Phong trào trồng cây thuốc nam tại nơi thờ tự và trường học

Phong trào trồng cây thuốc nam tại nơi thờ tự và trường học
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Thiền sư Tuệ Tĩnh đã xây rất nhiều ngôi chùa và chính các ngôi chùa này là nơi chữa bệnh cứu người. Câu danh ngôn nổi tiếng của Thiền sư Tuệ Tĩnh là: “Nam dược trị Nam nhân” là nền tảng triết lý của nền y học độc lập, tự chủ của nền y học cổ truyền Việt Nam và chỉ rõ mối quan hệ mật thiết giữa con người với môi trường tự nhiên”. Hiện, có không ít các ngôi chùa, trường học, trạm y tế phát động trồng cây thuốc nam.

Thuốc nam ở nơi thờ tự

Trong y học, thuốc nam vô cùng quý giá, rất cần thiết trong việc chữa bệnh. Cùng chung tay bảo vệ cây thuốc nam, nhiều tổ chức, địa phương, trường học, nơi thờ tự có những mô hình hay, thiết thực nhằm bảo tồn và phát triển cây thuốc nam.

Vừa qua, Ban Thường trực Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam cùng với Hội Nam y Việt Nam, Chương trình Truyền thông Việt đồng hành cùng doanh nghiệp, Nền tảng không gian số vì sức khỏe cộng đồng và Câu lạc bộ Laicity vừa tổ chức ký kết hợp tác phối hợp các chương trình nhằm kế thừa và phát huy cội nguồn văn hóa Việt Nam và y học cổ truyền tại chùa Quán Sứ (Hà Nội).

Thượng toạ Thích Đức Thiện, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam nhấn mạnh: “Lịch sử Phật giáo Việt Nam đã thể hiện tinh thần nhập thế sâu sắc. Đặc biệt là nền Phật giáo Trúc Lâm do Đức Vua - Phật hoàng Trần Nhân Tông sáng lập với tư tưởng Cư trần lạc đạo, Hòa quang đồng trần đem triết lý Phật giáo nhập thế vào cuộc đời. Sống với đời sống trần tục mà tu hành Đạo Phật để làm có ích cho cuộc đời, an lạc hạnh phúc cho nhân sinh. Tinh thần nhập thế đó đã tạo ra nhiều thế hệ các thiền sư đồng thời là các lương y, thầy thuốc vĩ đại trở thành các vị tổ sư của nền Nam y cổ truyền Việt Nam. Đó là Đại y Tuệ Tĩnh Thiền sư (1330-1400).

Tại Lễ ký kết Nền tảng không gian số vì sức khỏe cộng đồng đưa ra một số nội dung nhằm phát huy giá trị nhiều bài thuốc nam của Đại danh y Thiền sư Tuệ Tĩnh và một số lương y có bài thuốc giá trị. Các đơn vị sẽ phối hợp thực hiện xây dựng dự án Vinh danh Đại Thiền sư Tuệ Tĩnh là danh nhân văn hóa thế giới; Nghiên cứu và thực hiện chương trình Bảo dưỡng thân tâm hậu COVID-19.

Lễ ký kết hợp tác phối hợp các chương trình nhằm kế thừa và phát huy cội nguồn văn hóa Việt Nam và y học cổ truyền nhằm gìn giữ và phát huy giá trị truyền thống thiêng liêng của người Việt Nam trong tín ngưỡng thờ cúng các Vua Hùng đã trở thành bản sắc văn hóa sâu sắc, đạo lý "uống nước nhớ nguồn" và triết lý tri ân báo ân của Đạo Phật, cũng như phát huy tinh thần nhập thế của Phật giáo tạo nên sức mạnh để dân tộc ta luôn đoàn kết, vượt qua mọi khó khăn, thách thức với tinh thần độc lập, tự chủ và phát huy mọi nội lực để trường tồn.

Nhà báo, nhà nghiên cứu Y học phương đông Nguyễn Thái Hà, Chủ tịch Hội đồng Quản lý kiêm Viện trưởng viện Nghiên cứu, ứng dụng Y học Dân tộc và Dưỡng sinh Việt cho hay: “Giáo hội Phật giáo Việt Nam sẽ phát động phong trào trồng cây thuốc nam trong khuôn viên các chùa, cơ sở tự viện và phổ biến sử dụng các bài thuốc nam của Thiền sư Tuệ Tĩnh trong công tác từ thiện xã hội chăm sóc sức khỏe cộng đồng.

Thiền sư- Đại danh Y Tuệ Tĩnh.

Thiền sư- Đại danh Y Tuệ Tĩnh.

Học sinh chăm sóc “Vườn thuốc nam trường em”

“Vườn thuốc nam trường em” là một trong những công trình măng non được các trường tiểu học hăng hái tham gia. Công trình măng non này không chỉ phát huy được hiệu quả của cây thuốc nam trong việc chữa bệnh mà còn góp phần tạo cảnh quan, tăng khoảng không gian xanh, trong lành cho trường học.

Trường Tiểu học thị trấn Di Lăng 1 (Sơn Hà), Trường Tiểu học Trần Phú, Nghĩa Dũng, Trường Tiểu học La Hà Nghĩa Thương (Tư Nghĩa)… ở Quảng Ngãi, mỗi ngày, các em học sinh luôn dành ra 15 phút đầu giờ để nhổ cỏ, tưới nước, chăm chút cho vườn thuốc nam. Vì vậy vườn thuốc của trường lúc nào cũng xanh tốt với hơn 20 loại cây thuốc đủ chủng loại.

Cô Trần Thị Luận - nhân viên y tế của trường cho hay: Trồng được vườn thuốc nam trong trường sẽ rất có lợi. Không chỉ học sinh, giáo viên mà cả những người dân đều có thể sử dụng các loại cây thuốc này để chữa nhiều bệnh như bệnh ngoài da, viêm họng, tiêu chảy, mụn nhọt, đau xương khớp, cảm sốt... Việc xây dựng vườn thuốc nam tại các trường học rất có ý nghĩa trong việc phổ biến kiến thức đông y và có tác động tích cực đến ý thức giữ gìn và bảo vệ sức khỏe của học sinh và giáo viên.

Ở các huyện miền núi, nhiều trường cũng đã xây dựng vườn cây thuốc nam với nhiều loại cây thuốc phục vụ cho việc dạy và học cũng như sơ cứu những trường hợp nhẹ.

Trường THCS Quới Sơn (xã Quới Sơn, huyện Châu Thành, Bến Tre), học sinh có thể đến “Vườn cây thuốc nam” để nhận diện các chủng loại cây đã đề cập trong bài học. Đối với giáo viên giảng dạy môn Sinh học và Công nghệ am hiểu công dụng của từng loại cây trồng sẽ tư vấn chăm sóc sức khỏe cho giáo viên và học sinh từ việc sử dụng các loại thảo dược trên. Đơn cử, học sinh học môn thể dục bị té có thể dùng cây thuốc nam để xử lý vết thương trầy xước. Hay những trường hợp bị cảm nhẹ, viêm họng... đều có thể giúp chữa trị, sơ cấp cứu tại chỗ cho học sinh và thầy, cô giáo. Những cây thuốc nam, cây dược liệu đầu tiên được trồng xuống: sâm nam, mã đề, ngãi cứu, sâm quy, sả… được các em chăm bón tươi tốt. Đây được xem là những loài cây có nhiều dược chất, có thể điều trị, chữa bệnh trong y dược như giảm trướng bụng, hạ huyết áp, dễ ngủ, giảm mỡ xấu, giải độc gan… Có một số chủng loại cây trồng, giáo viên có thể hái lá đem về nhà nấu canh rất bổ dưỡng cho cơ thể.

Tổ chức Động vật Châu Á phối hợp với Chi cục Kiểm lâm Hà Nội, cùng thầy cô và học sinh Trường Tiểu học Hai Bà Trưng (Phụng Thượng, Phúc Thọ, Hà Nội) trồng các cây thảo dược thay thế mật gấu tại vườn sinh học trong khuôn viên nhà trường. Đây là sự kiện mang ý nghĩa giáo dục nhằm tuyên truyền bảo vệ môi trường, bảo vệ gấu, khi các em học sinh tiểu học, dưới sự hướng dẫn và hỗ trợ của các thầy cô, các chú kiểm lâm và các cô chú bảo vệ động vật - được tự tay xới đất, nhổ cỏ, trồng cây, tưới cây.

Các em học sinh Trường TH Trà Dơn chăm sóc vườn thuốc nam. Ảnh: Lê Thiên Ngân

Các em học sinh Trường TH Trà Dơn chăm sóc vườn thuốc nam. Ảnh: Lê Thiên Ngân

Vườn sinh học sẽ là nơi các em học sinh tìm hiểu về rất nhiều loài cây thông dụng, thân thuộc nhưng vẫn có tác dụng chữa bệnh, hoàn toàn an toàn với con người mà không làm hại tới loài gấu. Khu vườn rộng khoảng 100m2, với 32 cây thuốc, vị thuốc có tác dụng thay thế mật gấu do Trung ương Hội Đông Y Việt Nam biên soạn. Một số cây thuốc rất gần gũi trong đời sống hằng ngày như nghệ, quế, ngải cứu, huyết dụ, mã đề…

Việc đưa cây thuốc nam vào trường học không chỉ cung cấp được nguồn dược liệu tại trường, đáp ứng nhu cầu sơ cứu và chữa một số bệnh thường gặp cho các em học sinh và thầy, cô giáo trong trường, mà còn tạo cho cảnh quan trường thêm xanh, đẹp. Đây cũng là một trong những mô hình xây dựng “trường học thân thiện, học sinh tích cực”.

“Vườn cây thuốc nam” trong các ngôi trường phát triển tươi tốt, ngày càng thêm nhiều chủng loại. Không dừng lại chữa trị các bệnh thông thường cho giáo viên và học sinh mà còn có thể thu hoạch sản phẩm từ vườn đem bán gây quỹ hoạt động cho chi đoàn, công đoàn của nhà trường. Thời gian tới nhiều trường sẽ tiếp tục cho các em mở rộng, nhân giống vườn thuốc nam ra xung quanh.

Việc gìn giữ, phát huy vườn thuốc nam tại các nơi thờ tự và trường học là việc làm ý nghĩa bảo tồn và phát huy nền y học cổ truyền trong thời đại 4.0. Ngoài ra, việc làm này giúp ngành Y tế có điều kiện để kết hợp điều trị giữa y học hiện đại và y học cổ truyền, đạt hiệu quả cao trong điều trị bệnh và tiết kiệm chi phí chữa bệnh cho người dân.

Y học cổ truyền Việt Nam là một ngành y học nghiên cứu, ứng dụng các kiến thức, kinh nghiệm trong phòng ngừa, chẩn đoán, duy trì, cải thiện, điều trị và phục hồi bệnh thể chất và tinh thần dựa trên các hiểu biết từ y học dân gian, y học phương đông và y học hiện đại. Các vị thầy thuốc nổi tiếng được xem là bậc tổ của nghề y Việt Nam là: Lý Quốc Sư, Hải Thượng Lãn Ông (còn lưu truyền bộ Hải Thượng Y Tông Tâm Lĩnh) và Tuệ Tĩnh (tác giả của câu nói nổi tiếng "Nam dược trị Nam nhân" - thuốc nam dùng chữa bệnh cho người Nam). Y học cổ truyền thường trị những căn bệnh phổ thông như đau lưng, cột sống, tê, đau, mỏi tay chân, ho, sốt, hóc xương cá, mệt mỏi, trúng độc, đầy bụng, bỏng da, trĩ. Bệnh yết hầu và đậu mùa vì là những chứng bệnh phổ biến nên cũng có nhiều bài thuốc để chữa trị trong sách cổ. Trong dân gian người chữa bệnh gọi là thầy lang hay ông lang thường là người tự học hay tìm được thầy giỏi mà biết được nhiều bài thuốc hay chứ không có trường dạy riêng nghề thuốc. Trong hệ thống y tế do các bác sĩ chuyên ngành y học cổ truyền phụ trách.

Đọc thêm

Thoát 'bụng bia' nhờ giảm cân chuẩn y khoa

Thoát 'bụng bia' nhờ giảm cân chuẩn y khoa
(PLVN) - Trong 3 tháng đầu tiên, Trung tâm Giảm cân BVĐK Tâm Anh đã đón tiếp hơn 1.000 khách hàng, trong đó nhiều nam giới đã không còn “bụng bia” nhờ giảm cân chuẩn y khoa quốc tế.

Những hiểm họa của đèn laser sân khấu với đôi mắt

Ảnh minh họa

(PLVN) - Hiện nay, đèn laser sân khấu ngày càng trở nên phổ biến trong các sự kiện giải trí do tạo hiệu ứng ánh sáng độc đáo. Song nếu tiếp xúc trực tiếp, quá lâu với loại ánh sáng này có thể gây ra những tổn thương, đặc biệt là thị lực.

PGS.TS Trần Đắc Phu khuyến cáo về virus HMPV

Ảnh minh hoạ: Ngọc Nga
(PLVN) -  “Đây là những loại virus bình thường, không phải loại nguy hiểm vì vậy người dân không nên quá hoang mang. Tuy nhiên, cũng cần chú ý phòng bệnh giống như các bệnh được hô hấp khác”, PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho hay.

Ngăn chặn nguy cơ dịch bệnh lây lan, bùng phát dịp Tết

Số ca mắc sởi gia tăng tại nhiều địa phương. (Bệnh nhi điều trị sởi tại Khoa Nhi, BV Thanh Nhàn - Ảnh: Hoài Giang)
(PLVN) - Tết cận kề, nhu cầu đi lại và giao lưu của người dân tăng cao, làm gia tăng nguy cơ lây lan, bùng phát dịch bệnh. Để đón một cái Tết an lành, việc chủ động phòng ngừa bệnh từ sớm, từ xa không chỉ là trách nhiệm của ngành Y tế mà còn là nghĩa vụ của mỗi người dân.

Tử vong do ngộ độc cá nóc

Tử vong do ngộ độc cá nóc
(PLVN) - Chiều 6/1, UBND xã Bình Thạnh, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận xác nhận một vụ ngộ độc nặng do ăn cá nóc xảy ra trên địa bàn, khiến một người tử vong và bốn người khác phải nhập viện điều trị .

Nỗi lo ngại toàn cầu từ Virus HMPV ở Trung Quốc sau 5 năm dịch COVID-19?

Nỗi lo ngại toàn cầu từ Virus HMPV ở Trung Quốc sau 5 năm dịch COVID-19?

(PLVN) - Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc gần đây đã báo cáo sự gia tăng các ca bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, bao gồm cả HMPV, vào mùa đông. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chưa coi đây là tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu, nhưng sự gia tăng ca bệnh đã thúc đẩy các cơ quan chức năng tăng cường hệ thống giám sát.