Phương châm 10 chữ và niềm tin về một “Chính phủ vì dân”

Năm 2018 Chính phủ quyết tâm thực hiện quyết liệt, đồng bộ các đột phá chiến lược. Ảnh. internet
Năm 2018 Chính phủ quyết tâm thực hiện quyết liệt, đồng bộ các đột phá chiến lược. Ảnh. internet
(PLO) - Cuối tuần qua, tại Hội nghị trực tuyến giữa Chính phủ với các địa phương cuối năm 2018, Chính phủ đề ra phương châm hành động trong năm 2018 là: “Kỷ cương, Liêm chính, Hành động, Sáng tạo, Hiệu quả”. Phương châm hành động 10 chữ này đã tóm lược toàn bộ những mục tiêu, định hướng mà Chính phủ đang hướng tới để có một “Chính phủ vì dân”.

Tạo chuyển biến rõ nét, thực chất 

Chính phủ nhận định, năm 2018 là năm bản lề thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020. Bên cạnh những thuận lợi, chúng ta tiếp tục gặp không ít khó khăn, thách thức. Để thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội đề ra, với phương châm “Kỷ cương, Liêm chính, Hành động, Sáng tạo, Hiệu quả”, Chính phủ xác định trọng tâm chỉ đạo điều hành là: Tiếp tục ổn định kinh tế vĩ mô, tạo chuyển biến rõ nét, thực chất trong thực hiện các đột phá chiến lược, cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh; khuyến khích đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp, phát triển doanh nghiệp, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. 

Thực hiện quyết liệt cải cách hành chính; tăng cường kỷ luật, kỷ cương, nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực thi pháp luật và sự lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành ở tất cả các ngành, các cấp. Đẩy mạnh phòng chống tham nhũng, lãng phí. Chú trọng các nhiệm vụ phát triển văn hóa, xã hội; thực hành dân chủ và công bằng xã hội, nâng cao đời sống nhân dân; bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai, ứng phó biến đổi khí hậu; bảo đảm quốc phòng, an ninh quốc gia; nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại, hội nhập quốc tế; giữ vững môi trường hòa bình, ổn định cho phát triển đất nước.

Trên cơ sở đó, Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tập trung thực hiện quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp đề ra trong các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội và Nghị quyết 01 của Chính phủ - văn bản chủ đạo, quan trọng nhất trong chỉ đạo điều hành của Chính phủ và cả hệ thống hành chính Nhà nước trong năm 2018.

Năm 2017, đạt và vượt toàn bộ 13 chỉ tiêu kế hoạch

Báo cáo tóm tắt tình hình kinh tế - xã hội năm 2017 của Chính phủ tại Hội nghị Chính phủ với các địa phương sáng 28/12 do Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hoà Bình trình bày đánh giá, nhìn tổng thể cả năm 2017, chúng ta đạt và vượt toàn bộ 13 chỉ tiêu kế hoạch đã đề ra. Đây là một thành công lớn của đất nước ta, đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế từng bước chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng giảm dần khai thác tài nguyên, chuyển sang công nghiệp chế biến, chế tạo, nông nghiệp công nghệ cao, thích ứng với biến đổi khí hậu và phát triển các ngành dịch vụ, du lịch.

Thực hiện quyết liệt, đồng bộ các đột phá chiến lược

Theo đó, năm 2018, tăng cường ổn định vĩ mô, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Điều hành chủ động, linh hoạt, thận trọng chính sách tiền tệ, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách khác. Siết chặt kỷ luật tài chính-ngân sách Nhà nước (NSNN) ở tất cả các ngành, các cấp. Đẩy mạnh xuất khẩu gắn với xây dựng thương hiệu hàng Việt Nam.

Thực hiện đồng bộ các biện pháp quản lý giá cả, thị trường, phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại. Tập trung hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật về đầu tư kinh doanh; rà soát, cắt giảm điều kiện kinh doanh, đơn giản hóa thủ tục hành chính, tăng cường kiểm tra, đôn đốc, giám sát thực hiện. Phát triển mạnh doanh nghiệp, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp.

Tập trung thực hiện quyết liệt, đồng bộ các đột phá chiến lược; tạo chuyển biến rõ nét, thực chất trong cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng. Triển khai đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả các Nghị quyết của Trung ương, Bộ Chính trị, Quốc hội về tiếp tục cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh; cơ cấu lại NSNN và quản lý nợ công; thực hiện hiệu quả tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế; hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; tiếp tục cơ cấu lại, đổi mới, nâng cao hiệu quả doanh nghiệp Nhà nước; phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế.

Phát triển hiệu quả văn hóa, xã hội, chăm lo đời sống của người dân. Thực hiện tốt chính sách người có công, bảo đảm an sinh xã hội, giảm nghèo, giáo dục và dạy nghề, tạo việc làm; ưu tiên bố trí NSNN và huy động nguồn lực ngoài ngân sách để phát triển vùng khó khăn, vùng bị thiên tai và đồng bào dân tộc thiểu số. Triển khai hiệu quả các Nghị quyết Trung ương về công tác y tế, dân số. Bảo tồn, phát huy các giá trị, di sản văn hóa dân tộc, truyền thống tốt đẹp; ngăn chặn suy thoái đạo đức, lối sống; phòng, chống bạo lực gia đình, xâm hại trẻ em, phụ nữ. Thực hiện tốt công tác dân tộc, tôn giáo; chăm lo người cao tuổi, người khuyết tật và công tác gia đình, trẻ em, thanh thiếu niên, bình đẳng giới, phát triển thể dục thể thao.

Tăng cường quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai, chủ động ứng phó biến đổi khí hậu. Xử lý triệt để tình trạng phá rừng, khai thác tài nguyên, khoáng sản, cát, đá, sỏi trái phép. Cải thiện chất lượng môi trường và xử lý ô nhiễm, nhất là tại các làng nghề, khu, cụm công nghiệp, khu kinh tế, khu dân cư tập trung ở nông thôn. Tăng cường năng lực dự báo, cảnh báo, chủ động phòng chống, giảm nhẹ thiên tai. Thực hiện hiệu quả các giải pháp chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng trưởng xanh, phát triển bền vững.

Xây dựng nền hành chính hiệu lực, hiệu quả, kỷ luật, kỷ cương; đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng, lãng phí. Đổi mới phương thức quản lý, chỉ đạo điều hành; rà soát, sắp xếp lại cơ cấu tổ chức, bộ máy, tinh giản biên chế; tăng cường kiểm tra, thanh tra công vụ. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng Chính phủ điện tử. Yêu cầu các ngành, các cấp, cơ quan, đơn vị thực hiện nghiêm các quy định về phòng chống tham nhũng, lãng phí; kiểm tra, giám sát và xử lý nghiêm, công khai các vi phạm. Làm tốt công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo.

Giữ vững độc lập, chủ quyền, bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; thực hiện hiệu quả công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế. Củng cố thế trận quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân. Tập trung phòng chống, đấu tranh hiệu quả với các loại tội phạm. Thực hiện đồng bộ các giải pháp bảo đảm trật tự, an toàn giao thông và phòng chống cháy nổ. Tổ chức tốt các hoạt động đối ngoại song phương, đa phương. Thực hiện hiệu quả tiến trình hội nhập quốc tế, khai thác tốt các hiệp định thương mại tự do.

Làm tốt hơn nữa công tác thông tin truyền thông, tạo đồng thuận xã hội. Tăng cường quản lý nhà nước, thực hiện nghiêm quy chế phát ngôn, cung cấp đầy đủ kịp thời, chính xác thông tin cho báo chí. Bảo đảm an toàn thông tin, an ninh mạng. Đẩy mạnh công tác dân vận, phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị - xã hội trong vận động các tầng lớp nhân dân thực hiện chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước.

Năm 2018 phấn đấu tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng 6,7%

Căn cứ mục tiêu và các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2018 theo Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ đề ra một số chỉ tiêu cụ thể trong các ngành, lĩnh vực để phấn đấu thực hiện như sau:

- Tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng 6,7% (Quốc hội giao 6,5% đến 6,7%), trong đó: Khu vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản tăng 3,0% (nông nghiệp 2,25%, lâm nghiệp 6,5%, thủy sản 5%); khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 7,7% (công nghiệp 7,3%, xây dựng 9,2%); khu vực dịch vụ 7,4%.

- Tổng kim ngạch xuất khẩu tăng 8% đến 10% (Quốc hội giao tăng 7%-8%); trong đó xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt 36-37 tỷ USD.

- Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ khoảng 10%; khách du lịch quốc tế đến Việt Nam 15 triệu lượt.

- Xây dựng nông thôn mới: Có 52 huyện và 37% xã đạt chuẩn nông thôn mới.

- Thành lập mới khoảng 135.000 doanh nghiệp.

- Các chỉ tiêu về  chất lượng tăng trưởng, gồm: Tỷ trọng vốn đầu tư tư nhân trong tổng đầu tư toàn xã hội khoảng 41%; Hệ số hiệu quả sử dụng vốn đầu tư (ICOR) đạt khoảng 6,2%; Năng suất lao động tăng 5,9%; Tỷ lệ đóng góp năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) trên 43,5%.

- Các chỉ tiêu về tài chính - NSNN, gồm: Tăng thu NSNN 3% so với dự toán Quốc hội giao; Tỷ lệ nợ đọng thuế dưới 5% tổng thu; Chi đầu tư phát triển đạt 26% tổng chi NSNN, giải ngân chi đầu tư công đạt 100% dự toán Quốc hội giao; Tỷ trọng chi thường xuyên trong tổng chi NSNN khoảng 64,1%. Dư nợ công khoảng 63,9%; nợ Chính phủ khoảng 52,5%; nợ nước ngoài của quốc gia 47,6% GDP.

- Các chỉ tiêu cải cách hành chính, tinh giản bộ máy, biên chế và cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, gồm: Đơn giản hóa, cắt giảm 50% danh mục hàng hóa, sản phẩm kiểm tra chuyên ngành; Cắt giảm, đơn giản hóa 50% điều kiện đầu tư kinh doanh; Năng lực cạnh tranh và môi trường kinh doanh đạt mức ASEAN-4; Giảm 2,5% số lượng đơn vị sự nghiệp công lập so với năm 2017; Giảm 1,7% biên chế công chức và giảm tối thiểu 2,5% biên chế sự nghiệp hưởng lương từ ngân sách nhà nước so với số giao năm 2015.

Tin cùng chuyên mục

Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình cho rằng, CCHC là quá trình liên tục, càng làm càng lộ ra những bất cập, cần kịp thời khắc phục để đáp ứng yêu cầu của thực tiễn, đáp ứng mong đợi của Nhân dân. (Ảnh: VGP)

Cải cách hành chính, khơi thông các nguồn lực cho phát triển

(PLVN) -  Chiều 15/1, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ tổ chức Phiên họp thứ 9, đánh giá kết quả triển khai công tác cải cách hành chính năm 2024, bàn phương hướng, nhiệm vụ công tác năm 2025. Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo chủ trì Phiên họp.

Đọc thêm

Tổng Bí thư Tô Lâm điện đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình

Tổng Bí thư Tô Lâm điện đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình. Ảnh: Thống Nhất/TTXVN
Ngày 15/1, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm điện đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình nhân dịp kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước (18/1/1950 - 18/1/2025) và trong không khí phấn khởi hai dân tộc đang chuẩn bị đón Tết cổ truyền Ất Tỵ 2025.

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân lên đường thăm chính thức Ba Lan, Czech và tham dự WEF tại Thụy Sĩ

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân lên đường thăm chính thức Ba Lan, Czech và tham dự WEF tại Thụy Sĩ - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Chiều 15/1, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng Phu nhân Lê Thị Bích Trân và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời Thủ đô Hà Nội, lên đường thăm chính thức thức Cộng hòa Ba Lan, Cộng hòa Czech, tham dự Hội nghị thường niên lần thứ 55 Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) tại Davos, Thụy Sĩ và làm việc song phương tại Thụy Sĩ.

Để sớm đưa Nghị quyết 57-NQ/TW vào cuộc sống

Để sớm đưa Nghị quyết 57-NQ/TW vào cuộc sống
(PLVN) -  Để đất nước có thể vươn mình như kỳ vọng, nhiều vấn đề lớn đang được đặt ra cần giải quyết, trong đó có khoa học công nghệ (KHCN). Chính vì thế, ngày 22/12/2024, Bộ Chính trị có Nghị quyết 57-NQ/TW về đột phá phát triển KHCN, đổi mới sáng tạo (ĐMST) và chuyển đổi số quốc gia.

Thủ tướng: Hà Nội, Đồng bằng sông Hồng cần đột phá tăng trưởng 2 con số và cấp bách xử lý ô nhiễm

Thủ tướng: Hà Nội, Đồng bằng sông Hồng cần đột phá tăng trưởng 2 con số và cấp bách xử lý ô nhiễm
Sáng 14/1, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị lần thứ 5 Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng và công bố Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065.

Chủ tịch nước Lương Cường thăm, chúc tết các lực lượng vũ trang tại Phú Quốc

Chủ tịch nước Lương Cường thăm, chúc tết các lực lượng vũ trang tại Phú Quốc
Trong không khí cả nước chuẩn bị đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ, chào mừng kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930-3/2/2025), sáng 14/1, Chủ tịch nước Lương Cường và đoàn công tác Trung ương đã tới thăm và chúc Tết các đơn vị lực lượng vũ trang đứng chân trên địa bàn thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Bảo đảm nguyên tắc không bỏ chức năng, nhiệm vụ của các ngành

Quang cảnh Phiên họp lần thứ 10 Ban Chỉ đạo tinh gọn bộ máy của Chính phủ. (Ảnh: VGP)
(PLVN) -  Chiều 13/1, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” (Nghị quyết 18-NQ/TW) của Chính phủ chủ trì Phiên họp lần thứ 10 của Ban Chỉ đạo.