Bộ Tư pháp Nga lên tiếng trước “thiện chí” của EC liên quan đến Alexey Navalny

Alexey Navalny. Ảnh: TASS
Alexey Navalny. Ảnh: TASS
(PLVN) -  "Nga sẽ không thể thả Alexey Navalny, người bị kết án về vụ Yves Rocher theo cái gọi là các biện pháp tạm thời theo yêu cầu của Hội đồng châu Âu (EC)", Bộ Tư pháp Nga nói với TASS.

Hãng tin TASS cho biết, một nguồn tin thân cận với EC nói với TASS rằng EC có thể yêu cầu trả tự do cho Navalny thông qua Công ước châu Âu về nhân quyền (ECHR), dựa trên quyết định về các biện pháp tạm thời phù hợp với Quy tắc 39 của Quy tắc Tòa án.

Trước thông tin này, hôm 16/2, Bộ Tư pháp Nga nói với TASS, "Việc thông qua một quyết định dựa trên Quy tắc 39 của Quy tắc Tòa án Nhân quyền Châu Âu trong trường hợp này sẽ là một sự can thiệp vô cớ và trắng trợn vào hoạt động của hệ thống tư pháp của một quốc gia có chủ quyền, một sự vượt qua ranh giới đỏ. Quyết định như vậy Bộ cho biết không thể thực thi theo quan điểm của luật pháp quốc tế".

Bộ Tư pháp Nga giải thích rằng, theo nguyên tắc, ECHR không thể thay thế tòa án quốc gia, hủy bỏ hoặc thay đổi các phán quyết của mình. Tất cả các quốc gia thành viên của EC đều công nhận điều này.

Thứ hai, các biện pháp tạm thời không được đề cập trong ECHR mà chúng chỉ đang được thực hiện theo thiện chí của các quốc gia thành viên. Việc thực hiện nó không được Hội đồng Bộ trưởng của EU giám sát, không giống như các phán quyết ECHR 'thường lệ'.

"Thứ ba, việc trả tự do cho một người bị kết án với những chứng cứ buộc tội rõ ràng sẽ mâu thuẫn với bản chất pháp lý của các biện pháp tạm thời, nhằm đảm bảo quá trình xem xét vụ án diễn ra bình thường trong ECHR" - Bộ cho biết thêm

Bộ Tư pháp Nga hiện đang tham gia trao đổi thư từ với ECHR liên quan đến đơn của các luật sư của người bị kết án.

Trong khi đó, hôm 16/2, các công tố viên đã yêu cầu một tòa án ở Moscow phạt Alexey Navalny vì tội phỉ báng một cựu chiến binh Thế chiến II. Tuy nhiên, Alexey Navalny đã bác bỏ các cáo buộc này và cho rằng đó là những nỗ lực để hạ thấp uy tín của ông ta.

Theo các công tố viên, Alexey Navalny cần bị phạt vì đã gọi cựu chiến binh và những người khác xuất hiện trong video ủng hộ Điện Kremlin năm ngoái về việc sửa đổi hiến pháp cho phép kéo dài thời gian cầm quyền của Tổng thống Vladimir Putin là “những kẻ đồi bại”, “những người không có lương tâm” và “những kẻ phản bội”.

Trong phiên xử hôm 16/2 tại Tòa án quận Babushkinsky ở Moscow, các công tố viên đã yêu cầu thẩm phán ra lệnh cho Alexey Navalny nộp phạt 950.000 rúp (khoảng 13.000 USD) vì tội vu khống người cựu chiến binh 94 tuổi. Phiên tòa dự kiến tiếp tục diễn ra vào ngày 20/2 này.

Alexey Navalny, 44 tuổi, đã bị bắt vào tháng trước khi từ Đức về sau 5 tháng hồi phục vì vụ đầu độc bằng chất độc thần kinh mà ông ta đổ lỗi cho Điện Kremlin thực hiện. Các nhà chức trách Nga đã bác bỏ cáo buộc liên quan đến vụ đầu độc này.

Đầu tháng này, một tòa án ở Moscow đã kết án Alexey Navalny hai năm tám tháng tù giam vì vi phạm điều khoản quản chế trong thời gian dưỡng thương ở Đức. Bản án bắt nguồn từ một cáo buộc tham ô năm 2014 mà Navalny đã bác bỏ nhưng Tòa án Nhân quyền Châu Âu phán quyết là trái pháp luật.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Nhiều vụ việc đáng tiếc trên thế giới tuần qua

Nhiều vụ việc đáng tiếc trên thế giới tuần qua
(PLVN) - Thế giới trải qua một tuần đầy biến động với hàng loạt vụ việc thương tâm: Nữ sinh Nhật Bản bị đâm chết tại nhà hàng, nhà sáng lập Mango tử nạn, xả súng kinh hoàng tại Pháp, cháy bệnh viện ở Ấn Độ…

Hành trình “dọn rác” mạng xã hội: Kinh nghiệm từ các quốc gia

Các đạo luật mới ra đời nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu các hành vi tiêu cực của người dùng trên mạng xã hội. (Nguồn: safegate.vn)
(PLVN) - Trong kỷ nguyên kỹ thuật số, mạng xã hội không chỉ là nơi kết nối mà còn trở thành trung tâm phát tán thông tin. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích to lớn, không gian này cũng trở thành “bãi rác” khổng lồ với những nội dung độc hại, tin giả và lời nói căm thù. Việc kiểm soát và “dọn rác” mạng xã hội đã trở thành thách thức không nhỏ đối với nhiều quốc gia trên thế giới.

Pháp có Thủ tướng mới

Tân Thủ tướng Pháp Francois Bayrou. Ảnh: REUTERS/TTXVN
(PLVN) - Ông Francois Bayrou, nhà lãnh đạo Phong trào Dân chủ (MoDem), là thủ tướng thứ ba được bổ nhiệm trong chính quyền của Tổng thống Emmanuel Macron.

Bangkok trở thành thành phố du lịch hàng đầu thế giới năm 2024

Bangkok trở thành thành phố du lịch hàng đầu thế giới năm 2024
(PLVN) - Thủ đô Bangkok của Thái Lan đã được Euromonitor International vinh danh là thành phố du lịch hàng đầu thế giới năm 2024, nhờ vào kỷ lục đón 32,4 triệu lượt khách quốc tế. Con số này vượt xa thành phố đứng thứ hai là Istanbul, nơi đón 23 triệu lượt khách nước ngoài.

Những ngày lễ quốc tế đáng chú ý tuần này

Những ngày lễ quốc tế đáng chú ý tuần này
(PLVN) - Tuần này đánh dấu những ngày lễ quốc tế quan trọng, nhắc nhở chúng ta về trách nhiệm chung trong việc xây dựng một thế giới công bằng, tôn trọng nhân quyền và bảo vệ môi trường tự nhiên.

Trường hợp khẩn cấp, công dân Việt tại Syria nên liên hệ đường dây nóng Đại sứ quán Việt Nam

Khói bốc lên trong cuộc giao tranh tại Syria. Ảnh: IRNA/TTXVN
Đại sứ quán Việt Nam tại Iran kiêm nhiệm Syria đã đề nghị Syria cung cấp thông tin về công dân Việt Nam có khả năng đang sinh sống, làm việc tại Syria. Trong trường hợp khẩn cấp, công dân hãy liên hệ số đường dây nóng bảo hộ công dân +98 933 965 8252/+98 991 205 7570 (Whatsapp); hoặc Tổng đài Bảo hộ công dân của Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao: +84 981 84 84 84.

Loạt thảm kịch trên thế giới tuần qua

Loạt thảm kịch trên thế giới tuần qua
(PLVN) - Thế giới chứng kiến nhiều sự kiện đáng buồn, từ thiên tai, tai nạn, hoả hoạn, đến tội ác nhằm vào nhà báo và bệnh dịch bí ẩn..., khiến hàng trăm sinh mạng bị cướp đi.

Đàm phán FTA giữa Khối EFTA và Thái Lan chính thức đặt dấu mốc

Đại diện các nước EFTA (Iceland, Liechtenstein, Na Uy và Thụy Sỹ) và Thái Lan họp trực tuyến về việc kết thúc việc đàm phán Hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa hai bên.
(PLVN) - Ngày 29/11/2024, Hiệp hội Thương mại Tự do châu Âu (EFTA), gồm Iceland, Liechtenstein, Na Uy và Thụy Sĩ, chính thức kết thúc đàm phán với Thái Lan về Hiệp định Thương mại tự do (FTA).  Thỏa thuận này mở ra một chương mới trong quan hệ thương mại giữa hai bên, với mục tiêu thúc đẩy hợp tác toàn diện trên nhiều lĩnh vực và mang lại những cơ hội lớn cho các doanh nghiệp tại cả hai khu vực.