Phòng, chống dịch tại Bình Dương: Không tiếc nguồn lực, dập dịch ngay từ đầu

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam.
(PLVN) - Đó là nhấn mạnh của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam - Trưởng ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 - trong cuộc họp trực tuyến với tỉnh Bình Dương về công tác phòng, chống dịch, trước nguy cơ tỉnh này có thể trở thành ổ dịch mới.

Nguy cơ trở thành điểm nóng bùng dịch tiếp theo

Sau Bắc Giang, Bắc Ninh và TP HCM, Bình Dương là địa phương tiếp theo có những diễn biến dịch bệnh phức tạp. Ngoài ổ dịch xuất phát từ BN10584, ngành Y tế Bình Dương cũng ghi nhận nhiều điểm có dịch khác. Chỉ trong vòng 3 ngày gần nhất, số ca mắc COVID-19 trong cộng đồng tại tỉnh này tăng đột biến, nhiều nhất từ thời điểm xuất hiện dịch bệnh đầu tiên tới nay. Từ ca mắc đầu tiên ngày 12/6 là BN10584, đến nay, Bình Dương đã ghi nhận hơn 160 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2. Trong đó, huyện Tân Uyên là địa phương có nhiều ca nhiễm nhất.

Theo Giám đốc Sở Y tế Bình Dương Nguyễn Hồng Chương, dịch đã xuất hiện trong một số doanh nghiệp (DN), nhà máy, khu công nghiệp (KCN), lây lan sang nhà trọ và vào các nhà máy khác.

Ông Nguyễn Hồng Chương cho biết, Bình Dương là địa phương sát với TP HCM, ranh giới đan xen, số lượng ổ dịch tiếp xúc với TP HCM rất lớn, hầu như mỗi ngày đều phát hiện F0 mới có liên quan. Nhiều trường hợp F0, F1 khai báo quanh co, không trung thực. Bình Dương rất lo ngại những F0 còn đang ở ngoài cộng đồng nếu không được phát hiện nhanh để lây lan vào KCN thì sẽ bùng phát rất nhanh. Vì vậy, toàn hệ thống chống dịch của Bình Dương đang đặt trong tình trạng trực chiến cao nhất.

Khoanh nhanh, phong tỏa gọn, xét nghiệm nhanh

Sau khi nghe báo cáo, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng, với những ổ dịch đã được phát hiện, tỉnh tập trung khoanh gọn, xét nghiệm thật nhanh, thu hẹp dần điểm phong tỏa theo đúng tinh thần Quyết định 2686. Tuy nhiên, nguy cơ dịch bệnh ở Bình Dương rất lớn, với những ổ dịch đã được phát hiện, Bình Dương cần tập trung khoanh gọn, xét nghiệm nhanh, thu hẹp dần điểm phong tỏa.

Trong xét nghiệm, Phó Thủ tướng lưu ý, Bình Dương cần chia làm 2 mũi. Mũi thứ nhất truy vết, dập dịch ngay những khu đã khoanh vùng, “không tiếc nguồn lực dập ngay lập tức để đỡ gây tốn kém sau này”. Mũi thứ hai tập trung lấy mẫu xét nghiệm tầm soát trong cộng đồng - những nơi tưởng chừng an toàn.

Về chuẩn bị chỗ cách ly tập trung, Phó Thủ tướng yêu cầu Bình Dương phải quản lý nghiêm, giãn mật độ để chống lây nhiễm chéo; cần chuẩn bị kỹ phương án cách ly F1 tại nhà, đảm bảo điều kiện an toàn dịch tễ. Đối với các khu nhà trọ, Bình Dương cần áp dụng thiết chế cách ly tập trung tại chỗ hoặc giải phóng toàn bộ khu trọ, khẩn trương làm sạch; sau đó đưa công nhân không nhiễm bệnh quay trở lại…

Đối với công tác phòng chống dịch trong KCN, Phó Thủ tướng đề nghị Bình Dương phải chỉ đạo các DN xây dựng phương án bố trí ca kíp sản xuất gắn với chỗ ở của công nhân, gắn với tuyến xe đưa đón, để khi có ca nhiễm ở phân xưởng nào, DN nào thì khoanh gọn lại ngay không ảnh hưởng đến cả nhà máy, KCN. Đồng thời các DN phải lập ngay danh sách công nhân, số điện thoại liên lạc, tổ chức khai báo y tế, sử dụng hệ thống tổng đài gọi điện tự động để tầm soát, phát hiện những người có triệu chứng ho, sốt… Các DN phải quán triệt công nhân hạn chế tiếp xúc, giao lưu, đi xe đúng tuyến.

Cùng ngày, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn và Trần Văn Thuấn đã đến thị sát các khu nhà trọ công nhân, cách ly thuộc phường Bình Hòa (Bình Dương) với hơn 130.000 dân.

Sau khi thị sát, Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn kiến nghị, tỉnh Bình Dương đảm bảo sử dụng chiến lược, chiến thuật về xét nghiệm rất cần thiết để có thể kiểm soát được tại các khu nhà trọ, đông công nhân trong điều kiện sinh hoạt khó khăn trên địa bàn TP Thuận An.

Thứ trưởng đề nghị tỉnh Bình Dương cần tăng cường năng lực xét nghiệm để có thể bên cạnh sàng lọc, truy vết thần tốc và sử dụng các công nghệ thông tin phục vụ công tác truy vết. Về vaccine Covid-19, Thứ trưởng nêu rõ, Bình Dương phải chuẩn bị một cơ số vaccine để đảm bảo an toàn cho công nhân tham gia vào sản xuất và giữ gìn sức khỏe, phục vụ cho các hoạt động sản xuất ra của cải vật chất cho xã hội là rất cần thiết…

Trong khi đó, Thứ trưởng Trần Văn Thuấn nhận định, công suất lấy mẫu, xét nghiệm, cách ly, điều trị của Bình Dương cần được tăng cường mới có thể đáp ứng được yêu cầu nếu dịch diễn biến căng thẳng hơn…

Trước những khó khăn đang gặp phải, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương Nguyễn Lộc Hà nêu rõ: “Bình Dương xác định rõ nguy cơ tiềm ẩn của dịch bệnh, mong muốn Bộ Y tế, các cơ quan Trung ương hỗ trợ, hướng dẫn địa phương sớm dập dịch”. Phía Bộ Y tế cho biết, bên cạnh việc hỗ trợ (300.000 khẩu trang, 10.000 bộ sinh phẩm xét nghiệm Realtime RT-PCR, điều 1 xe xét nghiệm lưu động với công suất khoảng 1.000-2.000 mẫu đơn Realtime RT-PCR), Bộ cấp khoảng 500.000 đến 1 triệu liều vaccine phòng Covid-19 cho Bình Dương trong tháng 7/2021 để triển khai tiêm cho công nhân…

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp mặt đại diện các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục tiêu biểu - Ảnh VGP/Nhật Bắc

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tạo đột phá về thể chế để phát triển ngành giáo dục

Gặp mặt đại diện các nhà giáo tiêu biểu năm 2024 nhân dịp kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, hướng tới kỷ nguyên mới, giáo dục tiếp tục là quốc sách hàng đầu, sự nghiệp giáo dục và đào tạo nước nhà phải quyết liệt đổi mới căn bản và toàn diện hơn nữa, tạo sự đột phá về thể chế, tạo cơ sở pháp lý vững chắc để phát triển ngành giáo dục.

Đọc thêm

Cân nhắc bổ sung đối tượng tham gia bảo hiểm y tế

Phiên họp thứ 39 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội vào sáng 15/11. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Về đề xuất bổ sung cựu Công an nhân dân vào đối tượng tham gia bảo hiểm y tế, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh nêu rõ, trong quá trình thực hiện việc sửa đổi, bổ sung Luật Bảo hiểm y tế chưa có điều kiện đánh giá kỹ tác động về đối tượng này. Do đó, việc bổ sung đối tượng này sẽ được thực hiện khi sửa đổi toàn diện Luật Bảo hiểm y tế.

'Chìa khóa' để Việt Nam vươn mình, bứt phá vào kỷ nguyên mới

Quang cảnh Hội thảo. Ảnh: Vân Anh
(PLVN) - Sáng nay (15/11), tại Hà Nội, Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia: “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”.

Chủ tịch nước Lương Cường hội kiến Quốc vương Brunei

Chủ tịch nước Lương Cường gặp Quốc vương Brunei Hassanal Bolkiah. Ảnh: Lâm Khánh/TTXVN
Theo đặc phái viên TTXVN, chiều 14/11 theo giờ địa phương, nhân dịp dự Tuần lễ cấp cao Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) 2024 tại Lima (Peru), Chủ tịch nước Lương Cường đã hội kiến Quốc vương Brunei Darussalam Hassanal Bolkiah.

Hoàn thiện pháp luật đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Kỳ 1: Nhận diện vấn đề

Tại Hội nghị Trung ương 6, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã ban hành Nghị quyết 27-NQ/TW “Về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam trong giai đoạn mới”. (Ảnh: TTXVN)
(PLVN) - Xây dựng và hoàn thiện thể chế là “đột phá của đột phá”, là nguồn lực, động lực cho phát triển. Tuy nhiên, một số tồn tại, hạn chế ảnh hưởng tới chất lượng lập pháp và thi hành pháp luật đã được chỉ ra qua nhiều nghị quyết của Đảng, nhiều kỳ họp Quốc hội vẫn chưa được khắc phục triệt để...

Diễn đàn Quốc gia Phát triển kinh tế số và xã hội số lần thứ II

Diễn đàn Quốc gia Phát triển kinh tế số và xã hội số lần thứ II
(PLVN) - Sáng 14/11, tại tỉnh Bình Dương, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương và UBND tỉnh Bình Dương tổ chức Diễn đàn Quốc gia Phát triển kinh tế số và xã hội số lần thứ II với chủ đề “Sáng tạo ứng dụng công nghệ số vào các ngành, lĩnh vực để phát triển kinh tế số và nâng cao năng suất lao động”. Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình dự và chỉ đạo hội nghị.

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm và làm việc tại 'Thành phố Trung dũng - Quyết thắng'

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc. Ảnh: TTXVN
(PLVN) - Làm việc với Ban chấp hành (BCH) Đảng bộ TP Hải Phòng, thay mặt lãnh đạo Đảng và Nhà nước, Tổng Bí thư Tô Lâm chúc mừng và biểu dương những nỗ lực, cố gắng và những kết quả mà Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân TP Hải Phòng, "Thành phố Trung dũng - Quyết thắng", đã đạt được, đóng góp tích cực vào thành công chung của cả nước...

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đoàn kết phải được thể hiện bằng những hành động cụ thể

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đoàn kết phải được thể hiện bằng những hành động cụ thể
Nhân kỷ niệm 94 năm Ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (18/11/1930 - 18/11/2024), sáng 14/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc với nhân dân các dân tộc tại khu dân cư khu 8, thị trấn Na Sầm, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn. Cùng dự có lãnh đạo các bộ, ngành, Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tỉnh Cao Bằng và Lạng Sơn.

Tuyên bố chung Việt Nam - Peru

Tuyên bố chung Việt Nam - Peru
Nhân dịp Chủ tịch nước Lương Cường và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm chính thức Peru theo lời mời của Tổng thống Dina Ercilia Boluarte Zegarra, ngày 13/11 theo giờ địa phương, hai bên đã ra tuyên bố chung về việc tăng cường quan hệ song phương giữa nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa Peru. Trân trọng giới thiệu toàn văn Tuyên bố chung:

Hội thảo khoa học quốc gia 'Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn'

Ảnh minh họa. Nguồn: VOV
Ngày mai - 15/11, Hội thảo khoa học quốc gia với chủ đề “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn” diễn ra tại Hà Nội. Hội thảo do Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương chủ trì, phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức.

Việt Nam - Peru hướng tới đưa quan hệ lên một tầm cao mới

Lễ đón Chủ tịch nước Lương Cường tại Sân bay Quốc tế Jorge Chávez ở Lima, Peru. (Ảnh: TTXVN).
(PLVN) - Chuyến thăm chính thức nước Cộng hòa Peru của Chủ tịch nước Lương Cường và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam diễn ra đúng vào dịp hai nước kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao. Chuyến thăm được kỳ vọng sẽ là dấu mốc lịch sử, góp phần củng cố nền tảng quan hệ chính trị tốt đẹp giữa hai nước, nâng cao hiệu quả hợp tác trong các lĩnh vực tiềm năng và hướng tới đưa quan hệ lên một tầm cao mới.