HĐBA họp định kỳ về căng thẳng tại Syria

Các đại biểu dự phiên họp.
Các đại biểu dự phiên họp.
(PLVN) - Theo tin từ Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc, sáng 23/7, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) đã tiến hành phiên họp trực tuyến định kỳ hàng tháng về tình hình chính trị Syria.

Thông tin tới HĐBA, Đặc Phái viên của Tổng Thư ký LHQ về Syria Geir Pedersen cho biết đang tích cực cùng các bên liên quan chuẩn bị cho phiên họp thứ 3 của Uỷ ban Hiến pháp tại Geneva dự kiến diễn ra vào ngày 24/8/2020 nếu tình hình đi lại không bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19. 

Ông Pedersen kêu gọi sự ủng hộ của các đối tác liên quan cũng như cộng đồng quốc tế nhằm bảo đảm thành công của phiên họp sắp tới, cho đây là chìa khoá mở cánh cửa cho tiến trình chính trị tại Syria trên cơ sở Nghị quyết 2254 của HĐBA. 

Bên cạnh đó, Đặc phái viên bày tỏ lo ngại về khủng hoảng kinh tế cùng tác động của dịch COVID-19 tới tình hình nhân đạo tại Syria. 

Tính tới thời điểm hiện tại, Syria có 561 ca nhiễm, số ca nhiễm tuy còn thấp nhưng đang có dấu hiệu lây lan rộng hơn tại các khu vực khác nhau. 

Đặc phái viên nhấn mạnh việc cần bảo đảm tiếp cận nhân đạo tại Syria và nhắc lại lời kêu gọi của Tổng Thư ký LHQ về việc gỡ bỏ các biện pháp trừng phạt có khả năng gây ảnh hưởng tới tiếp cận lương thực và y tế của người dân trước tác động của COVID-19.

Thành viên HĐBA chia sẻ lo ngại về những thách thức an ninh và khủng bố ở Syria, đáng chú ý là một số bất ổn an ninh tại Idlib và phía Bắc của Syria do hoạt động của các nhóm khủng bố, cực đoan trong những ngày gần đây. 

Các nước nhấn mạnh tầm quan trọng của việc theo đuổi giải pháp chính trị, kêu gọi các bên tăng cường đàm phán và đối thoại vì mục tiêu hoà bình, ổn định tại Syria.

Trước những thách thức an ninh và bất ổn về kinh tế-xã hội tại Syria, Đại sứ Đặng Đình Quý - Trưởng Phái đoàn Việt Nam tại LHQ - nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thúc đẩy giải pháp chính trị toàn diện và lâu dài, bảo đảm môi trường an ninh ổn định để phục vụ đàm phán cũng như hợp tác giải quyết các thách thức từ các nhóm khủng bố trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế và các nghị quyết liên quan của LHQ. 

Đại sứ Đặng Đình Quý bày tỏ lo ngại về tác động của khủng hoảng kinh tế và dịch COVID-19 tới cuộc sống của hàng triệu người dân Syria, kêu gọi cộng đồng quốc tế tăng cường hỗ trợ nhân đạo cũng như hỗ trợ khả năng ứng phó COVID-19 cho người dân Syria.

Định kỳ hàng tháng, HĐBA tổ chức các cuộc họp để thảo luận về tình hình Syria, trong đó có các nội dung về tiến trình chính trị, tình hình nhân đạo và vấn đề vũ khí hoá học. Bất ổn và xung đột tại Syria hiện đã bước sang năm thứ 10, tạo nên một trong những cuộc khủng hoảng nhân đạo nghiêm trọng nhất lịch sử với hàng trăm ngàn thương vong, hàng triệu người mất nơi cư trú và tị nạn.

Tin cùng chuyên mục

Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt tại phiên đối thoại.

Việt Nam đã có một phiên đối thoại UPR rất thành công

(PLVN) - Trả lời phỏng vấn về Phiên đối thoại về Báo cáo UPR IV của Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt nhấn mạnh thông điệp, với chủ trương nhất quán của Việt Nam về bảo vệ và thúc đẩy quyền con người, Việt Nam đã rất nghiêm túc thực hiện các khuyến nghị UPR mà chúng ta đã chấp thuận của chu kỳ trước và đạt nhiều kết quả tích cực, đặc biệt trong hoàn thiện hệ thống pháp luật về quyền con người và bảo đảm các quyền con người trên thực tế.

Đọc thêm

Tin không vui với Ukraine

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Hy Lạp không có ý định cung cấp hệ thống tên lửa phòng không S-300 hoặc Patriot cho Ukraine vì Hy Lạp cần những hệ thống để bảo vệ đất nước.

Belarus thông báo tập trận hạt nhân

Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko.
(PLVN) - Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko đã ra lệnh cho quân đội nước này tiến hành thử nghiệm các hệ thống vũ khí có khả năng mang đầu đạn hạt nhân.

Cộng đồng quốc tế đánh giá cao thành tựu của Việt Nam về bảo vệ, thúc đẩy quyền con người

Đoàn đại biểu Việt Nam tại Phiên Đối thoại.
(PLVN) - Ngày 7/5, tại Trụ sở Liên hợp quốc (LHQ) tại Geneva, Thụy Sỹ, Đoàn đại biểu Việt Nam do Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt dẫn đầu đã tham gia Phiên đối thoại về Báo cáo quốc gia của Việt Nam theo Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền LHQ.