Quan điểm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về Nhà nước pháp quyền: Một bộ phận quan trọng trong hệ thống quan điểm về chủ nghĩa xã hội

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dự Hội nghị tổng kết năm và triển khai kết luận của Trung ương, Nghị quyết của Quốc hội khóa XV về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội ngày 3/1/2023.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dự Hội nghị tổng kết năm và triển khai kết luận của Trung ương, Nghị quyết của Quốc hội khóa XV về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội ngày 3/1/2023.
(PLVN) - Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đi xa nhưng những phân tích, tổng kết, đánh giá thể hiện quan điểm của ông về xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa là một bộ phận quan trọng trong hệ thống quan điểm về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay. Đây là đánh giá của nhiều lãnh đạo Đảng, Nhà nước, chuyên gia pháp lý khi cùng nhìn lại di sản tư tưởng của Tổng Bí thư về Nhà nước pháp quyền.

Củng cố niềm tin mãnh liệt về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội

Ngay khi Tổng Bí thư từ trần vào chiều 19/7, Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa (XHCN) Việt Nam đã có bài viết “Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Nhà lãnh đạo lỗi lạc, trọn đời vì nước, vì dân”.

Trong bài viết, Chủ tịch nước Tô Lâm đã nhấn mạnh: “Trên 55 năm hoạt động liên tục, được tôi luyện trong thực tiễn cách mạng, với tầm nhìn chiến lược, tư duy sắc bén, gắn kết chặt chẽ với tổng kết thực tiễn, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã cùng tập thể Ban Chấp hành Trung ương Đảng vận dụng, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, không ngừng xây dựng Đảng ngày càng trong sạch, vững mạnh; xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân; bổ sung, hoàn thiện và lãnh đạo thực hiện thắng lợi đường lối đổi mới, xây dựng đất nước ta “chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, uy tín và vị thế quốc tế như ngày hôm nay”.

Chủ tịch nước Tô Lâm cũng chỉ rõ: “Trên cương vị Chủ tịch Quốc hội (QH) và Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, đồng chí Nguyễn Phú Trọng luôn đau đáu với vấn đề xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của Nhân dân, vì Nhân dân, do Nhân dân”. Dưới sự lãnh đạo của đồng chí Nguyễn Phú Trọng, lần đầu tiên Đảng ta ban hành Nghị quyết về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam trong giai đoạn mới, đặt mục tiêu “Hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân, do Ðảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo; có hệ thống pháp luật hoàn thiện, được thực hiện nghiêm minh, nhất quán; thượng tôn Hiến pháp và pháp luật, tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ hiệu quả quyền con người, quyền công dân; quyền lực nhà nước là thống nhất, được phân công rành mạch, phối hợp chặt chẽ, kiểm soát hiệu quả; nền hành chính, tư pháp chuyên nghiệp, pháp quyền, hiện đại...”.

Tại Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Tô Lâm, Trưởng Ban Lễ tang đọc Điếu văn, tiếp tục nêu rõ: “Gần 60 năm hoạt động cách mạng phong phú, bền bỉ, Giáo sư, Tiến sĩ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với trí tuệ uyên bác, sắc sảo đã để lại cho toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta hệ thống tư tưởng và lý luận quý giá về con đường cách mạng Việt Nam trong thời đại mới. Kiên định, vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, với mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội (CNXH), nhà tư tưởng Nguyễn Phú Trọng, ngọn cờ lý luận của Đảng đã làm sáng tỏ lý luận về CNXH và con đường đi lên CNXH ở Việt Nam, về vai trò của Đảng Cộng sản, về kinh tế thị trường định hướng XHCN... Di sản vô giá đó đã củng cố niềm tin mãnh liệt về con đường đi lên CNXH, đóng góp quan trọng cho sự phát triển của phong trào cộng sản trên thế giới, phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong thời đại hiện nay...”.

Còn trong bài viết “Thực hiện ý nguyện của đồng chí Nguyễn Phú Trọng, QH tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước và sự kỳ vọng của Nhân dân”, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch QH Trần Thanh Mẫn khẳng định: “Trên phương diện lý luận, đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã dành nhiều tâm huyết để nghiên cứu, đánh giá, tổng kết thực tiễn từ quá trình đổi mới tổ chức, hoạt động của QH nói riêng và xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam nói chung ở nước ta, từng bước đúc rút những vấn đề cốt lõi, quan trọng, có tính quy luật khách quan, từ đó góp phần củng cố và phát triển tư duy lý luận của Đảng về Nhà nước pháp quyền XHCN, về đổi mới tổ chức, hoạt động của QH, đồng thời có giá trị định hướng quan trọng để tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của QH và xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam thật sự của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân”.

Tầm nhìn chiến lược của người cộng sản chân chính

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng làm việc cùng các đồng chí lãnh đạo chủ chốt ngày 18/5/2024. (Ảnh trong bài: VGP)

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng làm việc cùng các đồng chí lãnh đạo chủ chốt ngày 18/5/2024. (Ảnh trong bài: VGP)

Trước đó, giới thiệu về cuốn sách “QH trong tiến trình đổi mới đáp ứng yêu cầu xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam” của đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Phó Chủ tịch QH Nguyễn Khắc Định, Tổ trưởng Tổ biên tập cuốn sách nhận định, cuốn sách là sự kết tinh của một tư duy, tầm nhìn chiến lược và trách nhiệm, tâm huyết với tấm lòng của một người cộng sản chân chính, vì nước, vì dân của Người đứng đầu Đảng ta. Cuốn sách đã đúc kết những thành tựu trong phát triển lý luận về CNXH và con đường đi lên CNXH; bổ sung, phát triển lý luận về Nhà nước pháp quyền và thực tiễn quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Đây cũng là tài liệu nghiên cứu có giá trị, ý nghĩa thiết thực, giúp cán bộ, đảng viên và các tầng lớp Nhân dân nắm vững quan điểm chỉ đạo của Đảng ta, đứng đầu là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đối với sự nghiệp đổi mới tổ chức, hoạt động của QH Việt Nam và công cuộc xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam.

Chia sẻ suy nghĩ về bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về CNXH và con đường đi lên CNXH ở Việt Nam”, GS.TS Hoàng Thị Kim Quế (Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội) nhấn mạnh, bài viết đã thể hiện sâu sắc lý luận và những giá trị, mục đích tốt đẹp của CNXH và Nhà nước pháp quyền XHCN của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân. Trong nội dung bài viết của Tổng Bí thư đã khẳng định rõ những nhiệm vụ chủ yếu cần tiếp tục thực hiện: Phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN; xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, nâng cao đời sống Nhân dân, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; bảo đảm vững chắc quốc phòng và an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội; hội nhập quốc tế; xây dựng nền dân chủ XHCN, xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân; xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh toàn diện.

Theo GS.TS Hoàng Thị Kim Quế, dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, thông qua hoạt động quản lý xã hội của Nhà nước, sự đồng lòng, đồng sức của toàn thể Nhân dân, đất nước ta đã đạt được nhiều thành tựu to lớn trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, hội nhập quốc tế, xây dựng Nhà nước và pháp luật, bảo vệ, bảo đảm các quyền, lợi ích của Nhân dân, thực hiện quyền làm chủ trực tiếp và dân chủ đại diện của Nhân dân. Đó là những bằng chứng sinh động khẳng định đường lối đúng đắn của Đảng ta về xây dựng CNXH và Nhà nước pháp quyền XHCN của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân. Xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân là một trong những điều kiện then chốt để hiện thực hóa những giá trị cơ bản, cao đẹp của CNXH.

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các Bộ, ngành, cơ quan đề cao trách nhiệm, đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết, trước hết. (Ảnh: VGP)

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Sắp xếp tổ chức bộ máy phải chống lợi ích cá nhân

(PLVN) -  Ngày 12/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” (Ban Chỉ đạo) đã chủ trì Phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo.

Đọc thêm

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước
(PLVN) -  Sáng 10/12, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức hội nghị đánh giá kết quả 15 năm thực hiện Chương trình hành động triển khai Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 28/1/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.