Quốc hội sẽ xem xét, thông qua 13 dự án luật

Quốc hội sẽ xem xét,  thông qua 13 dự án luật
(PLO) - Hôm qua (17/4), Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đã khai mạc phiên họp thứ 9, cho ý kiến về Dự án Luật Hỗ trợ DN nhỏ và vừa và dự kiến chương trình Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIV.

Rút 4 dự án luật khỏi chương trình

Trình bày dự kiến chương trình Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIV, Tổng Thư ký QH Nguyễn Hạnh Phúc cho biết, Kỳ họp thứ 3 sắp tới sẽ khai mạc ngày 22/5 và diễn ra trong khoảng một tháng.

Cũng theo ông Phúc, dựa trên cơ sở tiếp thu ý kiến đóng góp của các cơ quan hữu quan, dự kiến nội dung kỳ họp sẽ rút 4 dự án luật ra khỏi dự kiến chương trình (Luật về hội; Luật Bảo vệ bí mật nhà nước; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Lao động; Luật Biện pháp khẩn cấp tạm thời trước khi khởi kiện để tiếp tục hoàn thiện); đồng thời bổ sung 2 nội dung trình Quốc hội thông qua: Nghị quyết phê chuẩn Hiệp ước bổ sung Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia giữa nước CHXHCN Việt Nam và nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào về việc sửa đổi điểm khởi đầu của đường biên giới quốc gia Việt Nam-Lào; Nghị quyết phê chuẩn Nghị định thư về đường biên giới và mốc quốc giới giữa nước CHXHCN Việt Nam và nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào.

Chính phủ cũng đề nghị bổ sung 3 nội dung trình Quốc hội thông qua tại kỳ họp tới, gồm Dự án Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng, dự thảo nghị quyết về xử lý nợ xấu, dự thảo nghị quyết về điều chỉnh mức đóng bảo hiểm thất nghiệp. Tuy nhiên, đến thời điểm này các cơ quan của QH chưa nhận được hồ sơ, tờ trình, dự thảo nào trong số ba nội dung trên. 

Cho ý kiến về vấn đề này, Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân cho rằng, một trong những vấn đề bức bách nhất của nền kinh tế hiện nay là xử lý nợ xấu. Chính vì thế, Chính phủ phải sớm trình để UBTVQH xem xét ngay dự thảo nghị quyết về vấn đề nợ xấu trong phiên họp tháng 4 này để sắp tới đưa ra QH, bởi nếu để sang tháng 5 sẽ không kịp thông qua. 

Vẫn bất đồng quan điểm

Cũng tại phiên họp, nhiều ý kiến tập trung góp ý vào Điều 30 của Dự án Luật Hỗ trợ DN nhỏ và vừa (DNNVV) liên quan đến trách nhiệm của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Hiệp hội DNNVV Việt Nam và các hiệp hội, ngành nghề. Theo các đại biểu, trách nhiệm của 2 đơn vị này phải tách riêng chứ không gộp chung. 

Tuy nhiên, Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc cho rằng, quy định tại Điều 30 của Dự thảo Luật là không đúng với vai trò của VCCI là đại diện cho toàn bộ cộng đồng DN Việt Nam, tạo ra bất bình đẳng giữa các hiệp hội DN liên quan tới việc hỗ trợ DNNVV là thành viên của mình. Vì thế, VCCI đề nghị quy định chung tất cả các chủ thể đại diện DN vào một cụm chung, không tách biệt như hiện nay.

Giải thích cụ thể hơn, ông Nguyễn Văn Thân – Chủ tịch Hiệp hội DNNVV (Vinasme) cho biết, Dự thảo Luật quy định vai trò trách nhiệm của hiệp hội là cơ sở pháp lý quan trọng để Vinasme cùng với VCCI và các hiệp hội ngành nghề khác chủ động phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền trong việc hỗ trợ DNNVV. Trên cơ sở này, sau khi Dự án Luật được QH thông qua, Vinasme sẽ có các chương trình, kế hoạch hành động cụ thể, góp phần vào sự phát triển của DNNVV trên toàn quốc. Quy định tại Điều 30 cũng là cơ sở để xác định trách nhiệm của từng chủ thể, tránh tình trạng quy định trách nhiệm một cách chung chung.

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cũng không đồng ý với Chủ tịch VCCI. “Những nội dung này đã được nêu vài lần ở hội thảo, hội nghị… Đại diện VCCI cũng là thành viên soạn thảo, trước tới nay VCCI vốn rất ủng hộ dự thảo nhưng không hiểu sao lần cuối này lại ý kiến ngược lại? Đây không phải là những nội dung mới. Đề nghị không trao đổi lại”, ông Nguyễn Trí Dũng nói và đề nghị giữ nguyên Điều 30 như hiện nay là phù hợp, có cả đại diện VCCI, đại diện của Hiệp hội DNNVV và các tổ chức hiệp hội khác.

Cho ý kiến về Dự thảo Luật, Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân cho rằng thời gian không có nhiều nhưng các ý kiến vẫn “đối nhau chan chát” về quy định trách nhiệm liên quan đến DNNVV. Vì thế, Chủ tịch QH yêu cầu không tranh luận thêm về việc này mà phải rà soát Điều 30 để không làm mất vai trò của VCCI và Hiệp hội DNNVV Việt Nam.

Đọc thêm

Gỡ vướng cho các dự án điện năng lượng tái tạo

Thủ tướng Phạm Minh Chính có nhiều chỉ đạo quan trọng nhằm triển khai các giải pháp tháo gỡ cho các dự án năng lượng tái tạo. (Ảnh: VGP)
(PLVN) - Chiều 12/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến công bố và triển khai Nghị quyết của Chính phủ về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo (gọi tắt là Nghị quyết).

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang
(PLVN) - Chiều ngày 12/12, Tỉnh ủy Hậu Giang tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Bộ Chính trị chuẩn y Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2020-2025. Dự hội nghị có ông Lê Minh Hưng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương.

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.