Phụng Sơn – Ngôi chùa sở hữu loài cây quý hiếm bậc nhất

Chùa Phụng Sơn (Ảnh: phattuvietnam.net)
Chùa Phụng Sơn (Ảnh: phattuvietnam.net)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Chùa Phụng Sơn, còn được biết đến với tên gọi chùa Gò, nằm trên đường 3/2, phường 2, quận 11, TP HCM, được xếp hạng là "Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia" từ năm 1988.

Ngôi chùa này được sáng lập bởi thiền sư Liễu Thông (1754 – 1840) vào đầu thế kỷ 19, dưới triều vua Gia Long. Chùa được xây dựng trên nền móng của một ngôi chùa Khmer cổ kính đã bị hoang phế và nằm trên một đồi nhỏ bên ao Bàu Chuông, trước đây có trồng sen. Tuy nhiên, hồ sen đã trải qua thời gian và công trình trùng tu nên đã mất đi.

Tích sử chùa có ghi lại rằng vào thời vua Gia Long, người Khmer quyết định bỏ chùa đi. Khi rời đi, mọi người đem theo tượng Phật và chuông bằng đồng.

Các vật dụng này được người Khmer chất lên lưng một con voi trắng. Không may, khi voi di chuyển được một đoạn thì bất ngờ bị sụt chân xuống ao sen quanh chùa khiến tượng Phật, chuông đồng rơi xuống nước.

Sau này, người ta vớt được tượng Phật rồi đem vào chùa thờ. Tuy nhiên, có chiếc chuông dù đã khổ công tìm kiếm nhưng vẫn không thấy. Sau đó, vào những ngày lành mỗi tháng, dân quanh vùng thường nghe tiếng chuông từ dưới bàu nước ấy vang lên. Thấy sự lạ, người dân đặt tên cho bàu nước có chuông rơi xuống là Bàu Chuông.

Sau này, người dân lấn chiếm đất, đổ chất thải xuống Bàu Chuông nên ao nước này bị ô uế. Từ đó, không còn ai nghe thấy tiếng chuông vọng lên nữa.

Để nhắc nhớ giai thoại này, Phụng Sơn tự được xây dựng, thờ tượng voi trắng cõng trên lưng tượng Phật, chuông đồng trong khuôn viên chùa. Bên cạnh tượng này có tấm bia ghi lại nội dung giai thoại nói trên.

Bức tượng tái hiện giai thoại voi trắng chở tượng Phật, chuông đồng (Ảnh: Vietnamnet)

Bức tượng tái hiện giai thoại voi trắng chở tượng Phật, chuông đồng (Ảnh: Vietnamnet)

Thiền sư Liễu Thông đã chọn nơi này với cảnh trí thanh tịnh, thích hợp cho việc tu hành và đặt tên chùa là "Gò". Sau đó, một con chim phụng đậu trên cây ngô đồng trước am và cất tiếng gáy, thiền sư xem đó là điềm lành và quyết định đổi tên thành Phụng Sơn Tự.

Hiện nay, chùa Phụng Sơn vẫn rợp bóng cây xanh với nhiều cây cổ thụ có tuổi đời ngoài trăm năm. Tuy nhiên, nổi tiếng hơn cả là cây bạch mai được trồng từ năm 1909.

Theo lịch sử, vào năm 1909, nhà sư Huệ Minh mang về chùa một giống mai quý hiếm để trồng. Đến nay, một cây mai cổ thụ vẫn hiện diện tại bên hông chùa Phụng Sơn, là bảo vật lịch sử của nơi này.

Cây bạch mai cổ tại Phụng Sơn tự vút cao khỏi mái chùa. Tuy nhiên, hiện cây không còn nhiều cành, nhánh lớn vì đã được cắt, tỉa gọn gàng.

Phía trên thân cây lớn khoảng 1 người ôm là những nhánh nhỏ, xanh tốt, phủ lên một góc mái chùa. Do già cỗi, một phần gốc cây mục ruỗng khiến cây nghiêng, đổ về phía mái chùa. Trước tình hình này, chùa đã họp bàn với chính quyền địa phương tìm cách bảo vệ, chăm sóc cây.

Cây đã được cắt tỉa gọn gàng (Ảnh: Vietnamnet)

Cây đã được cắt tỉa gọn gàng (Ảnh: Vietnamnet)

Bên trong chùa, các cột ở chính điện được làm từ gỗ tốt, đã trở nên đen bóng qua thời gian. Chùa được thiết kế theo kiểu "tiền Phật, hậu Tổ" với nhiều tượng Phật xưa được chế tác tinh xảo bằng gỗ và trang trí bằng vàng. Chùa có khoảng 40 pho tượng thờ, nhiều trong số đó được thợ từ Sa Đéc chế tác vào những năm đầu theo lời mời của hòa thượng Huệ Minh (trụ trì chùa giai đoạn 1904 – 1915). Nhiều tượng thờ có giá trị lịch sử và nghệ thuật cao như bộ Di Đà Tam Tôn, bộ Ngũ Hiền thượng kỳ thú, toát lên nét đặc sắc của Phật giáo.

Chùa có nhiều pho tượng Phật (Ảnh: phattuvietnam.net)
Chùa có nhiều pho tượng Phật (Ảnh: phattuvietnam.net)
Gian thờ bên trong chùa (Ảnh: phattuvietnam.net)
Gian thờ bên trong chùa (Ảnh: phattuvietnam.net)

Mặc dù đã được trùng tu một số lần, chùa vẫn giữ nguyên kiến trúc cổ với bộ khung gỗ và mái ngói âm dương.

Chùa vẫn giữ nguyên kiến trúc cổ sau nhiều lần tu sửa (Ảnh: phattuvietnam.net)

Chùa vẫn giữ nguyên kiến trúc cổ sau nhiều lần tu sửa (Ảnh: phattuvietnam.net)

Đọc thêm

Có một nơi để trở về…

Cảnh trong phim Câu chuyện hoa hồng. (Ảnh: Kphim)
(PLVN) - Ai đó từng thốt lên: “Mẹ sinh con là gái/Mỏng manh như tơ trời”… Dù cuộc sống hôm nay, các cô gái đều có cuộc sống hôn nhân theo tình yêu tưởng như đẹp đẽ. Thế nhưng, biến cố là những ẩn số không ai biết trước. Và khi ấy, nếu không may mắn trong cuộc đời, thật ấm lòng khi họ có một nơi để trở về, bên những thương yêu của cha mẹ mình…

Mùa Vu lan trên đất Cố đô Huế

Toàn cảnh lễ cúng dường trai tăng tại Đại lễ Vu lan - phật lịch 2568.
(PLVN) - Mùa Vu lan báo hiếu đã về, tại Thừa Thiên Huế, đông đảo người dân đến các chùa, cơ sở tự viện để cầu an, cầu nguyện tri ân, bày tỏ lòng hiếu kính với những đấng sinh thành.

Rộn ràng không khí Lễ vu lan khắp cả nước

Trang nghiêm Lễ phóng liên đăng trong Pháp hội Vu lan - Báo hiếu tại Việt Nam Quốc Tự (Ảnh: Báo Giác ngộ)
(PLVN) - Trong những ngày Lễ Vu lan báo hiếu năm nay, các ngôi chùa trên khắp cả nước đồng loạt tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa, thu hút sự quan tâm tham dự của hàng nghìn tăng ni, phật tử và người dân trong niềm Pháp lạc viên mãn, nhằm nêu cao tinh thần tri ân, báo ân, uống nước nhớ nguồn của dân tộc.

Vu Lan báo hiếu: Tâm thành hơn hình thức

Vu Lan báo hiếu: Tâm thành hơn hình thức
(PLVN) - Mùa Vu Lan mang theo những giá trị nhân văn sâu sắc về lòng biết ơn và sự tri ân đối với đấng sinh thành, tổ tiên. Tuy nhiên, bên cạnh những hoạt động ý nghĩa, vẫn còn nhiều người lầm tưởng về cách thể hiện lòng thành kính, sa đà vào các hủ tục mê tín như đốt vàng mã tràn lan hay "mua" phóng sinh một cách vô tội vạ.

Đừng để 'vu lan' chỉ là một ngày

Đừng để 'vu lan' chỉ là một ngày
(PLVN) -  Nhắc tới Vu Lan, nhiều người biết ngay đến ý nghĩa của ngày lễ này là để báo hiếu tổ tiên, ông bà, cha mẹ. Với người Việt, đạo hiếu luôn đi đầu. Vì vậy vào ngày này, con cái thường thể hiện tấm lòng hiếu thuận với cha mẹ, ông bà, tổ tiên.

Thi nhau 'khoe' mâm cỗ Rằm tháng 7

Mâm cỗ mùa Vu lan của chị Biên Thùy (Hà Nội) với những món ăn quen thuộc nhưng được chế biến và bài trí vô cùng bắt mắt.

(PLVN) - Những mâm cỗ cúng Rằm tháng 7 vừa ngon, vừa đẹp mắt của chị em phụ nữ không chỉ thể hiện sự khéo léo mà còn gửi gắm trong đó những ước nguyện về một mùa Vu lan đoàn tụ, bình an, hạnh phúc.

Đại lễ Vu lan báo hiếu trang nghiêm, không để tiền tỉ bay theo tàn tro

Thắp nến cầu nguyện, hướng đến ân đức sinh nhân ngày hiếu đạo. (ảnh: Hạnh Đăng)
(PLVN) - Thông bạch số 204/TB-HĐTS ngày 15/7/2024 của Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) về Đại lễ Vu lan - Báo hiếu Phật lịch 2568 - Dương lịch 2024 lưu ý trong khâu tổ chức mua sắm lễ, tránh tổ chức thu tiền mua lễ mang hình thức dịch vụ tâm linh và các nghi lễ không phù hợp với chánh pháp và nghi lễ truyền thống; không đốt vàng mã.

Cúng Rằm tháng 7 năm nay tốt nhất ngày nào?

Ảnh minh họa

(PLVN) - Theo quan niệm dân gian, thông thường, lễ cũng Rằm tháng 7 từ ngày 10 đến 15 tháng 7 Âm lịch và tùy từng năm, có thể lựa chọn ngày được cho là tốt nhất. Năm nay, ngày tốt nhất được cho là chính Rằm...

Thư giãn tinh thần nhờ bơi lội

Bơi lội đem lại nhiều lợi ích cho cơ thể. (Ảnh minh họa, nguồn: 24hsport.vn)
(PLVN) - Với khí hậu ấm áp, nhiều sông suối, bãi biển đẹp, mùa hè ở Việt Nam rất phù hợp để bơi lội. Hiện nay, không ít người dân lựa chọn bộ môn bơi để nâng cao sức khỏe, thư giãn tinh thần.

“Ơn nghĩa sinh thành 2024” truyền thông điệp ý nghĩa mùa Vu lan

“Ơn nghĩa sinh thành 2024”- ca ngợi công lao trời biển của bậc sinh thành (ảnh BTC).
(PLVN) - Lấy âm nhạc để ca ngợi công lao trời biển của bậc sinh thành, những vị tiền nhân, nhắc nhở trách nhiệm của thế hệ cháu con, chương trình "Ơn nghĩa sinh thành" sử dụng các loại hình trình diễn nghệ thuật đặc sắc kết cùng các thủ pháp sân khấu hiện đại để truyền đi thông điệp ý nghĩa trong mùa Vu lan báo hiếu.

Thắp hương tri ân 2024: “Sáng mãi tình đất nước, Cùng nguyện ước mai sau”

Ông Jack Dũng, Chủ tịch Công ty Cổ phần Hệ sinh thái Salepro, Trưởng Ban tổ chức cùng Trung tướng Hoàng Khánh Hưng, Chủ tịch Hội Hỗ trợ gia đình Liệt sĩ Việt Nam; Trung tướng Trần Tuấn Hùng, Phó Chủ tịch Hội Hỗ trợ gia đình Liệt sĩ Việt Nam và các thương, bệnh binh.
(PLVN) - Nhân dịp Kỷ niệm 77 năm ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947- 27/7/2024), Hội Hỗ trợ gia đình Liệt sĩ Việt Nam cùng Công ty Cổ phần Hệ sinh thái Salepro tổ chức chương trình "Thắp hương tri ân 2024" với chủ đề “Sáng mãi tình đất nước - Cùng nguyện ước mai sau” tại Nghĩa trang Liệt sĩ Nhổn (phường Tây Tựu, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội).

Hải Phòng sẽ tổ chức Đại lễ đêm hội Hoa đăng - Vu Lan báo hiếu năm 2024 vào ngày 10/8

Sân khấu Đại lễ Vu Lan Báo Hiếu năm 2024 được diễn ra tại chùa Hồng Phúc.
(PLVN) - Ban Phật giáo Quốc tế Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) TP Hải Phòng phối hợp với Thành đoàn - Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam Thành phố sẽ tổ chức Đêm hội Hoa đăng kính mừng mùa Vu Lan báo hiếu năm 2024. Đây là dịp lễ thiêng liêng, cao quý, trở thành truyền thống của tinh thần báo hiếu, báo ân của người dân Việt Nam…

Tiết kiệm ồn ào - xu hướng mới của giới trẻ

Xu hướng “tiết kiệm ồn ào” được nhắc đến nhiều trong năm 2024. (Ảnh minh hoạ - Nguồn- Getty Images)
(PLVN) - Trong năm 2024, thay vì khoe khoang về sự giàu có hay những chi tiêu xa xỉ, ngày càng nhiều người, đặc biệt là giới trẻ, lựa chọn công khai và tự hào về lối sống tiết kiệm của mình. Họ chia sẻ những mẹo tiết kiệm, cách quản lý tài chính thông minh và chiến lược chi tiêu hợp lý.

Lạc vào chốn 'tịnh độ nhân gian' tại chùa Thanh Âm

Chùa Thanh Âm - khu Cháy Anh Hùng
(PLVN) - Chùa Thanh Âm - khu Cháy Anh Hùng - một địa điểm du lịch mới, nổi tiếng là chốn bồng lai tiên cảnh giữa vùng chiêm trũng thuộc phía nam Hà Nội, là nơi tôn thờ Đức Bà Chúa Cháy. Chỉ cách Hà Nội 30km về phía nam, nơi đây thích hợp cho những chuyến dã ngoại trong ngày, để tận hưởng cảm giác yên tĩnh và tiêu dao.