Phó Thủ tướng Lê Thành Long đánh giá cao công tác phòng chống khai thác IUU của Kiên Giang

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long phát biểu tại buổi làm việc.
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long phát biểu tại buổi làm việc.
(PLVN) -  Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long ghi nhận và hoan nghênh những kết quả mà Kiên Giang đạt được trong 9 tháng đầu năm 2024, đặc biệt là điểm sáng về các chỉ số về cải cách hành chính, xây dựng chính quyền điện tử, công tác phòng chống khai thác IUU...

Chiều 8/10, Đoàn công tác Chính phủ do Phó Thủ tướng Lê Thành Long dẫn đầu làm việc với UBND tỉnh Kiên Giang về đánh giá tình hình phát triển kinh tế - xã hội 9 tháng đầu năm 2024, chuẩn bị cho kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Kiên Giang năm 2025.

Tại buổi làm việc, lãnh đạo UBND tỉnh Kiên Giang đã trình bày báo cáo với Đoàn công tác về tình hình kinh tế - xã hội 9 tháng đầu năm của tỉnh.

Theo báo cáo, tốc độ tăng trưởng kinh tế 9 tháng đầu năm của tỉnh Kiên Giang đạt 6,76%, đứng thứ 4/13 các tỉnh vùng ĐBSCL. Sản lượng lúa ước đạt 3,78 triệu tấn, khai thác và nuôi trồng thủy sản 9 tháng đầu năm đạt hơn 611.000 tấn.

Phó Thủ tướng Lê Thành Long đánh giá cao công tác phòng chống khai thác IUU của Kiên Giang ảnh 1

Đoàn công tác Chính phủ do Phó Thủ tướng Lê Thành Long dẫn đầu làm việc với UBND tỉnh Kiên Giang.

Đặc biệt, công tác kiểm ngư, phòng chống IUU được tỉnh quan tâm, chỉ đạo quyết liệt và thực hiện thường xuyên. Trong 9 tháng đầu năm, đơn vị chức năng phát hiện 10 vụ/14 tàu vi phạm vùng biển nước ngoài, giảm 3 vụ/8 tàu so cùng kỳ. Tỉnh đã xử phạt 277 vụ về thiết bị giám sát hành trình và cập nhật vào số liệu xử phạt vi phạm hành chính qua hệ thống dữ liệu quốc gia, đồng thời đưa ra khởi tố 2 vụ, bắt 6 bị can.

Về du lịch, trong 9 tháng đầu năm 2024, tỉnh Kiên Giang thu hút 8,3 triệu lượt du khách, trong đó có gần 737.000 lượt khách quốc tế. Tổng thu ngân sách đạt hơn 9.900 tỷ đồng.

Ông Đỗ Thanh Bình - Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội đơn vị tỉnh Kiên Giang phát biểu tại buổi làm việc.

Ông Đỗ Thanh Bình - Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội đơn vị tỉnh Kiên Giang phát biểu tại buổi làm việc.

Phó Thủ tướng Lê Thành Long đánh giá cao công tác phòng chống khai thác IUU của Kiên Giang ảnh 3

Bà Nguyễn Thị Kim Bé - Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Kiên Giang phát biểu tại buổi làm việc.

Phó Thủ tướng Lê Thành Long đánh giá cao công tác phòng chống khai thác IUU của Kiên Giang ảnh 4

Ông Huỳnh Tấn Phi - Phó Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Kiên Giang nêu kiến nghị tại buổi làm việc.

Về giải ngân vốn đầu tư công, tỉnh Kiên Giang đã hoàn thành phân bổ chi tiết đạt 100% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao. Đến ngày 30/9, đã giải ngân 2.627,8 tỷ đồng (đạt 46,6% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao). Các Chương trình mục tiêu quốc gia giải ngân 39,3%. Chương trình phục hồi phát triển kinh tế - xã hội giải ngân đạt 75,1%. Các dự án xử lý sạt lở bờ sông, bờ biển đạt 33,3% kế hoạch.

Lãnh đạo tỉnh Kiên Giang cũng đã nêu nhiều kiến nghị gửi đến Đoàn công tác Chính phủ như: Kiến nghị Bộ NN-PTNT xem xét sớm trình Chính phủ hỗ trợ kinh phí đầu tư xử lý sạt lở bờ biển, phòng chống thiên tai năm 2024 trên địa bàn tỉnh Kiên Giang; Kiến nghị Bộ GTVT sớm trình chủ trương đầu tư tuyến cao tốc Hà Tiên – Rạch Giá – Bạc Liêu và ưu tiên đầu tư đoạn Hà Tiên – Rạch Giá trước năm 2030, đề xuất đầu tư mang tính kết nối liên vùng theo quy hoạch đến năm 2030 như Quốc lộ 80C, Quốc lộ N2, nâng cấp Quốc lộ N1, Quốc lộ 63…

Phó Thủ tướng Lê Thành Long đánh giá cao công tác phòng chống khai thác IUU của Kiên Giang ảnh 5

Đại diện Bộ Tư pháp trả lời kiến nghị của các Sở ngành tỉnh Kiên Giang tại buổi làm việc.

Tại buổi làm việc, Phó Thủ tướng Lê Thành Long thông tin những nội dung kỳ họp thứ 8 Quốc hội Khóa XV. Dự kiến kỳ họp lần này sẽ xem xét, thông qua 16 luật, 2 nghị quyết; đồng thời cho ý kiến 12 dự án luật.

Phó Thủ tướng cũng thông tin về tình hình phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam trong 9 tháng đầu năm, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025.

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long ghi nhận và hoan nghênh những kết quả mà Kiên Giang đạt được trong 9 tháng đầu năm 2024, đặc biệt là điểm sáng về các chỉ số về cải cách hành chính, xây dựng chính quyền điện tử, công tác phòng chống khai thác IUU.

“Thời gian tới, tỉnh cần đẩy mạnh hơn nữa công tác giải ngân vốn đầu công, nhất là khâu chuẩn bị mặt bằng bàn giao. Bên cạnh đó, cần có giải pháp tốt giải quyết tốt vấn đề vật liệu xây dựng cho các dự án đầu tư công lớn”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

Với những kiến nghị tại buổi làm việc, Phó Thủ tướng yêu cầu tỉnh Kiên Giang có kết luận nội dung làm việc, phối hợp với các Bộ, ngành Trung ương để tìm giải pháp gỡ vướng cho từng kiến nghị cụ thể.

Đọc thêm

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước
(PLVN) -  Sáng 10/12, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức hội nghị đánh giá kết quả 15 năm thực hiện Chương trình hành động triển khai Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 28/1/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh
HĐND tỉnh Quảng Ninh nhất trí bầu bà Trịnh Thị Minh Thanh – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Quảng Ninh, làm Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh; ông Phạm Đức Ấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh khóa XIV...

Hiệu quả từ tư duy đổi mới, đột phá

Hiệu quả từ tư duy đổi mới, đột phá
(PLVN) -  Tại cuộc họp Chính phủ thường kỳ tháng 11/2024 tổ chức ngày 7/12 vừa qua, nhìn lại 11 tháng của năm 2024, cho thấy cả nước đã vượt qua nhiều khó khăn, thử thách, nên tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội của đất nước đều phục hồi và phát triển tốt. Đặc biệt, kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn được bảo đảm và có thặng dư cao.

Hình thành thiết chế luật sư công tại Việt Nam từ góc nhìn thực tiễn hành nghề

Luật sư Nguyễn Thị Thu Hoài. (Ảnh: Nhân vật cung cấp)
(PLVN) - Đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế và phát triển kinh tế - xã hội hiện nay, hệ thống pháp luật Việt Nam ngày càng hoàn thiện. Tuy nhiên, một thực tế không thể phủ nhận là quyền tiếp cận công lý của người dân, đặc biệt là những nhóm yếu thế còn những hạn chế. Từ góc nhìn thực tiễn hành nghề luật sư, việc hình thành thiết chế luật sư công trong hoạt động trợ giúp pháp lý là một giải pháp cần thiết để bảo đảm quyền lợi pháp lý cho mọi tầng lớp Nhân dân.