Quân đội huy động hơn 257.350 người ứng phó 'siêu bão'

Đoàn kiểm tra của BĐBP Nghệ An xuống địa bàn chỉ đạo công tác phòng chống bão số 10.
Đoàn kiểm tra của BĐBP Nghệ An xuống địa bàn chỉ đạo công tác phòng chống bão số 10.
(PLO) - Trước diễn biến phức tạp của bão số 10 - cơn bão được đánh giá là mạnh nhất trong nhiều năm gần đây - lực lượng vũ trang (LLVT) các quân khu 3, 4 và 5 đang khẩn trương phối hợp với chính quyền địa phương làm tốt công tác chuẩn bị, góp phần hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do bão gây ra.

Theo dự báo của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương, bão số 10 (Doksuri) có thể đổ bộ trực tiếp vào các tỉnh ven biển miền Trung từ Nghệ An đến Quảng Bình và có sức tàn phá rất lớn.

Ứng phó với bão số 10, thực hiện chỉ đạo của Bộ Quốc phòng, trong ngày 13/9, Bộ đội Biên phòng (BĐBP) các tỉnh, thành phố ven biển từ Quảng Ninh đến Bình Định đã phối hợp với địa phương, gia đình chủ tàu, thuyền trưởng thông báo, kiểm đếm và hướng dẫn cho 46.735 phương tiện, với 198.188 người biết diễn biến, hướng di chuyển của bão số 10 để chủ động di chuyển, vòng tránh, thoát ra khỏi khu vực nguy hiểm và có biện pháp bảo đảm an toàn.

Lực lượng, phương tiện của các đơn vị đã sẵn sàng ứng phó bão. Các đơn vị đã sẵn sàng huy động lực lượng gồm 257.353 người (trong đó có 28.030 bộ đội, 186.156 dân quân tự vệ (DQTV), lực lượng khác 43.167 người), 2.459 phương tiện (37 tàu, 1.188 xuồng, 1.165 ô tô, 59 xe đặc chủng, 5 xe lội nước, 5 máy bay) và 60.869 trang bị các loại chuẩn bị thực hiện nhiệm vụ.

Sáng 14/9, Trung tướng Nguyễn Tân Cương - Ủy viên Trung ương Đảng, Tư lệnh Quân khu 4 cho biết: “Ứng phó bão số 10, Bộ Tư lệnh Quân khu 4 đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị LLVT Quân khu 4 chuẩn bị tốt lực lượng, phương tiện cơ động làm nhiệm vụ phòng, chống thiên tai. Cơ quan quân sự các cấp làm tốt công tác tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương nhanh chóng rà soát, nắm chắc tình hình địa bàn, sẵn sàng sơ tán người dân và tài sản tại các địa điểm xung yếu. Các sư đoàn, lữ đoàn chủ lực Quân khu 4 sẵn sàng lực lượng cơ động khi có lệnh”. 

 Tại các địa phương nơi tâm bão, theo Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh Thanh Hóa, tính đến 8 giờ ngày 14/9, còn 3 phương tiện tàu thuyền với 33 ngư dân xã Hoằng Trường, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa đang đánh bắt thủy hải sản tại vùng biển Vịnh Bắc bộ vẫn chưa liên lạc được. Đó là các tàu cá của các ông Lê Văn Lực, chủ tàu TH 91799TS công suất 811 CV, trên tàu có 11 lao động; ông Lê Văn Sòng, chủ tàu TH 91645TS công suất 811 CV, trên tàu có 11 lao động và ông Lê Văn Còng, chủ tàu TH 91646TS công suất 811 CV, trên tàu có 11 lao động. Hiện chính quyền địa phương và gia đình đang tìm cách liên lạc với 3 tàu trên để kêu gọi vào nơi tránh trú an toàn.

Ngoài 3 tàu kể trên, toàn tỉnh Thanh Hóa có 7.409 phương tiện nghề cá với 27.190 lao động, trong đó có 6.177 phương tiện với 20.232 lao động đã vào nơi neo đậu an toàn tại các bến, bãi, âu tránh trú bão trên địa bàn tỉnh. Thanh Hóa vẫn còn 1.232 phương tiện với 6.958 lao động đang hoạt động trên biển từ Quảng Ninh đến Bình Thuận, các phương tiện này đều đã liên hệ được với gia đình và chính quyền địa phương, đồng thời đã tìm được nơi tránh trú an toàn. Nhằm giảm thiểu thiệt hại do bão số 10 có thể đổ bộ vào Thanh Hóa, UBND tỉnh Thanh Hóa đã chỉ đạo các địa phương khẩn trương thu hoạch các trà lúa chín sớm để hạn chế thiệt hại với phương châm “xanh nhà hơn già đồng”.

Đại tá Nguyễn Công Lực - Phó Chỉ huy trưởng, Tham mưu trưởng BĐBP Nghệ An cho biết: “Sáng  14/9, đơn vị đã thực hiện lệnh cấm biển, tổ chức bắn pháo hiệu ở các cửa sông, cửa lạch. Đến thời điểm này, 100% tàu thuyền trên địa bàn tỉnh đều liên lạc và nắm được thông tin về cơn bão số 10, trong đó có 2.991 tàu thuyền của Nghệ An đã vào bờ tránh bão, còn khoảng hơn 1.000 phương tiện đang trên đường vào bờ”.

Bộ Chỉ huy BĐBP Nghệ An đã chỉ đạo các đơn vị tuyến biển trực tiếp xuống địa bàn hướng dẫn, giúp dân neo đậu tàu thuyền; tiếp tục khảo sát những địa bàn xung yếu tham mưu cho chính quyền địa phương có phương án di dời dân ra khỏi vị trí nguy hiểm. Đối với các đơn vị tuyến núi, kiên quyết di dân khỏi những vị trí xung yếu có thể xảy ra sạt lở đất, lũ ống, lũ quét.

Tại Quảng Bình, tính đến sáng 14/9, đã có 3.429 tàu/12.460 lao động của địa phương vào bờ tránh bão, hiện vẫn còn 580 tàu/4.720 lao động đang trên đường vào bờ. Cũng như các địa phương khác, BĐBP Quảng Bình đang khẩn trương triển khai lực lượng về cơ sở để giúp dân chủ động đối phó với bão số 10.

Tỉnh Thừa Thiên - Huế đã hoàn thành việc kêu gọi, sắp xếp tàu thuyền vào nơi trú ẩn an toàn trước 12 giờ ngày 14/9. 

Sáng 14/9, Phòng Cứu hộ - cứu nạn, Quân khu 5 cho biết, thực hiện điện chỉ đạo của Bộ Quốc phòng và Bộ Tư lệnh Quân khu 5, các cơ quan, đơn vị trong LLVT Quân khu đã triển khai kịp thời các biện pháp nhằm chủ động ứng phó với bão số 10. Tính đến sáng 14/9, 7 tỉnh ven biển từ Đà Nẵng đến Ninh Thuận có 7.924 tàu cá, với 61.933 lao động đang hoạt động trên các vùng biển. Hiện nay, tất cả các tàu cá nói trên đã được các đơn vị, địa phương thông báo diễn biến, hướng di chuyển của bão số 10 để chủ động di chuyển ra khỏi khu vực nguy hiểm và có biện pháp bảo đảm an toàn.

Tại Đà Nẵng, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai tìm kiếm cứu nạn TP Đà Nẵng đã phối hợp với Ban Quản lý Âu thuyền - Cảng cá Thọ Quang cùng chính quyền địa phương kiểm đếm, sắp xếp neo đậu cho các tàu trong và ngoài thành phố vào tránh, trú bão.

Từ sáng sớm ngày 14/9, theo chân những người lính Biên phòng, phóng viên Báo Pháp luật Việt Nam đã đi vào vùng trung tâm bão để đưa tin. 

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng phát lệnh đưa vào khai thác cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo và Diễn Châu - Bãi Vọt

Thủ tướng phát lệnh đưa vào khai thác cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo và Diễn Châu - Bãi Vọt

Chiều 28/4, tại tỉnh Ninh Thuận, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông vận tải (Ban Chỉ đạo) dự Lễ khánh thành Dự án đường bộ cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo và thông xe đưa vào khai thác dự án cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt (đoạn từ Diễn Châu đến Quốc lộ 46B).

Đọc thêm

Chiến thắng Điện Biên Phủ: Chiến thắng của sức mạnh chính nghĩa Việt Nam

Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong Chiến dịch Điện Biên Phủ. (Ảnh: tư liệu).
(PLVN) - Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954) được ghi vào lịch sử dân tộc như một Bạch Đằng, một Chi Lăng hay một Đống Đa trong thế kỷ XX và đi vào lịch sử thế giới như một chiến công hiển hách, báo hiệu sự thắng lợi của Nhân dân của các dân tộc bị áp bức, sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân. Mãi mãi tỏa sáng theo thời gian, Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ là chiến thắng của sức mạnh chính nghĩa Việt Nam.

Phó Thủ tướng Chính phủ dự lễ khánh thành Đền thờ Anh hùng liệt sĩ tại Kiên Giang

Phó Thủ tướng Chính phủ dự lễ khánh thành Đền thờ Anh hùng liệt sĩ tại Kiên Giang
(PLVN) - Ngày 27/4, tại huyện Giang Thành, tỉnh Kiên Giang, UBND tỉnh đã tổ chức lễ khánh thành Đền thờ Anh hùng liệt sĩ lực lượng vũ trang nhân dân và Thanh niên xung phong hy sinh trên tuyến đường 1C và tu bổ cấp thiết di tích lịch sử cách mạng bia tưởng niệm tuyến đường 1C. Phó Thủ tướng Lê Minh Khái cùng nhiều đại biểu dâng hương và trồng cây lưu niệm.

Đại tướng Phan Văn Giang gửi Thư khen động viên lực lượng thực hiện nhiệm vụ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Đại tướng Phan Văn Giang. Ảnh: Báo Quân đội nhân dân
(PLVN) -  Nhằm động viên các lực lượng thực hiện nhiệm vụ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954 - 07/5/2014), Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã gửi thư khen động viên cán bộ, chiến sĩ, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng; cán bộ, chiến sĩ dân quân tự vệ thực hiện nhiệm vụ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Dưới đây là nội dung Thư của Đại tướng Phan Văn Giang:

Cần quy định rõ “kinh tế hóa” ngành tài nguyên, khoáng sản

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho rằng, cần nghiên cứu để quy định rõ việc xử lý trong trường hợp khoáng sản đó gồm nhiều loại khoáng sản khác nhau. (Ảnh: Quochoi.vn)
(PLVN) - Cho ý kiến về dự án Luật Địa chất và Khoáng sản tại phiên họp vừa diễn ra, các ý kiến trong Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị rà soát, hoàn thiện cơ chế quản lý theo nguyên tắc thị trường, kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ hoạt động khai thác khoáng sản bảo đảm công khai, minh bạch, chống tiêu cực, lãng phí tài nguyên khoáng sản, tăng nguồn thu cho ngân sách.

Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng: Phản bác các luận điệu xuyên tạc về công tác cán bộ

Hội nghị Trung ương 8 khóa XIII đã bàn về công tác quy hoạch Ban Chấp hành Trung ương Đảng nhiệm kỳ 2026 - 2031. (Ảnh: Đăng Khoa)
(PLVN) - Nhờ những chủ trương đúng đắn, sáng suốt và sự lãnh đạo quyết liệt, linh hoạt của Đảng, công tác cán bộ của nước ta thời gian qua đã đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận. Tuy nhiên, lợi dụng những hạn chế, bất cập trong công tác cán bộ, các thế lực thù địch, phản động đang ra sức xuyên tạc, bôi nhọ, nhằm chống phá Đảng và Nhà nước ta.

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh
(PLVN) - Nhân kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), sáng 26/4, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương, tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ tại Đài Tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ trên đường Bắc Sơn.

Báo cáo Nhân quyền của Hoa Kỳ nhận định không khách quan về thực tế tại Việt Nam

Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng.
(PLVN) - "Báo cáo Nhân quyền thường niên của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ ngày 22/4/2024 mặc dù đã phản ánh các thành tựu và bước tiến của Việt Nam trong việc bảo vệ quyền con người nhưng rất tiếc vẫn tiếp tục đưa ra một số nhận định không khách quan dựa trên những thông tin không chính xác về tình hình thực tế tại Việt Nam".

Dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và Động viên công nghiệp: Bảo đảm xây dựng nền công nghiệp quốc phòng chủ động, lưỡng dụng

Đại tướng Phan Văn Giang tham quan Nhà máy Z131 (Tổng cục CNQP). (Ảnh: Lam Hạnh)
(PLVN) - Mới đây Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cùng các đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên đã có buổi tiếp xúc cử tri chuyên đề lấy ý kiến vào dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và Động viên công nghiệp trên địa bàn Thái Nguyên trước Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.

Tạo sự đồng thuận, thống nhất trong tổ chức thực hiện biên chế

Ban Chỉ đạo Trung ương về quản lý biên chế đánh giá kết quả đạt được và hạn chế, đồng thời xác định một số nhiệm vụ trọng tâm đến năm 2026. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Hôm qua (24/4), tại Trụ sở Văn phòng Trung ương Đảng đã diễn ra Hội nghị Ban Chỉ đạo Trung ương về quản lý biên chế (Phiên họp thứ 3). Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về quản lý biên chế Trương Thị Mai chủ trì Hội nghị.