Đưa Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng vào cuộc sống

Quán triệt để đưa Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng vào đời sống

Hội nghị tại điểm cầu chính - Phòng họp Diên Hồng, Nhà Quốc hội (Hà Nội). Ảnh: Phương Hoa/TTXVN
Hội nghị tại điểm cầu chính - Phòng họp Diên Hồng, Nhà Quốc hội (Hà Nội). Ảnh: Phương Hoa/TTXVN
(PLVN) - Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng nhấn mạnh tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc nghiên cứu, học tập, quán triệt, tuyên truyền Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng sáng nay (27/8).

Như tin đã đưa, Thực hiện Chỉ thị số 01- CT/TW của Bộ Chính trị, khóa XIII “Về việc nghiên cứu, học tập, quán triệt, tuyên truyền và triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng”, trong hai ngày 27-28/3/2021, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc nghiên cứu, học tập, quán triệt, tuyên truyền Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.

Hội nghị có điểm cầu Trung ương tại Phòng họp Diên Hồng (Nhà Quốc Hội) kết nối với 67 điểm cầu các tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương và đường truyền mở rộng đến hơn 7.300 điểm cầu cơ sở.

Thống nhất ý chí và hành động trong toàn Đảng

Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng nhấn mạnh, để bảo đảm cho việc nghiên cứu, học tập, quán triệt, tuyên truyền và triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đạt kết quả cao, Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng đề nghị các cấp ủy, tổ chức đảng, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể, nhất là người đứng đầu thực hiện một số vấn đề trọng tâm.

Đó là nhận thức sâu sắc việc nghiên cứu, học tập, quán triệt, tuyên truyền và triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng là công việc thường xuyên, phải được thực hiện một cách nghiêm túc, bài bản, khoa học trong suốt cả nhiệm kỳ; là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của năm 2021, là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng trong Đảng và cả hệ thống chính trị.

Ông Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư phát biểu khai mạc, chỉ đạo hội nghị. Ảnh: Phương Hoa/TTXVN
Ông Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư phát biểu khai mạc, chỉ đạo hội nghị. Ảnh: Phương Hoa/TTXVN

Mỗi cán bộ, đảng viên nắm vững và thực hiện đúng đắn, sáng tạo Nghị quyết của Đảng, tạo sự chuyển biến rõ rệt về nhận thức, thống nhất ý chí và hành động trong toàn Đảng, sự đồng thuận cao trong nhân dân, phát huy cao độ tinh thần yêu nước, ý chí tự lực, tự cường, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc và khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc, quyết tâm phấn đấu thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.

Đồng thời, góp phần xây dựng Đảng vững mạnh về chính trị, tư tưởng, đạo đức, tổ chức và cán bộ; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến,” “tự chuyển hoá” trong nội bộ; uốn nắn những nhận thức lệch lạc; bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch.

Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng nhấn mạnh nhận thức đúng và giải quyết hiệu quả các mối quan hệ lớn: Giữa đổi mới, ổn định và phát triển; giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị; giữa tuân theo các quy luật thị trường và bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa; giữa phát triển lực lượng sản xuất và xây dựng, hoàn thiện từng bước quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa; giữa nhà nước, thị trường và xã hội; giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, bảo vệ môi trường; giữa xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; giữa độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế; giữa Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ; giữa thực hành dân chủ và tăng cường pháp chế, bảo đảm kỷ cương xã hội. Trong quá trình nghiên cứu, học tập, quán triệt Nghị quyết, phải đề cao tinh thần tự học, tự nghiên cứu, ý thức tự giác, gương mẫu của cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu các cấp ủy, tổ chức đảng.

Hội nghị quán triệt Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng tại điểm cầu Bộ Tư pháp.
 Hội nghị quán triệt Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng tại điểm cầu Bộ Tư pháp.

Cùng với đó, công tác tuyên truyền Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng phải được tiến hành thường xuyên, bền bỉ, đồng bộ, sáng tạo, với nhiều hình thức phong phú, đa dạng, phù hợp với từng đối tượng; phát huy sức mạnh tổng hợp của hệ thống tuyên giáo các cấp, các cơ quan báo chí-xuất bản, đội ngũ giảng viên lý luận chính trị, văn nghệ sỹ, báo cáo viên, tuyên truyền viên…

Trong quá trình tuyên truyền, Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng đề nghị phải kịp thời lý giải những băn khoăn, vướng mắc của cán bộ, đảng viên và nhân dân về nội dung Nghị quyết; kịp thời uốn nắn những nhận thức chưa đúng; chủ động định hướng dư luận, tạo sự đồng thuận tích cực trong xã hội; kiên quyết đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch.

Nói đi đôi với làm, đưa Nghị quyết vào thực tiễn cuộc sống

Nêu rõ việc nghiên cứu, học tập, quán triệt, tuyên truyền Nghị quyết Đại hội XIII chỉ là bước đầu, Thường trực Ban Bí thư nhấn mạnh, điều quan trọng phải sớm đưa nội dung Nghị quyết Đại hội vào thực tiễn cuộc sống, nói đi đôi với làm, thấm nhuần sâu sắc lời Bác Hồ dạy “kế hoạch 10 phần thì biện pháp 20 phần và quyết tâm 30 phần,” biến những quyết định của Đại hội thành hiện thực sinh động trong thực tế, thành của cải vật chất, mang lại giàu có và hạnh phúc cho nhân dân, như Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh trong phiên bế mạc Đại hội XIII.

Hội nghị quán triệt Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng tại điểm cầu Tỉnh ủy Thái Bình. Ảnh: Thế Duyệt/TTXVN
Hội nghị quán triệt Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng tại điểm cầu Tỉnh ủy Thái Bình. Ảnh: Thế Duyệt/TTXVN

Vì vậy, ngay sau Hội nghị này, Thường trực Ban Bí thư đề nghị các cấp ủy, tổ chức đảng tập trung xây dựng chương trình hành động, cụ thể hóa bằng các kế hoạch, dự án, đề án khả thi, sát với điều kiện thực tế, định lượng được kết quả, hiệu quả thiết thực, góp phần nâng cao đời sống nhân dân và sự phát triển mạnh mẽ của mỗi địa phương, đơn vị.

Đặc biệt, các cơ quan Trung ương theo chức năng, nhiệm vụ của mình tập trung nghiên cứu, sớm cụ thể hóa, thể chế hóa nội dung Nghị quyết Đại hội XIII thành luật pháp, cơ chế, chính sách… để sớm thực thi trong đời sống; kịp thời khắc phục hạn chế, yếu kém mà Đại hội đã chỉ ra: “Chỉ đạo và tổ chức thực hiện vẫn là khâu yếu, chậm được khắc phục; năng lực cụ thể hóa, thể chế hóa chủ trương, nghị quyết còn hạn chế.”

Thường trực Ban Bí thư nhấn mạnh tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá chất lượng nghiên cứu, học tập, quán triệt, tuyên truyền Nghị quyết Đại hội và việc xây dựng chương trình hành động thực hiện Nghị quyết của mỗi địa phương, đơn vị; khắc phục triệt để bệnh hình thức, qua loa, đại khái; kịp thời phát hiện, khen thưởng, biểu dương các tập thể, cá nhân có thành tích trong nghiên cứu, học tập, nhất là việc thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng ở các cấp.

Các chuyên đề tập trung vào vấn đề cốt lõi, nhận thức mới, tư duy mới

Tại Hội nghị, các đại biểu nghe báo cáo viên là các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư khóa XIII trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng các văn kiện Đại hội XIII của Đảng hoặc được phân công theo lĩnh vực, quán triệt các chuyên đề: “Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng;” “Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 10 năm 2021-2030 và phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội 5 năm 2021-2025;” “Báo cáo tổng kết công tác xây dựng Đảng và thi hành Điều lệ Đảng của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng;”; “Những nhận thức mới và tư duy mới về quốc phòng Việt Nam;” “Những nhận thức mới và tư duy mới về an ninh quốc gia.”

Quang cảnh Hội nghị quán triệt Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng tại điểm cầu Tỉnh ủy Cà Mau. Ảnh: Kim Hà/TTXVN
Quang cảnh Hội nghị quán triệt Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng tại điểm cầu Tỉnh ủy Cà Mau. Ảnh: Kim Hà/TTXVN

Nội dung các chuyên đề tập trung vào những vấn đề cốt lõi, nhận thức mới, tư duy mới trong các văn kiện Đại hội XIII của Đảng; khẳng định những thành tựu, nắm vững các bài học kinh nghiệm từ thực tiễn 35 năm đổi mới đất nước, nhất là 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội XII; nhận diện đầy đủ và sâu sắc về thuận lợi, thời cơ cũng như khó khăn, thách thức, nhiệm vụ của cách mạng nước ta trong thời gian tới; liên hệ và vận dụng phù hợp theo yêu cầu, điều kiện cụ thể của địa phương, cơ quan, đơn vị, nhằm xác định và chỉ đạo thực hiện hiệu quả nhiệm vụ chính trị trong nhiệm kỳ 2021-2026.

Tổ chức nghiên cứu, học tập, quán triệt, tuyên truyền và triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng nhằm giúp cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, tổ chức chính trị-xã hội các cấp và mỗi cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ chủ chốt các cấp nắm vững nội dung cơ bản, cốt lõi và những điểm mới trong các văn kiện Đại hội lần thứ XIII của Đảng.

Từ đó thực hiện đúng đắn, sáng tạo Nghị quyết, tạo sự thống nhất về ý chí và hành động trong toàn Đảng, sự đồng thuận cao trong nhân dân; cổ vũ, động viên toàn Đảng, toàn dân và toàn quân phát huy cao độ tinh thần yêu nước, ý chí tự lực, tự cường, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc và khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc, thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng./.

Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu quả

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW về sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu quả.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính mới ký Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả".

Việt Nam đóng góp tích cực thúc đẩy chủ nghĩa đa phương

Việt Nam đóng góp tích cực thúc đẩy chủ nghĩa đa phương
Nhà báo Oliveira khẳng định chuyến thăm tới Brazil lần thứ hai của Thủ tướng Phạm Minh Chính cho thấy Việt Nam rất coi trọng các cuộc họp đa phương trong bối cảnh tình hình thế giới hiện nay, khi các nước đang phát triển nỗ lực thúc đẩy đoàn kết và hợp tác để tiếp tục phát triển, trên cơ sở tôn trọng chủ quyền của mỗi quốc gia và góp phần xây dựng một thế giới ngày càng công bằng hơn...

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình 'Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024'

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình 'Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024'
Tối 15/11, tại Cung Văn hóa Lao động hữu nghị Việt Xô, Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức Chương trình “Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024” - Tôn vinh các điển hình tiêu biểu toàn quốc trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu tại Chương trình.

Hoàn thiện pháp luật đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Kỳ 2: Tháo gỡ 'điểm nghẽn', khơi thông nguồn lực​

Phát biểu tại Phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, QH khóa XV, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh yêu cầu chuyển đổi tư duy xây dựng pháp luật theo hướng vừa bảo đảm yêu cầu quản lý nhà nước, vừa khuyến khích sáng tạo. (Ảnh: CTTĐTQH)
(PLVN) -   Đổi mới tư duy, quan điểm, quy trình xây dựng pháp luật là một trong những yêu cầu, nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách nhằm tháo gỡ “điểm nghẽn”, tạo đột phá mạnh mẽ hơn về thể chế phát triển, huy động và khơi thông mọi nguồn lực để đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Sự phát triển mạnh mẽ của Việt Nam sẽ mở nhiều cơ hội mới cho cả doanh nghiệp trong nước và quốc tế

Phát biểu của Chủ tịch nước Lương Cường tại Hội nghị đã nhận được sự hưởng ứng, đánh giá cao của các Lãnh đạo APEC và cộng đồng doanh nghiệp. (Ảnh: Tuấn Anh/Báo Quốc tế)
(PLVN) - Chủ tịch nước Lương Cường khẳng định, sự phát triển mạnh mẽ của Việt Nam sẽ mở ra nhiều cơ hội mới cho cả doanh nghiệp trong nước và quốc tế trên các lĩnh vực. Thị trường Việt Nam đã, đang và sẽ mang đến nhiều lợi ích, ưu thế mà không mấy nơi có được cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư quốc tế.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tạo đột phá về thể chế để phát triển ngành giáo dục

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp mặt đại diện các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục tiêu biểu - Ảnh VGP/Nhật Bắc
Gặp mặt đại diện các nhà giáo tiêu biểu năm 2024 nhân dịp kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, hướng tới kỷ nguyên mới, giáo dục tiếp tục là quốc sách hàng đầu, sự nghiệp giáo dục và đào tạo nước nhà phải quyết liệt đổi mới căn bản và toàn diện hơn nữa, tạo sự đột phá về thể chế, tạo cơ sở pháp lý vững chắc để phát triển ngành giáo dục.

Phải tiến hành đồng thời, thắng lợi quá trình 'đột phá kép'

Quang cảnh Hội thảo. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Công tác cán bộ, tổ chức bộ máy, xây dựng, hoàn thiện thể chế... là những vấn đề được các chuyên gia, nhà khoa học tập trung thảo luận tại Hội thảo khoa học quốc gia: “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”, do Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương chủ trì, phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức sáng nay (15/11), tại Hà Nội.

Cân nhắc bổ sung đối tượng tham gia bảo hiểm y tế

Phiên họp thứ 39 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội vào sáng 15/11. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Về đề xuất bổ sung cựu Công an nhân dân vào đối tượng tham gia bảo hiểm y tế, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh nêu rõ, trong quá trình thực hiện việc sửa đổi, bổ sung Luật Bảo hiểm y tế chưa có điều kiện đánh giá kỹ tác động về đối tượng này. Do đó, việc bổ sung đối tượng này sẽ được thực hiện khi sửa đổi toàn diện Luật Bảo hiểm y tế.

'Chìa khóa' để Việt Nam vươn mình, bứt phá vào kỷ nguyên mới

Quang cảnh Hội thảo. Ảnh: Vân Anh
(PLVN) - Sáng nay (15/11), tại Hà Nội, Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia: “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”.