"Quốc phục" trong cái nhìn của Hoa hậu

Bộ quốc phục của Diễm Hương chọn xuất hiện tại cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ năm nay nhận được nhiều lời khen ngợi vì vẻ đẹp sang trọng đậm tính dân tộc. Lại nhớ trước đó, nhiều bộ quốc phục của các người đẹp Việt từng bị chỉ trích vì... sexy.

Bộ quốc phục của Diễm Hương chọn xuất hiện tại cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ năm nay nhận được nhiều lời khen ngợi vì vẻ đẹp sang trọng đậm tính dân tộc. Lại nhớ trước đó, nhiều bộ quốc phục của các người đẹp Việt từng bị chỉ trích vì... sexy.

bb
Bộ quốc phục của Hoa hậu Diễm Hương vừa lộng lẫy vừa đậm tính dân tộc

Bộ quốc phục của Hoa hậu Diễm Hương được NTK Thuận Việt khéo léo kết hợp giữa tính truyền thống của chiếc áo dài với những đường nét hiện đại. Đó là sự kết hợp giữa Rồng Phương Đông đươc chạm trổ dát vàng cùng với các họa tiết thổ cẩm đặc trưng của các dân tộc miền núi phía Bắc Việt Nam.
 
Điểm đặc biệt ở bộ trang phục này đó là các loại chất liệu được làm hoàn toàn từ thiên nhiên, rất gần gũi thân thiện với môi trường. Hầu hết các loại vải tơ tằm được dệt bằng tay và nhuộm màu thủ công từ các loại vỏ cây. Ngoài ra, các hoa văn họa tiết được thêu tay rất công phu, tỉ mỉ thể hiện được sự khéo léo và tài hoa của người phụ nữ Việt Nam.

Ngay khi vừa tiết lộ bộ quốc phục sẽ mặc trong phần thi trang phục dân tộc cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ 2012 tại Las Vegas, Hoa hậu Diễm Hương đã nhận được nhiều lời khen ngợi từ những người quan tâm đến thời trang. Nhiều ý kiến chung cách nhìn nhận rằng, bộ quốc phục của Diễm Hương không quá diêm dúa, cầu kỳ; nhìn vừa lộng lẫy vừa mang dấu ấn Việt Nam. “Lộng lẫy và đậm tính dân tộc”, “vừa duyên dáng vừa thấm đẫm hồn quê hương”… là những lời bình luận của cư dân mạng.
 
Bên cạnh bộ quốc phục đẹp mắt, Hoa hậu Diễm Hương cũng được đánh giá cao bởi những nỗ lực đưa hình ảnh Việt Nam đến với thế giới tại cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ 2012. Hình ảnh Lá cờ, huy hiệu lá cờ Việt Nam...luôn xuất hiện với hình ảnh của người đẹp Việt.

Không chỉ đến bây giờ mà từ khởi nguồn các cuộc thi sắc đẹp quốc tế uy tín, người ta đã đề cao đến phần thi trang phục dân tộc. Bộ quốc phục của các người đẹp không chỉ là chuyện giành thứ hạng nhan sắc mà còn là thước đo đánh giá sự hiểu biết, văn hóa nguồn cội. Nếu như trang phục dạ hội có nhiệm vụ tôn lên vẻ đẹp, đường cong hoàn mỹ mà tạo hóa ban cho thì trang phục dân tộc phản ánh nét đẹp văn hóa, lịch sử và truyền thống của người đẹp đó.

Chính vì xem trọng nét văn hóa truyền thống, nguồn cội của bộ quốc phục mà người dân Nhật Bản đã nổi giận khi người đẹp Emiri Miyasaka, đại diện nhan sắc xứ hoa anh đào tại cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ 2009 kết hợp áo kimono, thắt lưng obi với… chiếc quần lót ren hồng chóe cùng đôi tất chân đồng màu. Emiri Miyasaka bị công chúng chỉ trích nặng nề, thậm chí cay nghiệt so sánh cô với hình ảnh “gái bán hóa”, bộ quốc phục cách tân bị cho là “quốc nhục”.

Tại cuộc thi Hoa hậu Thế giới 2012, người đẹp Australia bị dư luận chê bai khi chọn bộ trang phục dân tộc mang tên "Avatar". Dù bộ quốc phục được cho là lấy cảm hứng từ trang phục của người thổ dân Uluru ở Australia nhưng người dân nước này không nhìn thấy tính dân tộc trong đó. “Váy áo rạp xiếc”, “như trong sở thú”…là những lời đại diện Australia phải hứng chịu…

Và ngay khi cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ đang diễn ra ở Hoa Kỳ, một số trang phục dân tộc của Venezuela, Malaysia, Guyana… vừa được hé lộ đã nhận về không ít ý kiến trái chiều. Nhiều ý kiến bình luận cho rằng, những bộ quốc phục quá rườm rà, lai căng và không đưa ra những thông điệp thể hiện nét đẹp văn hoá đặc trưng, tinh thần dân tộc.

Trang phục dân tộc tại cuộc thi Hoa hậu Thế giới 2012 của Hoàng My bị chê giống nữ chiến binh, hơi hướng bạo lực
Trang phục dân tộc tại cuộc thi Hoa hậu Thế giới 2012 của Hoàng My bị chê giống nữ chiến binh, hơi hướng bạo lực

Trang phục dân tộc của Hoàng My tại cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ trước đó cũng bị đánh giá là quá sexy
Từ bộ quốc phục chiếm thiện cảm của Hoa hậu Diễm Hương, đến sai lầm trong cách lựa chọn của người đẹp các nước tại cuộc thi nhan sắc quốc tế cũng là dịp để nhìn nhận lại “điểm yếu”những bộ quốc phục của người đẹp Việt tại các cuộc thi mang tầm vóc quốc tế trước đây.

Hứng chịu nhiều chỉ trích và bị áp lực nhất là Á hậu Việt Nam Vũ Hoàng My khi cô lựa chọn trang phục dân tộc tại cuộc thi Hoa hậu Thế giới 2012 và Hoa hậu Hoàn vũ 2011. Lựa chọn trang phục của NTK Lê Thanh Hòa lấy cảm hứng từ văn hóa Âu Lạc với phần thân trên là áo yếm có xẻ phần ngực; phần thân được thiết kế dựa trên váy ngắn tạo sự linh hoạt, cách điệu từ họa tiết trống đồng Đông Sơn và biểu tượng chim Lạc; tuy nhiên Hoàng My lại không nhận được hiệu ứng như kỳ vọng. Bộ quốc phục tại cuộc thi Hoa hậu Thế giới 2012 của cô bị nhiều người cho rằng quá lạm dụng việc "xẻo vải", hở nhiều da thịt, bạo lực nhìn giống nữ chiến binh hơn là hình ảnh của người phụ nữ Việt Nam.
 
Tương tự, trang phục dân tộc của Hoàng My tại cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ trước đó cũng không được đánh giá cao vì cách tân quá đà từ bộ váy áo tứ thân truyền thống. Áo tứ thân vốn đã tôn nên đường cong, nét nữ tính của người phụ nữ Việt Nam nay được cắt xẻ không tiếc tay khiến hình ảnh của đại diện Việt Nam quá sexy và xa lạ.

Bộ trang phục dân tộc của Lê Huỳnh Thúy Ngân tại cuộc thi Nữ hoàng Du lịch quốc tế 2011 mang đậm hơi hướng cosplay và các nhân vật game online
Bộ trang phục dân tộc của Lê Huỳnh Thúy Ngân tại cuộc thi Nữ hoàng Du lịch quốc tế 2011 mang đậm hơi hướng cosplay và các nhân vật game online

Cũng bị dư luận chỉ trích vì cách tân thái quá, bộ quốc phục tại cuộc thi Nữ hoàng Du lịch quốc tế 2011 đã khiến hình ảnh Lê Huỳnh Thúy Ngân có phần tệ hại hơn. Với cảm hứng "Lửa thiêng", NTK Lê Long Dũng thiết kế dựa trên cảm xúc khi đứng trước hình ảnh ngọn lửa đỏ rực, hừng hực sức nóng trong tiếng cồng chiêng rộn rã giữa núi rừng Tây Nguyên. Tuy nhiên, ngay sau khi tạo hình của Thúy Ngân với trang phục này xuất hiện trên mạng đã vấp phải nhiều ý kiến góp ý thẳng thắn. Dư luận cho rằng, bộ trang phục này quá gợi, mang đậm hơi hướng cosplay và các nhân vật trong game online.

Bộ quốc phục cồng kềnh, giống nhân vật game online của Trúc Diễm
Bộ quốc phục cồng kềnh, giống nhân vật game online của Trúc Diễm

Thực ra, bộ trang phục dân tộc đầu tiên bị so sánh với nhân vật trong game online thuộc về người đẹp Trúc Diễm tại cuộc thi Hoa hậu Quốc tế 2011. Trúc Diễm được coi là người đẹp đầu tiên phá cách khi chọn trang phục lấy ý tưởng từ mẹ Âu Cơ trong truyền thuyết con Rồng cháu Tiên nặng gần 10kg của NTK Lê Long Dũng. Nhưng với sự tiên phong này, bên cạnh ý kiến khen ngợi ý tưởng mới mẻ cũng có không ít lời chia sẻ về phục trang cồng kềnh, khô cứng và là bản sao nhân vật của game Phong thần.
 

Trang phục của người đẹp Thúy Vy tại cuộc thi Hoa hậu Thế giới bị chê hơi rườm rà, lòe loẹt
Trang phục của người đẹp Thúy Vy tại cuộc thi Hoa hậu Thế giới bị chê hơi rườm rà, lòe loẹt

Không chỉ sai lầm khi cách tân trang phục quá đà, nhiều người đẹp Việt thi thố tại các cuộc thi nhan sắc tầm cỡ lại thể hiện "gu" thẩm mỹ chưa tốt khi lựa chọn trang phục, điểm trang rườm rà, lòe loẹt. Bộ trang phục dân tộc của Á hậu Victoria Thúy Vy tại cuộc thi Hoa hậu Thế giới 2011 và của người đẹp Phan Thị Mơ tại cuộc thi Hoa hậu châu Á tại Mỹ 2011 là ví dụ điển hình. Với áo yếm, đuôi váy nhiều màu sặc sỡ người đẹp nhìn giống trang phục một vũ công hơn là trang phục dân tộc. Tương tự, bộ áo dài cầu kỳ, rườm rà với đủ loại đính lông, đính đá lóng lánh của Thúy Vy bị dư luận chê quá lòe loẹt, "đồng bóng"!.

Theo Dân Trí

Đọc thêm

VTV và CMG công bố chương trình hợp tác truyền thông trọng điểm

Lãnh đạo VTV và CMG nhấn nút khởi động chuỗi chương trình hợp tác giữa hai đài truyền quốc gia của Việt Nam và Trung Quốc (ảnh BTC).
(PLVN) - Chiều 14/4/2025, tại Hà Nội, Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) và Đài Phát thanh Truyền hình Trung ương Trung Quốc (CMG) đã phối hợp tổ chức Lễ công bố hợp tác truyền thông VTV - CMG và giới thiệu các dự án truyền thông trọng điểm giai đoạn 2025–2026. Thủ tướng Phạm Minh Chính đã gửi thư chúc mừng toàn thể lãnh đạo, cán bộ, phóng viên và biên tập viên của VTV và CMG.

Phim “Địa đạo” cán mốc 130 tỷ

Phim “Địa đạo” cán mốc 130 tỷ
(PLVN) - Tuần qua, phim “Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối” tiếp tục đứng đầu phòng vé. Sự quan tâm của khán giả được dự đoán sẽ giúp bộ phim của đạo diễn Bùi Thạc Chuyên trụ rạp lâu dài.

Điều ít biết về những nét vẽ đầu tiên của phim hoạt hình Việt Nam

“Đáng đời thằng Cáo” - bộ phim hoạt hình đầu tiên của ngành hoạt hình Việt Nam. (Ảnh: Tư liệu)
(PLVN) - Tại Việt Nam, hành trình phát triển của phim hoạt hình tựa như một bức tranh sống động, rực rỡ sắc màu và đầy cảm xúc. Từ nét vẽ đầu tiên cho đến thành công rực rỡ như hiện tại, đó là công sức của biết bao thế hệ nghệ sĩ đầy đam mê, miệt mài cống hiến với bộ môn được gọi là môn nghệ thuật thứ 8.

Dalat Best Dance Crew vươn tầm quốc tế

Dalat Best Dance Crew 2024 quy tụ nhiều nhóm nhảy chuyên nghiệp.

(PLVN) -  Ngày 11/4, thông tin tại Hội nghị cung cấp thông tin cho báo chí, bà Trần Diệp Mỹ Dung - Phó Bí thư Tỉnh đoàn Lâm Đồng khẳng định: “Dalat Best Dance Crew đã tạo dấu ấn lớn không chỉ trong nước mà còn vươn tầm quốc tế. Cuộc thi không chỉ là sân chơi nghệ thuật mà còn là nguồn cảm hứng sống tích cực, sáng tạo cho giới trẻ”.

Tiếp thêm lòng yêu nước qua những bộ phim chiến tranh, lịch sử

Phim “Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối” kỳ vọng sẽ mở ra hướng đi mới cho dòng phim chiến tranh Việt. (ảnh trong phim)
(PLVN) - Những bộ phim chiến tranh, lịch sử Việt Nam giúp khán giả cảm nhận về lòng yêu nước và sự kiên cường, niềm tự hào của dân tộc Việt Nam. Các bộ phim ấy góp phần giữ gìn, phát huy giá trị, bản sắc văn hóa, góp phần tích cực vào phát triển Chiến lược công nghiệp văn hóa Việt Nam.

Trách nhiệm của KOLs, KOCs khi 'vượt giới hạn' trong quảng cáo

Ông Vũ Văn Trung - Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam.
(PLVN) - Không ít trường hợp KOLs (Key Opinion Leaders - “người dẫn dắt dư luận chủ chốt” hay “người có sức ảnh hưởng”), KOCs (Key Opinion Consumers - “người tiêu dùng chủ chốt, có sức ảnh hưởng lớn trên thị trường”) đã lợi dụng lòng tin của khán giả để quảng cáo sai sự thật, “thổi phồng” công dụng, khiến người tiêu dùng phải sử dụng sản phẩm không đúng như cam kết.

Phim chiến tranh 'Địa đạo' gây sốt

Phim chiến tranh 'Địa đạo' gây sốt
(PLVN) - “Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối” của đạo diễn Bùi Thạc Chuyên là bộ phim Việt đầu tiên chào sân trong tháng 4. Tác phẩm nhanh chóng được chú ý sau 1 ngày chiếu sớm.

Vì sao phim gia đình Việt vẫn có sức hút với khán giả?

Vì sao phim gia đình Việt vẫn có sức hút với khán giả?
(PLVN) - Sau "Hương vị tình thân", "Thương ngày nắng về", "Gia đình mình vui bất thình lình"... dòng phim gia đình Việt tiếp tục duy trì vị thế vững chắc trên "khung giờ vàng", trở thành "món ăn tinh thần" yêu thích của nhiều khán giả.

"Âm dương lộ" gây tranh cãi vẫn đứng đầu phòng vé

"Âm dương lộ" gây tranh cãi vẫn đứng đầu phòng vé
(PLVN) - Dù dẫn đầu phòng vé Việt tuần qua với doanh thu gần 15 tỷ đồng, song "Âm dương lộ" vẫn chưa tạo được nhiều sức hút. Việc ê-kíp để dàn diễn viên tham dự buổi ra mắt bằng xe cứu thương cũng khiến bộ phim đối mặt làn sóng tẩy chay trên mạng xã hội.

Kỳ vọng ở 2 bộ phim chiến tranh sắp ra rạp Việt

Kỳ vọng ở 2 bộ phim chiến tranh sắp ra rạp Việt
(PLVN) - “Địa đạo” và “Mưa đỏ” - 2 bộ phim điện ảnh lấy đề tài chiến tranh lần lượt ra rạp vào dịp kỷ niệm những sự kiện trọng đại của đất nước đang nhận được sự quan tâm của đông đảo công chúng.