Quên giấy tờ khi đến phòng thi, thí sinh cần làm gì?

Thí sinh làm thủ tục dự thi sáng nay.
Thí sinh làm thủ tục dự thi sáng nay.
0:00 / 0:00
0:00

(PLVN) - Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã vừa có phản hồi những băn khoăn của nhiều thí sinh về việc quên căn cước công dân hoặc các giấy tờ liên quan.

Theo Quy chế thi, tại Điều 14 (trách nhiệm của thí sinh) nêu rõ: Thí sinh có mặt tại phòng thi đúng thời gian quy định ghi trong giấy báo dự thi để làm thủ tục dự thi. Thí sinh phải xuất trình căn cước công dân.

Trường hợp bị mất căn cước công dân hoặc các giấy tờ cần thiết khác, thí sinh phải báo cáo ngay cho trưởng điểm thi để xem xét, xử lý.

Đối với những trường hợp thí sinh quên hoặc bị mất căn cước công dân khi tham dự kỳ thi tuyển sinh lớp 10 năm học 2024-2025, các điểm thi sẽ hỗ trợ thí sinh ở mức cao nhất, bảo đảm linh hoạt, tạo điều kiện thuận lợi để thí sinh được tham dự kỳ thi đúng quy định. Theo đó, thí sinh sẽ làm cam kết, có xác nhận của các thành phần liên quan để lãnh đạo điểm thi đối chiếu, xác minh thông tin.

Về vấn đề dùng ứng dụng VNeID để thay thế căn cước công dân, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội cho biết, ứng dụng này nằm trên điện thoại thông minh. Tuy nhiên, theo quy chế thi, thí sinh không được mang theo điện thoại vào phòng thi. Nếu thí sinh mang theo điện thoại vào phòng thi thì dù đã sử dụng hay chưa sử dụng đều sẽ bị đình chỉ, hủy kết quả thi.

Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội khuyến cáo thí sinh, trong trường hợp quên giấy tờ cần thiết khi đi thi, thí sinh không nên quay trở về nhà lấy. Thí sinh cần có mặt tại điểm thi đúng thời gian quy định, đồng thời báo cáo ngay cho cán bộ coi thi hoặc lãnh đạo điểm thi, tránh trường hợp về nhà lấy giấy tờ rồi đến chậm quá 15 phút sau khi có hiệu lệnh tính giờ làm bài sẽ không được dự thi.

Kỳ thi năm nay, toàn Thành phố có trên 117.000 lượt thí sinh đăng ký dự thi; trong đó có gần 106.000 lượt thí sinh đăng ký dự thi lớp 10 công lập; hơn 11.000 lượt thí sinh đăng ký dự thi môn chuyên; hơn 250 lượt thí sinh dự thi song bằng.

Theo thống kê của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, năm học 2023-2024, có khoảng 133.000 học sinh tốt nghiệp THCS, tăng hơn 5.000 so với năm 2023. Dự kiến, 81.200 học sinh sẽ được tuyển vào trường THPT công lập (chiếm hơn 60% - tương tự năm ngoái), 29.100 em học tư thục (21,5%), còn lại vào trung tâm giáo dục thường xuyên và các trường nghề.

Theo kế hoạch, sáng mai - ngày 8/6, các thí sinh sẽ bắt đầu thi môn Ngữ văn trong thời gian 120 phút, buổi chiều sẽ làm bài thi môn Ngoại ngữ trong thời gian 60 phút. Sáng 9/6, các em bước vào thi môn Toán trong thời gian 120 phút. Ngày 10/6 là ngày dự thi của các thí sinh đăng ký trường chuyên. Ngày 11 và 12/6, thí sinh tiếp tục tham dự kỳ thi song bằng.

Cũng theo thống kê của Sở Giáo dục và Đào tạo, sáng nay, có gần 700 thí sinh không đến điểm thi làm thủ tục. Có nhiều nguyên nhân như: thí sinh bỏ qua buổi này, thí sinh bỏ thi, thí sinh đã trúng tuyển trường chuyên trực thuộc trường đại học...

Tin cùng chuyên mục

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức Hội nghị Tập huấn công tác pháp chế

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức Hội nghị Tập huấn công tác pháp chế

(PLVN) -  Trong 2 ngày 17 và 18/10, tại Trường Đại học Quy Nhơn (Bình Định), Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức Hội nghị Tập huấn công tác pháp chế và báo cáo viên pháp luật ngành giáo dục năm 2024 cho cán bộ làm công tác pháp chế của các sở giáo dục và đào tạo, cơ sở giáo dục đại học và trường cao đẳng sư phạm.

Đọc thêm

Giáo viên đang chịu nhiều áp lực ngoài chuyên môn

Đừng đặt những áp lực ngoài chuyên môn lên vai thầy, cô giáo, để họ được toàn tâm, toàn ý vào sự nghiệp “trồng người”. (Nguồn: S.T)
(PLVN) - Tại nhiều trường học, các nhà giáo đang phải đối mặt với nhiều áp lực lớn khi ngoài truyền đạt kiến thức còn phải đáp ứng kỳ vọng ngày càng cao của phụ huynh, nhà trường và xã hội, thậm chí đôi lúc giáo viên còn phải kiêm thêm các nhiệm vụ ngoài lề không liên quan đến giáo dục.

Khi bạo lực học đường lên bàn nghị sự

Các đại biểu trẻ em tại phiên thảo luận Tổ. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Bạo lực học đường vẫn luôn là vấn đề nhức nhối. Trong phiên thảo luận tổ của Phiên họp giả định Quốc hội trẻ em lần thứ II vừa qua, các đại biểu đã đưa ra những đề xuất từ góc nhìn trong cuộc sâu sắc, đa chiều về phòng, chống bạo lực học đường…

Người già và những hành trình khác

Người già và những hành trình khác
(PLVN) - Dù đã về hưu nhiều năm, trở thành những cụ ông, cụ bà, nhưng rất nhiều người cao tuổi vẫn tiếp tục năng nổ tham gia các hoạt động. Họ xóa bỏ định kiến về người già trong xã hội, trở thành tấm gương, nghị lực để thế hệ trẻ noi theo.

Hi hữu: Một thí sinh từ trượt thành đỗ thủ khoa do "nhầm lẫn" khi hồi phách

Trường THPT Lê Hồng Phong (Bỉm Sơn, Thanh Hóa), nơi có thí sinh bị nhầm lẫn trong điểm thi vào lớp 10 năm 2024-2025.
(PLVN) - Do nhầm lẫn khi hồi phách của những người làm công tác chấm thi, một thí sinh ở Thanh Hóa đã được nhầm điểm và trở thành thủ khoa vào lớp 10 của Trường THPT Lê Hồng Phong, thị xã Bỉm Sơn trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 Trung học Phổ thông năm học 2024 - 2025, dù cho điểm thi thực tế của thí sinh này là: trượt!