lãnh thổ giữa hai nước.

Theo TTXVN

Đọc thêm

Đoàn kiều bào thăm, động viên quân, dân Huyện đảo Trường Sa và Nhà giàn DK-I

Đoàn công tác số 11 do Chuẩn Đô đốc Phạm Văn Luyện, Phó Chủ nhiệm Chính trị Quân chủng Hải quân, ra thăm Trường Sa.
(PLVN) - Nhân dịp kỷ niệm 49 năm thống nhất Tổ quốc (30/4/1975 – 30/4/2024) và giải phóng quần đảo Trường Sa (29/4/1975), 69 năm thành lập Hải quân nhân dân Việt Nam (7/5/1955), Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN), Bộ Ngoại giao phối hợp với Bộ Tư lệnh Hải quân tổ chức Đoàn đại biểu kiều bào đi thăm, động viên cán bộ, chiến sĩ và người dân Huyện đảo Trường Sa và Nhà giàn DK-I trong khuôn khổ Đoàn công tác số 11.

Tiết lộ khẩu pháo phòng không nguy hiểm nhất của Nga

Pháo phòng không bắn nhanh ZU-23-2 của Nga.
(PLVN) - Pháo phòng không bắn nhanh ZU-23-2 của Nga không chỉ là phương tiện phòng không chống lại trực thăng, máy bay không người lái cỡ lớn và máy bay chiến đấu bay thấp mà còn là vũ khí đất đối đất “sát thủ” cả trên bộ và trên biển.

Mỹ chế tạo máy bay 'Ngày tận thế' mới

Một máy bay chỉ huy và điều khiển E-4B.
(PLVN) - Mỹ sẽ phát triển một máy bay “Ngày tận thế” mới để cho phép tổng thống Mỹ tiếp tục lãnh đạo đất nước trong trường hợp xảy ra chiến tranh hạt nhân hoặc thảm họa lớn khác phá hủy các trung tâm chỉ huy và kiểm soát trên mặt đất.