Cảnh sát Canada “khó chịu” khi hỗ trợ FBI dẫn độ “Công chúa Huawei”

Bà Mạnh Vãn Châu rời tòa trong giờ nghỉ trưa, ngày 7/12/2020. Ảnh: Reuters/Jennifer Gauthier
Bà Mạnh Vãn Châu rời tòa trong giờ nghỉ trưa, ngày 7/12/2020. Ảnh: Reuters/Jennifer Gauthier
(PLVN) - Một sĩ quan cảnh sát đóng tại sân bay Vancouver vào ngày Giám đốc tài chính Huawei Mạnh Vãn Châu 2 năm trước đã ra tòa làm chứng hôm 7/12, nói rằng anh ta thấy mình ở “vị trí rất khó chịu” khi là đầu mối liên lạc với Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI).

Tiếp theo các buổi kiểm tra chéo nhân chứng như một phần của vụ án dẫn độ Giám đốc tài chính Huawei Mạnh Vãn Châu, Trung sĩ Ross Lundie của Cảnh sát Hoàng gia Canada (RCMP) cho biết: “Tôi không ở đó để cung cấp thông tin và thay mặt FBI. Tôi ở đó làm việc với tư cách là thành viên RCMP.”

“Hỗ trợ FBI, đây là một vị trí rất khó chịu”, viên cảnh sát này nói thêm.

Lundie từng làm chứng rằng anh ta đã nhận được ít nhất hai cuộc gọi từ các quan chức FBI trong quá trình điều tra và bắt giữ bà Mạnh. Anh ta cũng nói với tòa trong lời khai trước đó rằng Cơ quan Dịch vụ Biên giới Canada (CBSA) nên được phép tiến hành kiểm tra bà Mạnh trước, mặc dù có đề nghị trái ngược từ trụ sở.

Hôm 7/12, Lundie cũng làm chứng rằng anh ta lo ngại có sự thông đồng giữa CBSA và RCMP dẫn đến việc bắt giữ bà Mạnh. Anh ta cũng nói với tòa án là "hợp lý" khi CBSA bảo mật các thiết bị điện tử của bà Mạnh trong túi đặc biệt trước khi RCMP bắt giữ bà.

Bà Mạnh Vãn Châu bị bắt vào tháng 12/2018 theo yêu cầu của Mỹ, với cáo buộc gian lận vì đã gây hiểu lầm cho ngân hàng HSBC Holdings Plc về các giao dịch kinh doanh của Huawei Technologies Co Ltd tại Iran, khiến ngân hàng này vi phạm lệnh trừng phạt của Mỹ.

Bà đã nói rằng bà vô tội và đang đấu tranh với việc dẫn độ từ Canada – nơi bà bị quản thúc tại gia ở Vancouver – tới Mỹ. Các luật sư của bà lập luận rằng việc dẫn độ bà phải bị bãi bỏ do sự lạm dụng quy trình trong quá trình điều tra và bắt giữ cô ấy, bao gồm cả sự phối hợp không phù hợp giữa các cơ quan chức năng của Mỹ và Canada. Họ cũng lo ngại vụ việc bị chính trị hóa khiến bà không được xét xử công bằng ở Mỹ.

Vụ kiện của bà Mạnh dự kiến kết thúc vào tháng 4/2021.

Một nguồn thạo tin cho biết, hôm thứ Năm tuần trước, các công tố viên Mỹ đang thảo luận một thỏa thuận với luật sư của bà Mạnh để giải quyết các cáo buộc hình sự đối với bà, báo hiệu khả năng kết thúc một vụ án vốn đã căng thẳng giữa Mỹ, Trung Quốc và Canada.

Vụ bắt giữ bà Mạnh Vãn Châu đã khiến quan hệ ngoại giao giữa Ottawa và Bắc Kinh trở nên lạnh nhạt. Ngay sau khi bà bị bắt, Trung Quốc đã bắt giữ hai người đàn ông Canada - Michael Kovrig và Michael Spavor - với cáo buộc làm gián điệp. Cuối tuần trước, Thủ tướng Canada Justin Trudeau cho biết việc thả hai người Canada là "ưu tiên hàng đầu" của ông.

Đọc thêm

Tuyên bố đáng chú ý của Tổng thống Nga Putin

Tổng thống Nga V.V. Putin.
Tổng thống Vladimir Putin mới đây cam kết Nga sẽ sản xuất các tên lửa tầm trung mới có khả năng mang đầu đạn hạt nhân và cân nhắc triển khai chúng trong phạm vi hoạt động của các quốc gia thuộc Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) ở châu Âu cũng như các nước đồng minh của Mỹ ở châu Á hay không.

Cháy rừng vượt tầm kiểm soát tại Hy Lạp

Cháy rừng vượt tầm kiểm soát tại Hy Lạp
Ngày 30/6, một đám cháy rừng lớn do gió mạnh đã vượt tầm kiểm soát của các lực lượng cứu hỏa trên đảo Serifos của Hy Lạp, do đó nhà chức trách yêu cầu nhiều khu dân cư sơ tán. 

Báo động bão lớn, nguy hiểm vùng Caribe

Báo động bão lớn, nguy hiểm vùng Caribe
Phần lớn vùng Đông Nam Caribe đều được đặt trong tình trạng báo động sau khi cơn bão Beryl mạnh lên. Đây là cơn bão đầu tiên trong mùa bão trên Đại Tây Dương năm 2024 và các nhà khí tượng dự báo Beryl có thể nhanh chóng trở thành cơn bão lớn, nguy hiểm.

Đoàn Việt Nam để lại những dấu ấn nổi bật tại Hội nghị WEF Đại Liên

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu tại Phiên khai mạc toàn thể Hội nghị WEF Đại Liên 2024 - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
(PLVN) - Trả lời báo chí về chuyến công tác của Thủ tướng Chính phủ tham dự Hội nghị WEF Đại Liên và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 24 - 27/6/2024, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn khẳng định, Đoàn Việt Nam đã để lại những dấu ấn nổi bật tại Hội nghị WEF Đại Liên, với điểm nhấn là bài phát biểu đặc biệt của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại Phiên khai mạc toàn thể, trước khoảng 1.700 khách mời từ 80 quốc gia.

Nga trả đũa biện pháp trừng phạt của EU

Tòa nhà Bộ Ngoại giao Nga.
(PLVN) - Nga đã mở rộng danh sách cấm đi lại và tuyên bố sẽ có "phản ứng thích hợp" đối với bất kỳ hành động không thân thiện nào từ Brussels, sau khi Liên minh châu Âu (EU) tuyên bố mở rộng các biện pháp hạn chế đơn phương.