Gặp "Tướng xe tăng" từng bị Mỹ, nguỵ ra rả gọi đầu hàng

 Trong hành trình trở lại chiến trường xưa, những người  lính lữ đoàn 273 tăng thiết giáp thường nhắc tới một vị tướng mà những năm tháng ở rừng bọn Mỹ ngụy ra rả gọi tên ông ra đầu hàng…

Trong hành trình trở lại chiến trường xưa, tôi thường nghe những người  lính lữ đoàn 273  tăng thiết giáp nhắc tới một vị tướng mà những năm tháng ở rừng bọn Mỹ ngụy thường ra rả gọi tên ông ra đầu hàng…

“Hỡi tướng Kỷ, hãy về với chính nghĩa quốc gia!”

Và rồi tôi đã gặp ông, một vị tướng giữa đời thường, lịch lãm và uyên bác. Đó là Thiếu tướng Trần Doãn Kỷ, người chỉ huy của Quân đoàn 3 xe tăng trong chiến thắng Buôn Mê Thuột và chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử…

Thiếu tướng Trần Doãn Kỷ ( trái) trong một cuộc hội ngộ
Thiếu tướng Trần Doãn Kỷ ( trái) trong một cuộc hội ngộ

Thiếu tướng Trần Doãn Kỷ sinh năm 1929 ở Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc, nhập ngũ năm 1949 khi đang là một chính trị viên xã đội. Năm 1950, ông tham gia chiến dịch Biên giới, đánh suốt từ Thác Bờ ( Hòa Bình) tới Đông Triều, Mạo Khê ( Quảng Ninh) rồi ngược đèo Khau Vai đánh vào Nghĩa Lộ (Yên Bái). Tới tháng 8/1951 ông được cử đi học  tại trường Sỹ quan Lục quân ở Trung Quốc rồi được giữ lại làm giảng viên tới năm 1960.

Năm 1961, ông được cử đi học tại Học viện Tăng thiết giáp Trung Quốc . Tháng 8/1971,  ông được cử đi B “ngắn” nhưng đúng thời điểm đó, một thủ trưởng của đơn vị hy sinh nên ông nghiễm nhiên trở thành B “dài” ở chiến trường Tây Nguyên.

Sau chiến thắng Đắc Tô- Tân Cảnh tháng 4/1972, ông là Thiếu tá, Trưởng Ban tác chiến của mặt trận B3 ( mặt trận Tây Nguyên, nay là Quân đoàn 3), là người chỉ huy cao nhất của mặt trận Tây Nguyên lúc đó. Trong những ngày ấy, những người lính của ông vẫn không thể quên, hàng ngày máy bay địch ra rả kêu gọi ông ra đầu hàng: “ Hỡi ông Trần Doãn Kỷ, chúng tôi biết ông là một tướng tài của xe tăng quân đội Bắc Việt, ông hãy ra đầu thú trình diện với quân lực Việt Nam cộng hòa, về với chính nghĩa quốc gia, ông sẽ được đối xử nhân đạo…”. Hoặc: “ Hỡi tướng Kỷ hãy về với chính nghĩa Quốc gia, hãy về với Việt Nam cộng hòa, ông sẽ có cuộc sống tương lai tốt đẹp…”.

Tôi hỏi, khi nghe địch kêu gọi như vậy thì ông thấy thế nào, có hoang mang không?. Ông cười cho đó là chuyện “nhảm nhí” vì thực tế, mãi về sau này, khi thống nhất đất nước, ông mới thực sự được nhà nước phong trung tá rồi thiếu tướng.

Lối đánh “nở hoa trong lòng địch”

Trong chiến dịch Buôn Mê Thuột, ông đã đề ra cách đánh táo bạo nhất khi lần đầu tiên trong lịch sử, bộ đội tăng thiết giáp sử dụng cả trung đoàn xe tăng và dùng xe tăng thọc sâu đánh vào giữa trung tâm sào huyệt của giặc. Chính ông đã trực tiếp chọn đại đội 9 do đại đội trưởng Đoàn Sinh Hưởng thực hiện nhiệm vụ này, thọc sâu vào lữ đoàn 23 ngụy ở Buôn Mê Thuột. Sau này nhiều nhà quân sự gọi cách đánh đó là lối đánh “nở hoa trong lòng địch”. Tiếp đó, trong chiến dịch Hồ Chí Minh, ông đề nghị dùng một đại đội xe tăng thọc sâu đánh chiếm và giữ nguyên vẹn cầu Bông- cũng do đại đội trưởng Đoàn Sinh Hưởng chỉ huy.

Bộ từ điển kỷ vật ngày 30/4 cùng chiếc kính đọc bản đồ máy bay của Thiếu tướng Trần Doãn Kỷ
Bộ từ điển kỷ vật ngày 30/4 cùng chiếc kính đọc bản đồ máy bay của Thiếu tướng Trần Doãn Kỷ
Sau này trong chiến tranh biên giới Tây nam, có lần tại Sở chỉ huy tiền phương của Sư bộ 320 bị giặc bao vây, do quá bất ngờ, ông đã nhảy lên xe bọc thép dũng mãnh dùng 12 ly 7 chiến đấu với kẻ thù. Với những làn đạn chính xác, ông đã tiêu diệt nhiều tên địch, bẻ gãy các hướng bao vây của giặc, giải vây an toàn cho sư bộ 320.

Cứ mỗi lần đơn vị chuẩn bị chiến đấu, ông trực tiếp tới từng xe động viên, kiểm tra chu đáo, sâu sát tất cả mọi mặt như đạn dược, xăng dầu, kỹ thuật xe, tăng võng, chăn màn và tư tưởng bộ đội. Và sau mỗi trận đánh, ông đều tới hỏi han anh em xem có ai bị thương, hễ thấy đồng đội hy sinh ông lại rơi nước mắt và trực tiếp đi chôn cất đồng đội, hoặc bẻ một cánh hoa rừng đặt lên mộ chiến sỹ mình.Với nhiều chiến công lớn nhưng khi Đảng ủy, chỉ huy Lữ đoàn 273 họp đề nghị xét phong tặng danh hiệu anh hùng cho Lữ đoàn trưởng, ông từ chối: “Thành tích của Lữ đoàn là do anh em trực tiếp viết lên. Hãy xét cho anh em trước đã, còn tôi mới chỉ làm tròn nhiệm vụ chỉ huy”.

Kí ức ngày 30/4

Trong ký ức của ông, những hướng tiến công của quân đoàn 3 còn vẹn nguyên. Đây cũng là một trong những đơn vị đầu tiên đặt chân vào cửa ngõ Tây Bắc Sài Gòn. Từ Buôn Mê Thuột vào tới Sài Gòn, tất cả các căn cứ cỡ Tiểu đoàn đều hốt hoảng tháo chạy, không có một sự chống cự nào. Quân đoàn 3 Tây Nguyên vào Sài Gòn bằng 2 hướng, cầu Sáng và cầu Bông. Lúc đó cầu Sáng đã bị địch phá hủy, nếu không bảo vệ được cầu Bông, quân ta sẽ không thể tiến vào Sài Gòn.

Thiếu tướng và bộ từ điển ngày 30/4
Thiếu tướng và bộ từ điển ngày 30/4
Và ấn tượng của ông trong buổi sáng 30/4 đau đớn và xúc động hơn cả là tại Lăng Cha Cả có 5 xe bị bắn cháy. Đây là chốt cuối cùng để ta tiến vào Bộ Tổng tham mưu địch, bọn địch ngoan cố chống cự quyết liệt. Sau đó, tiểu đoàn 2 quay lại vượt theo đường Trương Vĩnh Kí thọc vào cổng Bộ tham mưu, chiếm được trại Hoàng Hoa Thám, vào nhà chỉ huy của tướng Cao Văn Viên, Bộ trưởng Bộ quốc phòng ngụy quyền Sài Gòn.

Kể tới đây, ông lấy cho tôi xem một số kỉ vật chiến tranh. Ông nói, lúc đó ông đi vào nhà 8 mái - câu lạc bộ của không quân Mỹ - trong ngổn ngang đồ đạc lính Mỹ tháo chạy bỏ lại, mỗi người chỉ lấy một chai rượu làm kỉ niệm. Vì mê sách và ham học ngoại ngữ, nên ngay khi nhìn thấy có những cuốn từ điển, ông đã lấy 4 cuốn: Việt- Anh, Hán- Việt, Pháp- Việt, Anh- Việt của tác giả Nguyễn Văn Khôi.

Gắn trọn đời với ngưòi vợ lấy từ thuở… 13

Sau khi hoàn thành vẻ vang sứ mệnh lịch sử của mình, ông về hưu năm 1994 với quân hàm Thiếu tướng. Ngôi nhà ông ở nằm trong một ngõ nhỏ trên phố Đê La Thành (Hà Nội). Ông đón tôi ở đầu ngõ với dáng vẻ nhanh nhẹn và rắn rỏi của vị tướng từng bôn ba trận mạc, nói với tôi những câu chuyện giản dị về cuộc sống, công việc, gia đình như tất cả những người bình thường khác.

Khi tôi hỏi về người phụ nữ phía sau vị tướng, ông cười, đó là cả một câu chuyện dài. Hai ông bà được cha mẹ “sắp đặt” năm 1942, khi ông mới 13 và bà 15 tuổi. Ông nói, ngày ấy lấy vợ, ông vẫn là cậu bé ham chơi rồi sau đó mải tham gia công việc đoàn thể, đi kháng chiến, đi học ở Trung Quốc. Tới năm 1959, ông mới có con trai đầu lòng rồi sau đó chiến tranh liên miên, ông đi biền biệt, 4 người con của ông đều một tay bà nuôi dưỡng. Mãi tới năm 1980, ông về Hà Nội, gia đình mới thực sự đoàn tụ khi hai người mái tóc đã pha sương.

Bây giờ, dù tuổi đã cao nhưng ông bà vẫn tự mình làm những việc trong nhà như dọn dẹp, cơm nước; thậm chí, ông đi chợ cho bà nấu cơm mà không cần tới con cháu và người giúp việc. Hàng ngày, ông vẫn đọc báo và xem những kênh thời sự, quân sự bằng tiếng Anh.

Một người thầy của tôi thường bảo, trong số những người ta gặp bên đường, có thể đó là một vĩ nhân. Thiếu tướng Trần Doãn Kỷ là một người như thế. Với vị tướng tài của quân đội tăng thiết giáp, những năm tháng chiến tranh ác liệt, hào hùng và bi tráng, mãi mãi là một kí ức không thể xóa nhòa trong ông…

Uyên Na

Đọc thêm

Bộ ảnh quý giá: Đại tướng Võ Nguyên Giáp thăm Điện Biên năm 2004

Đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng phu nhân đã về thăm Mường Phăng.
(PLVN) -  Bộ bưu thiếp “Đại tướng Võ Nguyên Giáp thăm Điện Biên năm 2004” của Đại tá Đoàn Hoài Trung được nhà xuất bản Thanh Niên phát hành vào đúng dịp kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ 07/5/1954 – 07/5/2024, thay cho lời tri ân của tác giả tới Đại tướng, người anh cả của Quân Đội Nhân Dân Việt Nam, tổng tư lệnh mặt trận Điện Biên Phủ Năm xưa.

Khẩn trương phân bổ, giải ngân vốn các dự án giao thông trọng điểm

Khẩn trương phân bổ, giải ngân vốn các dự án giao thông trọng điểm
(PLVN) -  Để đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước năm 2024, Bộ Tài chính vừa có Công văn số 4426/BTC-VĐT gửi Bộ Giao thông vận tải và UBND các tỉnh, thành phố yêu cầu khẩn trương phân bổ vốn và giải ngân vốn cho các dự án trọng điểm quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải.

Đèo Pha Đin - Con đường huyền thoại

Đèo Pha Đin huyền thoại.
(PLVN) - Những ngày tháng 5 lịch sử, hòa chung không khí cả nước đang hướng về Kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, chúng tôi có dịp trở lại đèo Pha Đin huyền thoại. Đây là tuyến đường huyết mạch, chứng kiến hàng ngàn bộ đội, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến đã vượt bao gian khổ, hiểm nguy để vận chuyển vũ khí, đạn dược, lương thực, thực phẩm... phục vụ cho chiến trường và làm nên chiến thắng “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Mở rộng đoạn cao tốc TP HCM-Long Thành là cấp thiết

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cho rằng việc quyết định phương án đầu tư mở rộng đoạn cao tốc TPHCM-Long Thành cần dựa trên tiến độ và hiệu quả kinh tế, từ đó mới có thể triển khai các bước tiếp theo - Ảnh: VGP/MK
(PLVN) - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh như vậy khi chủ trì cuộc họp nghe báo cáo, cho ý kiến về phương án đầu tư mở rộng đoạn TP HCM-Long Thành thuộc Dự án đường bộ cao tốc TPHCM-Long Thành-Dầu Giây, sáng 3/5.

Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Điện Biên

Quang cảnh buổi làm việc.
(PLVN) - Chiều 2/5, Đoàn công tác Ban Tuyên giáo Trung ương do đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương kỷ niệm các ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước trong ba năm 2023 - 2025 làm Trưởng đoàn đã làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Điện Biên về công tác chuẩn bị kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sỹ: Nhiệm vụ chính trị thiêng liêng!

Ông Lã Mạnh Tùng (bìa trái) - người lính đặc công năm xưa với 50 năm đau đáu đưa bạn về đất mẹ.
(PLVN) - Giữa không gian trang nghiêm của những ngày tháng tư hào hùng, câu chuyện về việc tìm kiếm liệt sĩ cứ nối dài. Đó là câu chuyện của người lính già hơn 50 năm với lời hứa đưa người bạn trở về đất mẹ; là câu chuyện của anh sĩ quan ngày ngày đi tìm, quy tập hài cốt liệt sĩ như một cách để báo đáp cuộc đời…

Ông Trần Thanh Mẫn điều hành hoạt động của Quốc hội

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn.
(PLVN) - Ủy ban Thường vụ Quốc hội phân công ông Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội cho đến khi kiện toàn được chức danh Chủ tịch Quốc hội khóa XV theo quy định.

Thượng tướng Nguyễn Văn Nghĩa kiểm tra hợp luyện diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Thượng tướng Nguyễn Văn Nghĩa điều hành kiểm tra hợp luyện.
(PLVN) -  Sáng 2/5, Thượng tướng Nguyễn Văn Nghĩa, Phó Tổng Tham mưu trưởng QĐND Việt Nam, Trưởng Ban Tổ chức diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ của Bộ Quốc phòng đã kiểm tra hợp luyện diễu binh, diễu hành tại thành phố Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên).

Việt Nam là sứ giả của hòa bình

LHQ đánh giá cao tỷ lệ nữ quân nhân của Việt Nam tham gia vào lực lượng GGHB LHQ. (Ảnh trong bài: Cục GGHB).
(PLVN) - Sau 10 năm kể từ khi cử những sĩ quan đầu tiên làm nhiệm vụ cho đến nay, lực lượng Gìn giữ hòa bình Việt Nam ngày càng phát triển và lớn mạnh, qua đó khẳng định nỗ lực và cam kết của một thành viên tích cực, có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế, sẵn sàng đóng góp nhiều hơn vào việc xây dựng nền hòa bình và an ninh toàn cầu.

Quốc hiệu Việt Nam khẳng định vị thế của một nước độc lập, thống nhất

Tháng 7/1976, tại Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa VI đã quyết định đổi tên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thành nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. (Ảnh: TL/Nguồn: BTLSQG)
(PLVN) - Trải qua những thăng trầm trong hơn 220 năm, quốc hiệu Việt Nam (1804 - 2024) đã khẳng định vị thế của một đất nước độc lập và thống nhất. Sự ra đời của quốc hiệu Việt Nam dưới triều Nguyễn là dấu mốc lịch sử quan trọng của dân tộc để rồi từ đó hai tiếng Việt Nam trở thành tên gọi thiêng liêng, quen thuộc ăn sâu vào tiềm thức, vào máu thịt của mỗi người dân đất Việt.