Thuần hoá hoa rừng
Vốn xuất thân từ nghề buôn bán, anh Nịnh Trắng phát hiện ra một loại hoa và lá được giao bán trên thị trường với giá đắt đỏ vốn là một loài cây trong rừng nơi anh sinh sống. Nhưng do vùng sâu vùng, vùng xa và ít tiếp cận với thông tin nên hầu hết những người dân trong khu không ai biết hết giá trị của loại cây này. Năm 2006, các thương lái Trung Quốc thu mua loại trà này với giá cao. Người dân các xã Ba Chẽ đổ xô vào rừng tìm cây Trà hoa vàng. Họ đào cả cây để mang sang bên kia biên giới bán. Hỏi ra mới biết, loại cây này vốn là cây quý hiếm dùng làm dược liệu mà không phải ở đâu cũng có.
Thấy cây của rừng quê mình có giá trị cao vậy mà bị thua mua theo kiểu “tận diệt”, có thể sẽ khiến loài hoa rừng này rơi vào tình cảnh tuyệt trủng nên năm 2009, hai vợ chồng anh Nịnh Trắng đã quyết định thu mua và thuần hóa loại cây này đưa về đồi trồng. Hai vợ chồng anh gom góp dồn hết vốn liếng bao nhiêu năm tích góp, đi vay anh em họ hàng thậm chí vay ngân hàng để lấy vốn thu mua loại cây này.
Anh Nịnh Trắng cho biết “loại cây này rất khó tìm, chúng thường nằm trong rừng sâu, dưới những khe núi, tán cây và những nơi mát mẻ. Không chỉ khó tìm mà chúng cũng rất “đỏng đảnh” khó trồng. Việc thu mua chủ yếu nhờ bà con đi rừng thấy được thì họ mang về bán cho; nhà nào có hai ba cây cũng đến “gạ” họ bán cho để mang về đồi trồng.
Anh Nịnh Trắng tâm sự, lúc đầu anh em họ hàng, rồi những người bạn thân cho đến bố mẹ đều gàn không cho hai vợ chồng làm. Nhớ lại khi nói chuyện làm ăn bằng việc thuần hoá hoa rừng, anh Trắng bị bố mẹ kịch liệt phản đối vì làm thế không ăn được đâu. Nhưng rồi thấy anh ham, mê cây quá và quyết tâm cao nên ông bà đành chịu, rồi cho phép anh đổi cả ruộng lấy đất đồi trồng cây.
Anh Nịnh Trắng đang chăm sóc cho vườn cây Trà hoa vàng |
Chị Trần Thị Bảy, vợ anh Nịnh Trắng kể lại, năm 2009, sau khi thu mua được gần nghìn gốc thì háo hức trồng nhưng chỉ trong thời gian ngắn cây chết mất nửa. Bao nhiêu vốn liếng đều giành hết vào cây, nhìn nó chết dần mà không sao cầm được nước mắt. Do chưa ở đâu trồng loại cây này nên những kinh nghiệm, tập tính của cây đều phải theo dõi trong một thời gian dài mới tích lũy được. Sau nhiều năm ươm trồng mới biết chủ yếu cây cần nước, càng nhiều nước càng tốt, lá cây một năm chỉ ra hai lần lộc. Mà lần thứ hai ra lại trùng vào lúc ra hoa nên chăm không khéo lá sẽ hút hết dinh dưỡng của hoa khiến bông hoa bé, không cho bông to, đẹp được.”
Sau 5 năm với bao nhiêu mồ hôi và công sức chăm sóc cây rừng,một số cây trong vườn bắt đầu trổ hoa, Nhìn những bông hoa vàng óng nở rộ trên những cành cây mà hai vợ chồng anh Trắng vui mừng và hồi hộp. Anh Trắng cho hay biết, Trà hoa vàng, chính là món quà của rừng. Không chỉ là dược liệu, Trà hoa vàng có vẻ đẹp mê hồn. Hoa của chúng có màu vàng vóng, rực rỡ, trên cánh như có một lợp sáp mỏng khiến chúng mượt mà như lụa, bông nào to khi nở rộ phải bằng nắm tay. Nhìn cây ai mà không yêu không thích cho được.”
Con đường làm giàu với cây quý
Vừa qua, anh Nịnh Trắng đưa chúng tôi lên thăm vườn Trà hoa vàng của gia đình anh. Lúc này các cây trong vườn đều đang bắt đầu ra nụ, có cây nụ ra chi chít nhiều hơn cả lá. Anh Trắng cho biết, sau khi đã trồng thành cây Trà hoa vàng, anh lại tiếp tục nghĩ cách để ươm trồng nhân rộng để giúp các bà con trong xã. Rất nhiều người tìm đến để mua cây về trồng, hễ ai có nhu cầu trồng loại cây này tôi sẵn sàng truyền đạt lại những kinh nghiệm mình đã tích góp được.
Theo anh Trắng, mình trồng được, thì bà con cũng trồng được, trồng thành công bà con có thêm thu nhập mình càng mừng. Hơn nữa, vì là loại cây quý, nên trên thị trường lúc nào cũng có nhu cầu mà số lượng gia đình cũng có hạn. Bà con trồng tốt, mình thu mua bán cho bà con. Người trong một xã phải cùng nhau làm giàu.
Những sản phẩm được sản xuất từ hoa và lá của Trà hoa vàng |
Hiện tại trong khu vườn anh Nịnh Trắng đã có hơn 3.000 gốc cây Trà hoa vàng cho hoa đều hàng năm. Năm 2014 chỉ thu được hơn 70 cân hoa nhưng đến năm 2015 thu được gần tạ hoa. Với giá bán trên thị trường khi xao hoa khô bán được 15 triệu đồng/kg. Như vậy hàng năm anh Nịnh Trắng thu nhập được hàng trăm triệu đồng/năm. Chưa kể lá cây hàng năm cũng thu được 5-6 tạ bán với giá 300 nghìn đồng/kg.
Không chỉ anh Nịnh Trắng, giờ đây trong huyện Ba Chẽ cũng đã có 50 đến 60 hộ bắt đầu trồng Trà hoa hàng. Bà Đỗ Thị Lan, Bí thư Huyện uỷ Ba Chẽ cho biết, huyện Ba Chẽ đã hoàn thành quy hoạch vùng trồng dược liệu trên 3.000 ha, trong đó trồng cây trà hoa vàng 500 ha tập trung ở các xã Đạp Thanh, Đồn Đạc, Thanh Lâm, Thanh Sơn, Minh Cầm, Lương Mông. Hiện, toàn huyện trồng được 70hecta, cho thu hoạch. Việc đưa cây trà hoa vàng vào sản xuất trồng đại trà là hướng đi phù hợp, vừa bảo vệ nguồn dược liệu quý, vừa tạo nguồn và nâng cao thu nhập, tạo việc làm cho người dân địa phương, góp phần xóa đói giảm nghèo.