Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: "Bao giờ cả nước hết dịch thì mới hết trực chiến"

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam thăm Cơ sở thu dung, điều trị bệnh nhân Covid-19 tại Khu ký túc xá phường Hòa Thuận, TP Cao Lãnh, Đồng Tháp. (ảnh: baodongthap.vn)
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam thăm Cơ sở thu dung, điều trị bệnh nhân Covid-19 tại Khu ký túc xá phường Hòa Thuận, TP Cao Lãnh, Đồng Tháp. (ảnh: baodongthap.vn)
(PLVN) - Chiều qua (17/9), Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã chủ trì cuộc làm việc của Tổ Công tác đặc biệt của Chính phủ thực hiện phòng, chống dịch COVID-19 và Bộ Y tế về tình hình phòng, chống dịch tại tỉnh Đồng Tháp.

Kiểm soát chặt người từ địa phương khác về

Sau khi nghe báo cáo của tỉnh, Phó Thủ tướng nhận định số ca mắc COVID-19 tại Đồng Tháp đã giảm dần cả tại khu cách ly, phong tỏa, đặc biệt là số ca cộng đồng. Những nơi giãn cách chưa nghiêm cần chấn chỉnh.

Phó Thủ tướng lưu ý dựa trên nguyên tắc của Bộ Y tế, Đồng Tháp có thể áp dụng căn cứ vào thực tiễn trên tinh thần hiệu quả, kiểm soát tốt nhất.

Tỷ lệ tử vong tại Đồng Tháp hiện khoảng 2,5%, trên 80% trường hợp tử vong là người cao tuổi hoặc có bệnh lý nền. Ban đầu, tỉnh gặp tình trạng thiếu thuốc, oxy. Tuy nhiên đến nay, tình hình được cải thiện, công suất giường hiện còn trống nhiều. Phó Thủ tướng yêu cầu Đồng Tháp cố gắng giảm số ca nhiễm càng sâu càng tốt.

Với thời gian giãn cách theo Chỉ thị 16 hơn 2 tháng 10 ngày của Đồng Tháp, Phó Thủ tướng nhận định là tương đối lâu. Lực lượng tuyến đầu, doanh nghiệp, nhân dân đều rất căng thẳng. Nhắc lại chỉ đạo của Thủ tướng, ông đề nghị tỉnh tranh thủ thời gian giãn cách để xét nghiệm, không để dịch kéo dài.

Tỉnh cần xử lý các điểm còn "hở". Cụ thể là kiểm soát chặt người từ địa phương khác về, gắn với trách nhiệm của công an địa phương. Người dân từ nơi khác về phải khai báo. Đồng Tháp cũng cần tránh để xảy ra lây nhiễm chéo trong khu cách ly tập trung.

Hiện tỉnh có hơn 80 khu phong tỏa, con số này không quá lớn. Phó Thủ tướng đề nghị tỉnh sáng tạo hơn, giữ tinh thần phong tỏa hẹp.

Đối với các khu an toàn, tỉnh cần mở từng bước an toàn, chắc chắn. "Mở ra ồ ạt để lây nhiễm trong cộng đồng thì không chấp nhận được. Nhưng nếu an toàn rồi mà không mạnh dạn mở cửa là sự lãng phí nguồn lực", Phó Thủ tướng nói.

Phó Thủ tướng lưu ý Đồng Tháp phải luôn sẵn sàng trong tình trạng "trực chiến" bởi dịch có thể quay lại, đặc biệt với các địa phương có giao thương với TP HCM. Nếu có dịch, điều quan trọng là phát hiện nhanh, khoanh vùng, dập dịch, không để dây dưa kéo dài. Nếu dập từ ban đầu, dịch sẽ không lây lan.

"Bao giờ cả nước hết dịch thì mới hết trực chiến", Phó Thủ tướng nhắc nhở và yêu cầu các lực lượng của tỉnh Đồng Tháp thường xuyên tuyên truyền cho người dân thực hiện 5K, tầm soát các khu vực nguy cơ như bến xe, chợ, khu dân cư...

"Sẵn sàng để chuẩn bị chung sống"

Thời gian tới, Phó Thủ tướng cho biết Việt Nam đang chuẩn bị các điều kiện để sẵn sàng sống chung với COVID-19, trong đó có vaccine, oxy, kit xét nghiệm... "Dịch sẽ không biến mất ngay. Chúng ta có vaccine tiêm, có thể vẫn nhiễm nhưng tỷ lệ tử vong sẽ giảm; có thuốc, có oxy, xét nghiệm... Chúng ta sẵn sàng để chuẩn bị chung sống", Phó Thủ tướng nói.

Phó Thủ tướng đề nghị Bộ Y tế ghi nhận yêu cầu của tỉnh. Theo đó, nếu địa phương cứ bám theo Quyết định 3979 về tiêu chí kiểm soát dịch của Bộ Y tế thì không đạt. Do đó, Bộ cần phân biệt các nhóm tỉnh với nhau.

Phó Thủ tướng gợi ý chia làm 4 nhóm: Nhóm rất nặng (TP.HCM, Bình Dương, Long An); các tỉnh miền Tây; các tỉnh đã nhiễm nhưng cơ bản còn sạch (chủ yếu phía Bắc); nhóm cuối cùng là Cao Bằng, tỉnh chưa từng có ca nhiễm.

Phó Thủ tướng đề nghị cần xem xét lại các nhóm để có tiêu chí khác nhau. Quyết định 2686 về phân vùng nguy cơ được xây dựng khi Việt Nam còn sạch nên phù hợp với nhóm thứ 3. Còn với nhóm 1, 2 thì quyết định không còn phù hợp.

"Ví dụ Quyết định 2686 quy định một xã có bao nhiêu ca bệnh thành đỏ, một quận có bao nhiêu ca bệnh thành đỏ. Nếu cứ áp theo cái đó thì đỏ hết. Mà nếu đã đỏ, nguy cơ rất cao thì phải theo Chỉ thị 16, “ai ở đâu ở yên đấy”", Phó Thủ tướng nói.

Phó Thủ tướng đề nghị Bộ Y tế nghiên cứu để thay đổi, cập nhật theo tình hình dựa trên tiếp thu ý kiến của các địa phương.

Về xét nghiệm, Phó Thủ tướng cho rằng cần phân biệt giữa vùng nguy cơ theo địa giới hành chính (quy định trong Quyết định 2686) với vùng nguy cơ cao và rất cao để xét nghiệm.

Theo đó, vùng nguy cơ cao, rất cao phải theo điều tra dịch tễ, cố gắng phong tỏa theo vùng hẹp nhất để xét nghiệm thần tốc, "chà đi xát lại" thật nhiều lần và làm nhanh trên quy mô nhỏ.

Hôm qua (17/9), tại cuộc gặp gỡ, lắng nghe các chuyên gia góp ý về kế hoạch phòng chống dịch và phục hồi kinh tế TP HCM, Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Nên cho biết, dù có nhiều góc nhìn khác nhau nhưng các chuyên gia đều có chung quan điểm rằng chúng ta không thể loại hẳn Covid-19 ra khỏi cộng đồng, ít nhất trong thời điểm này và một thời gian nữa. Các chuyên gia cũng đánh giá, những điều kiện chuẩn bị cho công tác phòng chống dịch của TP HCM đến giờ này tương đối đảm bảo như: Mở rộng độ bao phủ vaccine, có thuốc điều kháng virus, chăm lo an sinh xã hội, tạo điều kiện để người dân tiếp cận chăm sóc y tế…

Các chuyên gia y tế và kinh tế đều đánh giá, sức chịu đựng của xã hội đã đến giới hạn và nền kinh tế bị tổn thương nhiều, cần được sớm phục hồi. Với nhìn nhận như vậy, các chuyên gia đề nghị TP HCM từng bước phải mở dần, trên cơ sở đảm bảo an toàn, tuyệt đối không chủ quan. Ông Nên cho rằng, đã đến lúc cần thống nhất điều này.

Ông Nên nhấn mạnh, cần chuẩn bị chiến lược để TP HCM chuyển sang giai đoạn bình thường mới – sống trong môi trường có Covid-19. Do đó, cần chuẩn bị tâm thế, thói quen, tinh thần và chuẩn bị các điều kiện cần thiết để ứng phó phù hợp với môi trường sống có Covid-19.

Bí thư Thành ủy TPHCM thông tin, hiện nay, TP HCM đang chuẩn bị kế hoạch phòng chống dịch và phục hồi kinh tế, với 13-14 chiến lược, trụ cột nhất là chiến lược về y tế. Chuẩn bị cho điều kiện bình thường mới, TP củng cố hệ thống y tế từ cơ sở đến TP; phát huy nguồn lực cả hệ thống y tế dự phòng, y tế cộng đồng, y tế tư nhân, bác sĩ gia đình, hệ thống nhà thuốc… để hình thành mạng lưới y tế đủ sức chăm lo cho dân.

Trong chiến lược về mặt y tế, phải có quy định rõ ràng khi phát hiện F0 ở cộng đồng thì ứng phó thế nào. Nếu như trước đây, khi phát hiện F0 thì đóng cửa; giờ đây, trong điều kiện bình thường mới, nếu phát hiện ca mắc thì phải “sống chung” như thế nào? Về điều này, TP đang tính lại cách ứng phó trong tình hình mới.

Cùng với đó, TP có chiến lược về an sinh, quan tâm đến an sinh xã hội, nhà ở xã hội và các vấn đề để người dân có điều kiện sống tốt hơn. “TP làm được một số kết quả nhưng không chủ quan và rất cần sự chung sức đồng lòng của các nhà khoa học, tiếp tục giúp TP khôi phục từng bước chắc chắn và phát triển trở lại, làm tròn sứ mệnh của TP với nhân dân, với đất nước”, ông Nên nhấn mạnh.

Đọc thêm

Chi hội Báo Pháp luật Việt Nam nhận 2 bằng khen của Chủ tịch Hội nhà báo Việt Nam

Chi hội Báo Pháp luật Việt Nam nhận 2 bằng khen của Chủ tịch Hội nhà báo Việt Nam
(PLVN) - Chiều 18/3, tại TP HCM, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Quyết định số 558 của Thủ tướng và hội nghị thi đua khen thưởng năm 2024. Chi hội nhà báo Báo Pháp luật Việt Nam vinh dự được tặng 1 bằng khen tập thể và 1 bằng khen cho cá nhân nhà báo Trần Ngọc Hà - Phó Tổng biên tập, Thư ký Chi Hội nhà báo Báo Pháp luật Việt Nam.

'Mỗi bài báo phải đúng đường lối, pháp luật, đúng nguyện vọng người dân'

Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa phát biểu chỉ đạo hội nghị
(PLVN) - Phát biểu tại Hội nghị Toàn quốc năm 2024 của Hội Nhà báo Việt Nam diễn ra sáng 18/3, ở TP HCM, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa cho rằng, làm báo có thể nghèo nhưng không được tiêu cực. Mỗi bài báo viết ra phải đúng đường lối, pháp luật, đúng nguyện vọng người dân, được người đọc tâm phục, khẩu phục...

UBKT Trung ương đề nghị xem xét, kỷ luật bà Hoàng Thị Thúy Lan, ông Lê Duy Thành, ông Đặng Văn Minh

UBKT Trung ương đề nghị xem xét, kỷ luật bà Hoàng Thị Thúy Lan, ông Lê Duy Thành, ông Đặng Văn Minh
(PLVN) - Tại Kỳ họp thứ 38, sau khi xem xét báo cáo đề nghị thi hành kỷ luật một số đảng viên vi phạm tại các Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc và Quảng Ngãi, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương nhận thấy, bà Hoàng Thị Thúy Lan và các ông Lê Duy Thành, Đặng Văn Minh, Cao Khoa, Hà Hoàng Việt Phương đã suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; vi phạm quy định những điều đảng viên không được làm và trách nhiệm nêu gương...

Bộ trưởng Tài chính nêu giải pháp hạ giá vàng, giá vé máy bay

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành nội dung phiên họp.
(PLVN) - Tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực tài chính sáng nay, 18/3, một số đại biểu Quốc hội bày tỏ băn khoăn về tình trạng giá vàng, giá vé máy bay tăng cao trong thời gian qua và đề nghị Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc nêu giải pháp để khắc phục.

Chuyển cơ quan điều tra các vụ việc có dấu hiệu sai phạm trong kinh doanh bảo hiểm

Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc trả lời chất vấn tại phiên họp.
(PLVN) - Pháp luật nghiêm cấm việc các cán bộ bảo hiểm tư vấn sai, tranh giành, lôi kéo, dùng các thủ đoạn để bán bảo hiểm đối với những người chưa có nhận thức cao. Bộ Tài chính đã thực hiện kiểm tra, thanh tra khi có khiếu nại những hành vi như vậy và xử phạt nghiêm minh, chuyển cho cơ quan điều tra các vụ việc có dấu hiệu sai phạm để xử lý.

Phát triển du lịch Điện Biên trong sự tôn trọng, tôn vinh, bảo tồn văn hoá, tự nhiên

Phát triển du lịch Điện Biên trong sự tôn trọng, tôn vinh, bảo tồn văn hoá, tự nhiên
Dự Hội thảo khoa học quốc gia "Điện Biên phát huy tiềm năng, lợi thế phát triển du lịch bền vững", sáng 17/3, tại TP Điện Biên Phủ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cho rằng với nguồn lực đầu tư còn hạn chế, du lịch Điện Biên cần tập trung đầu tư những công trình, dự án "ra tấm, ra món", phát triển trong sự tôn trọng, tôn vinh, bảo tồn giá trị văn hoá, tự nhiên.

Quy hoạch tỉnh sẽ tạo nền tảng vững chắc cho Điện Biên phát triển

Quy hoạch tỉnh sẽ tạo nền tảng vững chắc cho Điện Biên phát triển
Sáng 17/3, tỉnh Điện Biên tổ chức Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh, thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì Hội nghị, trao Quyết định phê duyệt Quy hoạch tỉnh Điện Biên thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 cho lãnh đạo tỉnh Điện Biên.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Các chủ thể đặt mình vào địa vị của những người chưa có chỗ ở để hành động

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Các chủ thể đặt mình vào địa vị của những người chưa có chỗ ở để hành động
(PLVN) - Nhấn mạnh nhà ở xã hội là nhà ở bình thường như các loại nhà ở khác, phải bảo đảm chất lượng, an toàn, vệ sinh môi trường, Thủ tướng yêu cầu tất cả các chủ thể có liên quan, mỗi người, mỗi tổ chức chung tay, góp sức tạo phong trào, xu thế phát triển nhà ở xã hội, đặt mình vào địa vị của người khác và đặt mình vào địa vị của những người chưa có chỗ ở để hành động, trong đó có việc nghiên cứu, triển khai gói tín dụng cho người mua với thời gian 10-15 năm và lãi suất thấp hơn từ 3-5%.