'Bật mí' về món quà đặc biệt Đặng Văn Lâm nhận từ mẹ ở sân bay

'Bật mí' về món quà đặc biệt Đặng Văn Lâm nhận từ mẹ ở sân bay
(PLVN) - Hình ảnh chiếc bánh do bà Jukova Olga mang tới đón con trai Đặng Văn Lâm và cảnh thủ môn ĐTQG Việt Nam ăn bánh tại sân bay ở Nga thu hút sự chú ý của cư dân mạng. Nhiều người tò mò về nghi lễ này... 

Đối với người Nga, từ thời xưa bánh mỳ và muối có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Vào thời kỳ trung cổ có một quan niệm rằng: Nếu hai bên là kẻ thù chia sẻ bánh mỳ và muối với nhau sẽ trở thành bạn thân và sống trong hòa bình. Ngoài ra, người ta tin rằng muối là sự bảo vệ con người khỏi những ảnh hưởng và sức mạnh của kẻ thù.

Bánh mì được coi là vật thiêng liêng của người Nga, biểu tượng cho sự ổn định trong đời sống. Tại Nga có phong tục tiếp khách quan trọng, đón người thân đi xa trở về rất thú vị - bằng bánh mì và muối.

“Bánh mỳ - muối” là cách gọi chung cho việc tiếp đãi tại Nga, đồng thời là một lời chào và một biểu hiện của sự thân mật, bày tỏ mong muốn khách được tốt lành và thịnh vượng. 

Thông thường, cô gái trẻ mặc trang phục truyền thống của Nga sẽ cầm bánh mì và muối để trong chiếc khay phủ khăn thêu rực rỡ. Khách sẽ đáp lễ bằng cách lịch sự bẻ một miếng bánh mỳ, chấm vào muối và ăn với nụ cười.

Một số hình ảnh lãnh đạo Nga và quan khách thế giới thực hiện nghi lễ bánh mỳ - muối tại Nga: 

Tổng thống Nga Vladimir Putin.
 Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev.
Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un
 Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un
Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in.
Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in. 

Nghi lễ "bánh mì-muối" còn được thực hiện tại các đám cưới của Nga. Cô dâu và chú rể bẻ một mẩu bánh mì, nhúng nó vào muối và cho nhau ăn. Điều này được thực hiện như một dấu hiệu cho thấy họ sẵn sàng chia sẻ mọi khó khăn trong cuộc sống với nhau và luôn quan tâm đến nhau.

Người ta tin rằng cô dâu và chú rẻ ai cắn miếng to hơn sẽ là chủ trong nhà.
Người ta tin rằng cô dâu và chú rẻ ai cắn miếng to hơn sẽ là chủ trong nhà.

Đọc thêm

Chaebol - trụ cột lâu đời của nền kinh tế Hàn Quốc ra đời và phát triển như thế nào?

Samsung luôn giữ vị thế chaebol hàng đầu tại Hàn Quốc. (Ảnh: mekongasean.vn)
(PLVN) - Là trụ cột lâu đời của nền kinh tế thần kỳ Hàn Quốc, các chaebol là những tập đoàn lớn do gia đình điều hành, chiếm phần lớn trong nền kinh tế của xứ sở kim chi. Bắt nguồn từ các từ tiếng Hàn “chae” (sự giàu có) và “bol” (gia tộc), các chaebol bắt đầu hình thành từ sau Thế chiến 2.

Những từ tiếng Anh nào có ảnh hưởng nhất trong 9 thập kỷ qua?

Những từ tiếng Anh nào có ảnh hưởng nhất trong 9 thập kỷ qua?
(PLVN) - Karaoke, virus, AI, deepfake… là một phần trong tập hợp 90 từ tiếng Anh nổi bật có ảnh hưởng định hình chín thập kỷ qua, phần nào phản ánh những phát triển xã hội, văn hóa, công nghệ, chính trị và môi trường đã định hình ngôn ngữ tiếng Anh từ năm 1934 đến năm 2024.