Quốc hội thông qua Nghị quyết miễn nhiệm Chủ tịch nước đối với ông Nguyễn Phú Trọng

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước chúc mừng Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng. (Ảnh: Trí Dũng/TTXVN)
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước chúc mừng Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng. (Ảnh: Trí Dũng/TTXVN)
(PLVN) - Chiều 2/4, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về việc miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch nước đối với ông Nguyễn Phú Trọng. Ông Nguyễn Xuân Phúc được giới thiệu làm Chủ tịch nước

Chiều 2/4, dưới sự điều hành của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Quốc hội tiếp tục chương trình làm việc về công tác nhân sự.

Theo chương trình, Ủy ban Thường vụ Quốc hội báo cáo Quốc hội kết quả thảo luận tại Đoàn và giải trình, tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội về việc miễn nhiệm Chủ tịch nước. Quốc hội miễn nhiệm Chủ tịch nước bằng hình thức bỏ phiếu kín.

Sau khi Ban kiểm phiếu công bố kết quả kiểm phiếu, Quốc hội đã nghe Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc công bố dự thảo Nghị quyết về việc miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch nước.

Quốc hội miễn nhiệm Chủ tịch nước bằng hình thức bỏ phiếu kín.
Quốc hội miễn nhiệm Chủ tịch nước bằng hình thức bỏ phiếu kín. 

Quốc hội quyết nghị miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiệm kỳ 2016-2021 đối với ông Nguyễn Phú Trọng. Nghị quyết này có hiệu lực thi hành kể từ khi Quốc hội bầu được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Với 438/440 đại biểu có mặt tán thành (chiếm 91,25% tổng số đại biểu Quốc hội), Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về việc miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch nước đối với ông Nguyễn Phú Trọng.

Với tình cảm thắm thiết, thay mặt Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã tặng hoa ông Nguyễn Phú Trọng.

Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về việc miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch nước đối với ông Nguyễn Phú Trọng.
 Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về việc miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch nước đối với ông Nguyễn Phú Trọng.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh hơn 2 năm qua, trong điều kiện cụ thể, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đồng thời giữ cương vị Chủ tịch nước. Mặc dù nhiệm vụ rất nặng nề nhưng trách nhiệm cao cả trước Đảng, trước nhân dân, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã dành hết tâm sức của mình cho sự phát triển của đất nước, hoàn thành xuất sắc trọng trách trên cương vị Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Thay mặt Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ gửi lời cảm ơn trân trọng và kính chúc Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn mạnh khỏe, cùng Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Chấp hành Trung ương Đảng lãnh đạo Đảng, Nhà nước và nhân dân ta, đưa đất nước Việt Nam ngày càng phát triển nhanh, bền vững.

Tiếp theo, Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình danh sách đề cử để Quốc hội bầu Chủ tịch nước đối với ông Nguyễn Xuân Phúc. Đây là lần đầu tiên Quốc hội sẽ bầu một đương kim Thủ tướng làm Chủ tịch nước.

Ông Nguyễn Phú Trọng sinh ngày 14/4/1944, quê quán xã Đông Hội, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.

Ông là Tổng Bí thư các khóa XI, XII, XIII; Ủy viên Bộ Chính trị khóa VIII, IX, X, XI, XII, XIII; Thường trực Bộ Chính trị từ tháng 8/1999-4/2001; Ủy viên Trung ương Đảng khóa VII (từ 1/1994), VIII, IX, X, XI, XII, XIII; Chủ tịch nước từ tháng 10/2018 đến nay; Chủ tịch Quốc hội khóa XI, XII; Bí thư Quân ủy Trung ương; Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng; đại biểu Quốc hội khóa XI, XII, XIII, XIV.

Trong phiên họp chiều nay, Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình danh sách đề cử để Quốc hội bầu Chủ tịch nước. Sau đó, Quốc hội thảo luận ở Đoàn về dự kiến nhân sự để bầu Chủ tịch nước.

Đọc thêm

Tổng Bí thư Tô Lâm: Tuổi trẻ Việt Nam sẽ không ngừng vươn lên tự chủ tự cường, tự hào dân tộc

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu trong phiên Đại Hội trọng thể. (Ảnh: Như Ý).
(PLVN) -  Sáng 18/12, tại Hà Nội, đã diễn ra phiên trọng thể Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam lần thứ 9. Đại hội là sự kiện chính trị lớn của tuổi trẻ, ngày hội đoàn kết rộng rãi các tầng lớp thanh niên Việt Nam yêu nước, đánh dấu bước phát triển mới của tổ chức Hội và phong trào thanh niên.

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình chủ trì Hội nghị toàn quốc về tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình chủ trì Hội nghị toàn quốc về tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp
Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025 là cuộc tổng điều tra quy mô lớn, được thực hiện trên phạm vi cả nước đối với tất cả các đơn vị điều tra và quá trình điều tra sẽ ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin trong tất cả các công đoạn, từ công tác chuẩn bị, thu thập thông tin, xử lý số liệu và công bố kết quả nhằm nâng cao chất lượng thông tin thống kê, rút ngắn quá trình xử lý thông tin và công bố kết quả.

Thủ tướng dự hội nghị toàn quốc tổng kết năm 2024 của ngành văn hóa, thể thao và du lịch

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 của ngành văn hóa, thể thao và du lịch - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Sáng 18/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 của ngành văn hóa, thể thao và du lịch với chủ đề: "Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc - Động lực phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới – Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam".

Chế độ chính sách khi sắp xếp, tinh gọn bộ máy: Bảo đảm công bằng, nhân văn, hài hòa và tương quan hợp lý

Chế độ chính sách khi sắp xếp, tinh gọn bộ máy: Bảo đảm công bằng, nhân văn, hài hòa và tương quan hợp lý
(PLVN) - Chiều 17/12/2024, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25 tháng 10 năm 2017 của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” chủ trì Phiên họp lần thứ tư của Ban Chỉ đạo.

Phấn đấu đến năm 2030, 70% người dân trưởng thành sử dụng dịch vụ công trực tuyến

Người dân thao tác sử dụng dịch vụ công trực tuyến. (Ảnh minh họa: baochinhphu.vn)
(PLVN) - Đề án “Tuyên truyền, phổ biến, nâng cao chất lượng về cung cấp và sử dụng hiệu quả dịch vụ công trực tuyến đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” đặt ra các mục tiêu cụ thể đến năm 2030, trong đó mục tiêu quan trọng nhất là 70% người dân trưởng thành sử dụng dịch vụ công trực tuyến.

Giảm 5 bộ và 5 cơ quan trực thuộc Chính phủ, cơ bản bỏ tổng cục và tương đương

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà. Ảnh tư liệu: Dương Giang/TTXVN
Liên quan đến sắp xếp, tinh gọn bộ máy của Chính phủ, sáng 17/12, trao đổi với phóng viên TTXVN, Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết, theo phương án hợp nhất, sáp nhập một số bộ, cơ quan, dự kiến bộ máy Chính phủ còn 13 bộ, 4 cơ quan ngang bộ, giảm 5 bộ và 5 cơ quan trực thuộc Chính phủ; giảm 12/13 tổng cục và tổ chức tương đương tổng cục thuộc bộ, cơ quan ngang bộ.

Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì Hội nghị Quân ủy Trung ương

Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì Hội nghị Quân ủy Trung ương
Chiều 16/12, tại Hà Nội, Quân ủy Trung ương đã tổ chức Hội nghị lần thứ mười hai, nhiệm kỳ 2020 - 2025, nhằm kiểm điểm, đánh giá kết quả lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng năm 2024 và quyết nghị những chủ trương, giải pháp lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ năm 2025.

Quân đội nhân dân Việt Nam sẽ tiếp tục lập nên những chiến công xuất sắc

Chủ tịch nước Lương Cường phát biểu chỉ đạo tại Hội thảo. (Ảnh trong bài: Tuấn Huy)
(PLVN) - Cuối tuần qua, tại Hà Nội, Bộ Quốc phòng đã chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Công an và tỉnh Cao Bằng tổ chức Hội thảo khoa học cấp quốc gia với chủ đề “Quân đội nhân dân Việt Nam - Truyền thống hào hùng, sự nghiệp vẻ vang, lực lượng nòng cốt xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh”.