Hơn 56.000 người trên cả nước viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại quê nhà

Đông đảo người dân cả nước đến viếng Tổng Bí thư tại Nhà văn hóa thôn Lại Đà, xã Đông Hội. Ảnh: Hanoi.gov.vn
Đông đảo người dân cả nước đến viếng Tổng Bí thư tại Nhà văn hóa thôn Lại Đà, xã Đông Hội. Ảnh: Hanoi.gov.vn
(PLVN) - Trong hai ngày Quốc tang (25 và 26/7), Nhà văn hóa thôn Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh, Hà Nội đã đón 1.588 đoàn với 56.600 người đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Dù chân không còn khỏe mạnh nhưng Nhà giáo nhân dân Nguyễn Trọng Vĩnh - thầy giáo cũ của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Trường THPT Nguyễn Gia Thiều vẫn đến tiễn biệt “người học trò” của mình.

Thầy Nguyễn Trọng Vĩnh chia sẻ: "Là thầy giáo cũ của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở trường THPT Nguyễn Gia Thiều, tôi thấy Tổng Bí thư là người thông minh, sống tình cảm, chan hòa vui vẻ với bạn bè, kính trọng thầy cô. Sau này, khi tôi thành lập Trường THCS - THPT Nguyễn Siêu thì Tổng Bí thư lại trở thành người bạn, người thầy dẫn đường chỉ lối cho tôi trong sự nghiệp “trồng người”. Tôi vẫn nhớ lời căn dặn của Tổng Bí thư: Các thầy, cô phải đào tạo được nhiều học sinh giỏi, có trí tuệ và có tài đức để đóng góp cho xã hội và cống hiến cho đất nước. Trường Nguyễn Siêu phải không ngừng phát triển và trở thành một trường có chất lượng giáo dục tốt của Thủ đô. Để thực hiện lời căn dặn của Tổng Bí thư, dù năm nay tôi đã 91 tuổi, nhưng vẫn tiếp tục công tác, cống hiến đến cuối đời để xứng đáng với những kỳ vọng của Tổng Bí thư".

Thông tin từ Cổng giao tiếp điện tử UBND TP Hà Nội, theo thống kê của Ban tổ chức Lễ tang, tính tới 11h30 ngày 26/7, đã có 1.588 đoàn với 56.600 người viếng Tổng Bí thư tại quê nhà Lại Đà. Nhiều người dân khắp cả nước còn ở lại dự Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Chủ tịch UBND huyện Đông Anh Nguyễn Anh Dũng cho biết, để bảo đảm tổ chức Lễ viếng và Lễ truy điệu được trang trọng, an toàn, chu đáo, đúng quy định, công tác tổ chức được bàn bạc kỹ theo kịch bản chi tiết.

Trước ngày 25/7, cơ sở vật chất, công tác an ninh trật tự, an toàn giao thông, y tế, an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường, tổ chức bố trí lực lượng, lễ tân, hậu cần phục vụ Quốc tang đã được chuẩn bị tỉ mỉ.

Đơn cử, ngày 25/7 là ngày đầu Quốc tang, Ban tổ chức, các lực lượng tiếp đón liên tục nối ca, không để nhân dân phải chờ lâu hay không được viếng.

Thời gian các đoàn ngừng vào viếng là khoảng 24h cùng ngày. Công tác dọn dẹp, bài trí, sắp xếp được tập trung thực hiện đến 2h ngày 26/7 để phục vụ nhân dân đăng ký, đợi viếng từ sáng sớm...

Hơn 56.000 người trên cả nước viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại quê nhà ảnh 1
Nhà giáo nhân dân Nguyễn Trọng Vĩnh viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại quê nhà Tổng Bí thư. Ảnh: Hanoi.gov.vn

Đặc biệt, do thời tiết nắng nóng, lượng người viếng tăng cao hơn dự kiến, Ban tổ chức đã kịp thời bổ sung cơ sở vật chất và lực lượng nhằm phục vụ tốt nhất cho Lễ viếng.

Đã có hơn 1.300 người, gồm: Công an, Quân đội, Huyện ủy, HĐND, UBND huyện, xã Đông Hội, Hội Liên hiệp phụ nữ, Liên đoàn Lao động, giáo viên, Đoàn thanh niên cùng đông đảo nhân dân tham gia hỗ trợ công tác tổ chức Lễ tang Tổng Bí thư tại quê nhà Lại Đà...

“Lễ viếng, Lễ truy điệu đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại quê nhà đã được tổ chức trang trọng, an toàn, chu đáo, thể hiện tình cảm, sự trân trọng, lòng tiếc thương vô hạn của Đảng bộ, cơ quan, lực lượng vũ trang, nhân dân huyện Đông Anh nói riêng, cả nước nói chung. Xen lẫn đau buồn khôn nguôi bởi sự mất mát không gì bù đắp nổi là niềm tự hào quê hương Đông Anh Anh hùng đã sinh ra người con kiệt xuất cho đất nước, dân tộc...

Chúng tôi nguyện sẽ sống, học tập, làm việc và cống hiến, noi theo tấm gương sáng của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng!”, Chủ tịch UBND huyện Đông Anh Nguyễn Anh Dũng chia sẻ.

Đọc thêm

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước
(PLVN) -  Sáng 10/12, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức hội nghị đánh giá kết quả 15 năm thực hiện Chương trình hành động triển khai Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 28/1/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh
HĐND tỉnh Quảng Ninh nhất trí bầu bà Trịnh Thị Minh Thanh – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Quảng Ninh, làm Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh; ông Phạm Đức Ấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh khóa XIV...

Hiệu quả từ tư duy đổi mới, đột phá

Hiệu quả từ tư duy đổi mới, đột phá
(PLVN) -  Tại cuộc họp Chính phủ thường kỳ tháng 11/2024 tổ chức ngày 7/12 vừa qua, nhìn lại 11 tháng của năm 2024, cho thấy cả nước đã vượt qua nhiều khó khăn, thử thách, nên tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội của đất nước đều phục hồi và phát triển tốt. Đặc biệt, kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn được bảo đảm và có thặng dư cao.

Hình thành thiết chế luật sư công tại Việt Nam từ góc nhìn thực tiễn hành nghề

Luật sư Nguyễn Thị Thu Hoài. (Ảnh: Nhân vật cung cấp)
(PLVN) - Đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế và phát triển kinh tế - xã hội hiện nay, hệ thống pháp luật Việt Nam ngày càng hoàn thiện. Tuy nhiên, một thực tế không thể phủ nhận là quyền tiếp cận công lý của người dân, đặc biệt là những nhóm yếu thế còn những hạn chế. Từ góc nhìn thực tiễn hành nghề luật sư, việc hình thành thiết chế luật sư công trong hoạt động trợ giúp pháp lý là một giải pháp cần thiết để bảo đảm quyền lợi pháp lý cho mọi tầng lớp Nhân dân.