Hoa Kỳ, Châu Âu dự kiến tiêm chủng phòng chống Covid-19 từ năm 2021

Một tình nguyện viên trong một thử nghiệm lâm sàng vắc-xin chống virus corona của Công ty Moderna.
Một tình nguyện viên trong một thử nghiệm lâm sàng vắc-xin chống virus corona của Công ty Moderna.
(PLVN) - Các kế hoạch cho các chương trình tiêm chủng phòng chống Covid-19 bắt đầu được thực hiện ở châu Âu và Hoa Kỳ sau những đột phá gần đây. Kế hoạch tiêm chủng vào tháng 1/2021 đang chờ đợi sự chấp thuận của Pháp và EU, dự trù kinh phí 1,5 tỷ euro (1,8 tỷ USD) cho việc triển khai vào năm 2021.

Giám đốc điều hành của Công ty Moderna - Stephanie Bancel - kêu gọi EU không kéo dài các cuộc đàm phán để mua vắc-xin của Công ty này vì các quốc gia khác đã ký thỏa thuận như Canada, Nhật Bản, Israel, Qatar và Anh sẽ được ưu tiên.

Bà Bancel nói với AFP: “Rõ ràng là với sự chậm trễ này không chỉ giới hạn tổng số lượng vắc-xin được mua mà còn sẽ làm chậm quá trình giao hàng” và lưu ý rằng, Mỹ đã dự trữ 100 triệu liều vắc-xin. Trong khi đó, Moderna vẫn đang đàm phán với Ủy ban châu Âu về việc bán 80 triệu liều vắc-xin.

Nga cũng đang thúc đẩy việc phát triển hai loại vắc-xin và Tổng thống Vladimir Putin hôm 17/11 đã kêu gọi các thành viên lớn của liên minh BRICS (gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi) sản xuất vắc-xin hàng loạt.

Ông Putin lưu ý rằng Nga có các thỏa thuận sản xuất với Trung Quốc và Ấn Độ, nơi có nhà sản xuất vắc-xin lớn nhất thế giới. Vào tháng 8, Nga đã thông báo rằng họ đã đăng ký vắc-xin Sputnik V - được đặt theo tên của vệ tinh thời Liên Xô - mà họ cho biết là có hiệu quả 92%. Tháng trước, ông Putin đã công bố loại vắc-xin thứ hai của Nga chống virus corona là EpiVacCorona.

Ở châu Âu, số ca nhiễm virus corona lên đến 15 triệu vào hôm 17/11, trong khi số ca lây nhiễm trên toàn cầu đã vượt 55 triệu với hơn 1,3 triệu ca tử vong. Các chuyên gia cảnh báo những tháng sắp tới sẽ rất khó khăn và nguy hiểm hơn khi nhiệt độ ngày càng xuống thấp.

Đọc thêm

Tin không vui với Ukraine

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Hy Lạp không có ý định cung cấp hệ thống tên lửa phòng không S-300 hoặc Patriot cho Ukraine vì Hy Lạp cần những hệ thống để bảo vệ đất nước.

Belarus thông báo tập trận hạt nhân

Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko.
(PLVN) - Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko đã ra lệnh cho quân đội nước này tiến hành thử nghiệm các hệ thống vũ khí có khả năng mang đầu đạn hạt nhân.

Cộng đồng quốc tế đánh giá cao thành tựu của Việt Nam về bảo vệ, thúc đẩy quyền con người

Đoàn đại biểu Việt Nam tại Phiên Đối thoại.
(PLVN) - Ngày 7/5, tại Trụ sở Liên hợp quốc (LHQ) tại Geneva, Thụy Sỹ, Đoàn đại biểu Việt Nam do Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt dẫn đầu đã tham gia Phiên đối thoại về Báo cáo quốc gia của Việt Nam theo Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền LHQ.

Việt Nam chuẩn bị đối thoại về Báo cáo UPR tại Hội đồng Nhân quyền LHQ

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu Việt Nam tham gia phiên đối thoại.
(PLVN) - Ngày 7/5, tại Trụ sở Liên hợp quốc (LHQ) ở Geneva (Thụy Sỹ), Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu Việt Nam tham gia phiên đối thoại về Báo cáo quốc gia của Việt Nam về bảo vệ và thúc đẩy quyền con người theo cơ chế Rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền LHQ.