Phụ huynh mách nhau cách dạy con không lãng phí thời gian nghỉ Tết

0:00 / 0:00
0:00
Để con không lãng phí thời gian dịp nghỉ Tết, có phụ huynh giao cho con cùng chuẩn bị đón Tết, có người lại xin thầy cô giao bài tập Tết cho con.

Đó là cách mà nhiều phụ huynh truyền tai nhau để con đón Tết có ý nghĩa, không "đốt" thời gian nghỉ Tết vào chơi game, xem tivi.

Để con tất bật lo Tết như bố mẹ

Trước kia, như nhiều đứa trẻ khác, các con anh Hiếu cứ được nghỉ Tết là cầm điện thoại, điều khiển tivi cả ngày. Buổi sáng đứa anh chơi game trên điện thoại còn em xem phim, buổi chiều đổi ngược lại, cứ thế thay phiên nhau. Hết kỳ nghỉ Tết, anh Hiếu hỏi niềm vui lớn nhất trong dịp Tết vừa qua là gì, các con hồn nhiên trả lời đó là không phải học bài, được chơi game, xem phim không giới hạn thời gian.

"Thậm chí, chúng còn không thèm nhắc đến tiền lì xì, thứ mà dường như đứa trẻ nào cũng thích", anh Nguyễn Minh Hiếu (Hà Nội) nói.

Phụ huynh cùng con gói bánh chưng để con rời xa Internet trong ngày Tết (Ảnh minh họa: Quang Trường).

Tuy nhiên, vài năm trở lại đây, vợ chồng anh Hiếu loại bỏ hết thời gian chơi game, xem tivi của các con vào dịp Tết bằng cách để con cũng tất bật lo Tết như bố mẹ.

Theo anh Hiếu, từ ngày các con được nghỉ Tết, vợ chồng anh cũng bắt đầu dọn dẹp nhà cửa. Anh cất hết điện thoại, tắt tivi, yêu cầu chúng cầm chổi giúp bố mẹ. Vợ anh nhờ các con giúp mẹ tháo rèm cửa, khăn trải bàn, các tấm thảm trong nhà mang đi giặt.

"Dù làm không hiệu quả, thậm chí vướng tay mình thì tôi cũng bắt các con cùng làm. Qua đó, chúng vừa được học cách quét nhà, lau nhà, vừa không có thời gian cho Internet. Ban đầu, chúng cũng tỏ vẻ khó chịu nhưng khi đã biết làm, hai anh em đua nhau xem ai làm nhanh hơn, sạch hơn", anh Hiếu nói.

Trong việc sắm sửa đồ đạc cho ngày Tết, vợ chồng anh không làm một mình mà đi đâu cũng dắt các con theo, hạn chế tối đa thời gian rảnh của chúng. Mẹ dẫn các con đi siêu thị, đi chợ hoa, cho các con tự chọn đồ để trang trí nhà cửa. Anh Hiếu rủ các con đi chọn cành đào, tiện thể chở chúng dạo quanh phố phường, ngắm không khí ngày giáp Tết.

Về nhà, người mẹ lại dạy các con vẽ tranh treo tường chủ đề ngày Tết, gấp hoa giấy, tự tay làm thiệp, bao lì xì, viết những lời chúc ý nghĩa bỏ vào lì xì để tặng cho mỗi người thân trong gia đình.

"Nói chung là chúng tôi nghĩ ra đủ mọi việc cho các con làm. Những việc làm đó khiến chúng phải bỏ ra rất nhiều thời gian để hoàn thành, không còn lúc nào để chơi game hay xem phim. Hơn nữa, đó là những hoạt động giáo dục con trong dịp Tết mà cha mẹ nào cũng nên làm. Người lớn chúng ta luôn tất bật mỗi dịp Tết, hãy cho các con đồng hành", anh Hiếu nói.

Đồng tình với ý kiến của anh Hiếu, chị Vũ Thị Hoa (Hà Nội) bổ sung thêm rằng, các con cũng cần học tập một cách nhẹ nhàng trong thời gian nghỉ Tết.

Năm nay, dù nhà trường không giao bài tập Tết, chị Hoa vẫn đề nghị giáo viên giao bài riêng cho con để con duy trì thói quen học tập trong kỳ nghỉ. Tuy lời đề nghị này bị từ chối, chị khẳng định vẫn sẽ giao bài cho con làm bên cạnh những hoạt động trải nghiệm ngày Tết cùng bố mẹ.

Có phụ huynh tự giao bài tập cho con để con không mải chơi, quên kiến thức (Ảnh: N.T).

"Con tôi vốn học kém lại ham chơi, cháu phải mất một thời gian dài để bắt nhịp học tập trở lại sau mỗi kỳ nghỉ. Vì vậy, dù nghỉ Tết, con vẫn cần duy trì thói quen học tập khoảng một tiếng mỗi ngày, vừa để con không lười học, vừa giúp con ôn lại kiến thức cũ mà nếu không học cháu sẽ mau quên vì mải chơi Tết", chị Hoa nói.

Chị Hoa cho biết, nói là bài tập nhưng chị sẽ không giao quá nhiều, quá khó. Chị chỉ yêu cầu con ôn tập môn toán và tiếng Anh, là 2 môn con yếu nhất, giao con giải lại một số bài mà cô giáo đã chữa trong năm học, không bắt con làm bài nâng cao.

Chị khuyến khích con học tiếng Anh trên mạng, thông qua video, hình ảnh chứ không cần học trong sách vở trên lớp, giúp con học một cách thoải mái nhất.

Khi con học xong, chị Hoa sẽ cho con mượn điện thoại để chơi game, xem phim một lúc. Sau đó, chị rủ con cùng làm một số công việc, mua sắm chuẩn bị cho ngày Tết.

"Một bài tập mà tôi sẽ giao cho con trai trong dịp Tết năm nay là gói bánh chưng và nấu mâm cơm Tết. Con sẽ học qua video trên mạng, sau đó thực hành qua việc cùng gia đình gói bánh, chuẩn bị mâm cơm dâng lên ông bà, tổ tiên vào những ngày Tết", chị Hoa cho biết.

Để trẻ con học và chơi từ Tết

Theo thầy Nguyễn Hải Sơn - Hiệu trưởng Trường THCS Hải Lý (Hải Hậu, Nam Định), học sinh đã quanh năm "vùi đầu" vào sách vở, Tết là dịp các em mong chờ nhất để được nghỉ ngơi, vui chơi cùng gia đình, bạn bè.

Nỗi lo con mải chơi, lơ là việc học trong dịp Tết của phụ huynh là dễ hiểu. Tuy nhiên, phụ huynh không nên vội trách con, nếu giáo dục con một cách khoa học thì Tết chính là cơ hội để các con vừa chơi, vừa học hiệu quả.

Ông Nguyễn Hải Sơn tặng quà Tết cho học sinh nghèo, vượt khó tại buổi chào cờ cuối năm. Tại đây, các con được hướng dẫn trải nghiệm Tết tại gia đình (Ảnh: H.S).

Phụ huynh có thể cùng con lên kế hoạch dọn nhà đón Tết, tùy theo khả năng mà phân công nhiệm vụ trang hoàng nhà cửa cho các con. Gia đình nào buôn bán, không có thời gian quản lý con thì có thể kéo các con ra cửa hàng, giúp bố mẹ bán hàng, sắp xếp đồ đạc để chúng rời xa chiếc điện thoại, biết lao động và trân quý sức lao động của bố mẹ.

Phụ huynh cũng nên kéo con ra khỏi bàn học để con giúp bố mẹ gói bánh chưng, làm mứt Tết, nấu những món ngon ngày Tết. Bố mẹ có thể cho con đi hội xuân, chợ Tết, chợ hoa để cùng nhau mua sắm, tận hưởng không gian mùa xuân.

"Đặc biệt, bố mẹ nên đưa các con đi thăm mộ ông bà, tổ tiên, đi chúc Tết họ hàng để chúng cảm nhận được hơi ấm gia đình, biết ơn những người đi trước. Đó là những bài học mà chỉ ngày Tết các con mới có cơ hội học", ông Sơn nói.

Ông Sơn cho biết, dịp Tết năm nay, thực hiện chỉ đạo của Phòng GD&ĐT huyện Hải Hậu, thay vì giao bài tập về nhà, nhà trường giao cho giáo viên hướng dẫn học sinh trải nghiệm Tết cổ truyền tại gia đình. Phụ huynh đóng vai trò đồng hành và quan sát các con, ghi hình những việc làm của các con trong ngày Tết và gửi cho giáo viên chủ nhiệm, làm minh chứng cho hoạt động trải nghiệm, sự trưởng thành của học sinh.

"Đây là một hoạt động giáo dục được chúng tôi lồng ghép vào kỳ nghỉ Tết của học sinh để các em vừa học, vừa chơi từ Tết. Hoạt động trải nghiệm Tết tại gia đình giúp cả thầy và trò đỡ vất vả hơn so với trải nghiệm tại nhà trường, hơn nữa, chúng tôi tin rằng sẽ nhận về những kết quả vượt ngoài mong đợi", ông Sơn cho biết.

Tin cùng chuyên mục

Trước kỳ thi THPT quốc gia, các thí sinh “quay cuồng” tham gia hàng loạt kỳ thi để mong có một suất vào đại học sớm. (Ảnh: PV)

Sỹ tử lớp 12 quyết tâm đạt kết quả thi tốt nhất

(PLVN) - Chỉ còn khoảng 2 tháng nữa sẽ diễn ra kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia 2024. Đây là năm cuối cùng thi theo chương trình giáo dục phổ thông 2006, dự kiến năm sau có nhiều thay đổi. Điều này khiến các “sĩ tử” quyết tâm đạt được kết quả tốt nhất cho kỳ thi sắp tới.

Đọc thêm

'Thổi hồn' vào thư viện trường học

Nhiều trường học ở Việt Nam đã áp dụng các mô hình thư viện mới để thu hút học sinh. (Ảnh minh họa, nguồn: lamdong.gov.vn)
(PLVN) - Công nghệ thông tin phát triển, những thú vui trên mạng xã hội khiến học sinh không còn mặn mà với những thư viện truyền thống nữa. Hiện nay, nhà trường và ngành Giáo dục đang có những nỗ lực đổi mới sáng tạo các mô hình, hoạt động ở thư viện, nâng cao văn hóa đọc cho học sinh.

Nuôi dưỡng tình yêu sách thời mạng xã hội

Người trẻ vẫn chọn đọc sách, yêu sách giữa thời buổi mạng xã hội lên ngôi. (Nguồn: Tạp chí công dân & khuyến học)
(PLVN) - Giờ đây, mạng xã hội lên ngôi với biết bao điều hay ho, hấp dẫn. Thế nhưng, tình yêu sách vẫn luôn là dòng chảy âm thầm mà bền bỉ, được nuôi dưỡng qua nhiều thế hệ. Để rồi, thế giới số bao la không thể làm lu mờ sức hút của sách, mà còn là công cụ để vun đắp thêm lòng say mê với sách, với việc đọc.

Nhiều điểm mới trong chương trình 'Tiếp sức mùa thi' năm 2024

Buổi gặp mặt báo chí, triển khai Chương trình “Tiếp sức mùa thi” 2024 được tổ chức sáng (16/4), tại Hà Nội.
(PLVN) - Chương trình “Tiếp sức mùa thi” năm nay triển khai nhiều nội dung và hình thức mới: mở sớm tổng đài tư vấn tâm lý, tổ chức hành trình tiếp sức tinh thần tại các điểm trường trên cả nước, tập trung hướng đến hỗ trợ các thí sinh thi vào lớp 10, thí sinh tham gia các kỳ thi đánh giá năng lực và học sinh có nguyện vọng du học ở nước ngoài...

Lịch nghỉ lễ 30/4 - 1/5 của học sinh, sinh viên

Ảnh minh họa
(PLVN) - Đa số sinh viên cả nước đều được nghỉ lễ 30/4 - 1/5 trong 5 ngày, một số trường đại học cho sinh viên nghỉ dài hơn, có nơi kéo dài 8 ngày. Lịch nghỉ và học bù của học sinh sẽ được điều chỉnh phù hợp.

Hoàn thiện chính sách phát triển giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Trường phổ thông dân tộc nội trú được Nhà nước thành lập cho học sinh là người dân tộc thiểu số, học sinh thuộc gia đình định cư lâu dài tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. (Nguồn ảnh: baochinhphu.vn)
(PLVN) - Trong những năm qua, nhờ sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước, sự nghiệp giáo dục và đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi có những chuyển biến đáng kể. Để phát huy những kết quả đã đạt được, cần tiếp tục thực hiện hiệu quả các chính sách đã ban hành, đồng thời nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện chính sách hỗ trợ phát triển giáo dục đối với khu vực này.

Cần chuẩn bị gì cho thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025?

Học sinh cần xác định lộ trình học tập phù hợp với năng lực và kì thi mình tham gia. (Ảnh minh họa - Nguồn: ĐN)
(PLVN) - Kì thi tuyển sinh đại học những năm gần đây đã có nhiều thay đổi cùng với các kì thi riêng của các trường đại học lớn… Đồng thời, kì thi tốt nghiệp THPT cũng đổi mới phù hợp với Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Vậy học sinh và phụ huynh cần chuẩn bị gì cho những kì thi từ năm 2025 theo chương trình mới?