Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành: Cần tập trung dồn lực sớm đẩy lùi dịch tại Bắc Ninh

Hình ảnh minh hoạ
Hình ảnh minh hoạ
(PLVN) - Trong buổi làm việc với tỉnh Bắc Ninh về công tác phòng chống dịch trên địa bàn chiều nay mùng 2/6, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành đánh giá, Bắc Ninh là địa phương có số lượng công nhân đông, là trung tâm kinh tinh tế lớn của các tỉnh phía Bắc, về thu ngân sách đứng thứ 9 trong cả nước, vì vậy, cần tập trung dồn lực sớm đẩy lùi dịch tại địa phương này.
Cùng làm việc với Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành có Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên, Trưởng bộ phận thường trực đặc biệt hỗ trợ phòng chống dịch COVID-19.

Không chủ quan vì nguy cơ bùng dịch rất cao

Tại buổi làm việc, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh Nguyễn Hương Giang cho biết, hiện nay Bắc Ninh có 12 khu công nghiệp (KCN) đang hoạt động. Vai trò của KCN có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh. Bà Giang cũng nêu khó khăn trong phòng chống dịch tại KCN của Bắc Ninh  có nhiều doanh nghiệp sản xuất điện tử, không gian hẹp, kín. “Đây là những yếu tố để dịch bệnh dễ bùng phát và lan rộng nếu không có các giải pháp kịp thời”.

Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 của Bắc Ninh cho biết, hiện nay tại Bắc Ninh hiện có 150 điểm dịch. Nhưng với sự hỗ trợ của Bộ Y tế và các địa phương trong cả nước, tình hình dịch cơ bản trong tầm kiểm soát.

Theo đó, Bí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh nhận xét về tình hình dịch của địa phương: Trên địa bàn có nhiều điểm dịch quy mô rộng ở nhiều thôn, xóm trên địa bàn. Có những điểm dịch 10 người và có những điểm dịch lên đến 99 người mắc. Do đó tỉnh không chủ quan vì nguy cơ dịch bùng phát vẫn còn rất cao.

Hiện nay thực hiện chiến lược tiêm vắc xin của Bộ trưởng Y tế, đến thời điểm này Bắc Ninh đã tiêm được cho hơn 35.000 công nhân và đang tiếp tục đẩy mạnh sớm hoàn thành số lượng vắc xin được Bộ Y tế phân bổ đúng tiến độ.

Bắc Ninh bám sát các vấn đề khuyến nghị của Bộ Y tế

Theo báo cáo tại buổi làm việc, từ ngày 2/6, 504 doanh nghiệp trong các KCN của tỉnh Bắc Ninh đã trở lại sản xuất. Để chuẩn bị cho doanh nghiệp hoạt động lại, từ những ngày trước đó, Đoàn công tác của Bộ Y tế tại Bắc Ninh đã làm việc liên tục với các sở, ban, ngành của địa phương và trực tiếp đào tạo cho cán bộ của Ban Quản lý các KCN về kiểm tra, hướng dẫn doanh nghiệp, người lao động an toàn trước khi đi làm trở lại.

Công nhân được thu xếp ở tại trong doanh nghiệp để đảm bảo an toàn phòng chống dịch (ảnh Bộ Y tế cung cấp)
 Công nhân được thu xếp ở tại trong doanh nghiệp để đảm bảo an toàn phòng chống dịch (ảnh Bộ Y tế cung cấp)

Theo đó, cách làm mới sáng tạo của tỉnh Bắc Ninh để doanh nghiệp hoạt động trở lại là công nhân đi làm và ở lại ngay trong cơ sở. Các doanh nghiệp đã chủ động bố trí nơi ăn, nghỉ cho công nhân tại các nhà xưởng, khu đất trống để người lao động có sức khỏe, yên tâm làm việc. Bà Nguyễn Hương Giang, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh nói: Doanh nghiệp trong KCN tổ chức lại sản xuất, phương án phân luồng người lao động trong các phân xưởng sản xuất, đưa đón công nhân, khu nhà ăn và khu ký túc xá theo nguyên tắc là những công nhân cùng phân xưởng thì bố trí cùng phòng, khu ký túc xá, để giảm tối đa việc lây lan khi có ca lây nhiễm.

Nhận xét về cách làm này của tỉnh Bắc Ninh, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành biểu dương và đề nghị Bắc Ninh sớm đúc rút kinh nghiệm để các địa phương khác cùng học tập.

Tại buổi làm việc, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên - Trưởng Bộ phận thường trực đặc biệt hỗ trợ phòng chống dịch của Bộ Y tế tại tỉnh Bắc Ninh - đã báo cáo Phó Thủ tướng, trong thời gian ngắn, các chuyên gian của Bộ Y tế đã nỗ lực góp sức cùng Tỉnh ủy, UBND và các sở, ngành của địa phương kiểm tra tình hình chống dịch tại 4/8 huyện, thành phố.

Chuyên gia của Bộ Y tế đã giúp Bắc Ninh xây dựng hệ thống các quy định về phòng chống dịch cho doanh nghiệp trước khi hoạt động trở lại; phòng chống dịch đối với khu nhà trọ; Tiêu chí lựa chọn đối tượng ưu tiên cho công nhân trong KCN; Củng cố và rà soát lại toàn bộ hệ thống xét nghiệm của tỉnh, giúp địa phương nâng cao năng lực lấy mẫu, xét nghiệm và trả kết quả nhanh nhất.

Thứ trưởng Bộ Y tế nhận định về tình hình dịch tại Bắc Ninh: “Bắc Ninh vẫn là tỉnh nguy cơ cao, nhưng không vì thế chúng ta hoang mang. Số ca mắc COVID-19 đã có ở 8 huyện. Một bộ phận người dân vẫn chủ quan, lơ là trong chống dịch”.

Về giải pháp chống dịch trong thời gian tới, Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên đề nghị: Bắc Ninh tiếp tục chống dịch cả ngoài cộng đồng và trong doanh nghiệp. Tiếp tục thực hiện các giải pháp bảo vệ nhân viên y tế và những người trên tuyến đầu chống dịch..

Phó Thủ tướng Lê Văn Thành, đề nghị tỉnh tuyệt đối không chủ quan. “Nêu cao tinh thần 4 tại chỗ, bằng mọi biện pháp dập được dịch sớm nhất, ổn định sản xuất và đời sống của nhân dân. Bắc Ninh đã chủ động triển khai phòng chống dịch rất tốt. Từng bước kiểm soát được dịch bệnh, có cách làm sáng tạo vừa khống chế dịch vừa đảm bảo sản xuất. Tuy nhiên, nguy cơ vẫn còn rất lớn. Đề nghị tỉnh Bắc Ninh bám sát các vấn đề khuyến nghị của Đoàn công tác Bộ Y tế đang hỗ trợ địa phương.Trong thời gian ngắn tới, Bắc Ninh sớm đẩy lùi dịch, càng sớm càng tốt".

Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu quả

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW về sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu quả.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính mới ký Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả".

Việt Nam đóng góp tích cực thúc đẩy chủ nghĩa đa phương

Việt Nam đóng góp tích cực thúc đẩy chủ nghĩa đa phương
Nhà báo Oliveira khẳng định chuyến thăm tới Brazil lần thứ hai của Thủ tướng Phạm Minh Chính cho thấy Việt Nam rất coi trọng các cuộc họp đa phương trong bối cảnh tình hình thế giới hiện nay, khi các nước đang phát triển nỗ lực thúc đẩy đoàn kết và hợp tác để tiếp tục phát triển, trên cơ sở tôn trọng chủ quyền của mỗi quốc gia và góp phần xây dựng một thế giới ngày càng công bằng hơn...

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình 'Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024'

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình 'Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024'
Tối 15/11, tại Cung Văn hóa Lao động hữu nghị Việt Xô, Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức Chương trình “Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024” - Tôn vinh các điển hình tiêu biểu toàn quốc trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu tại Chương trình.

Hoàn thiện pháp luật đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Kỳ 2: Tháo gỡ 'điểm nghẽn', khơi thông nguồn lực​

Phát biểu tại Phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, QH khóa XV, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh yêu cầu chuyển đổi tư duy xây dựng pháp luật theo hướng vừa bảo đảm yêu cầu quản lý nhà nước, vừa khuyến khích sáng tạo. (Ảnh: CTTĐTQH)
(PLVN) -   Đổi mới tư duy, quan điểm, quy trình xây dựng pháp luật là một trong những yêu cầu, nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách nhằm tháo gỡ “điểm nghẽn”, tạo đột phá mạnh mẽ hơn về thể chế phát triển, huy động và khơi thông mọi nguồn lực để đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Sự phát triển mạnh mẽ của Việt Nam sẽ mở nhiều cơ hội mới cho cả doanh nghiệp trong nước và quốc tế

Phát biểu của Chủ tịch nước Lương Cường tại Hội nghị đã nhận được sự hưởng ứng, đánh giá cao của các Lãnh đạo APEC và cộng đồng doanh nghiệp. (Ảnh: Tuấn Anh/Báo Quốc tế)
(PLVN) - Chủ tịch nước Lương Cường khẳng định, sự phát triển mạnh mẽ của Việt Nam sẽ mở ra nhiều cơ hội mới cho cả doanh nghiệp trong nước và quốc tế trên các lĩnh vực. Thị trường Việt Nam đã, đang và sẽ mang đến nhiều lợi ích, ưu thế mà không mấy nơi có được cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư quốc tế.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tạo đột phá về thể chế để phát triển ngành giáo dục

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp mặt đại diện các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục tiêu biểu - Ảnh VGP/Nhật Bắc
Gặp mặt đại diện các nhà giáo tiêu biểu năm 2024 nhân dịp kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, hướng tới kỷ nguyên mới, giáo dục tiếp tục là quốc sách hàng đầu, sự nghiệp giáo dục và đào tạo nước nhà phải quyết liệt đổi mới căn bản và toàn diện hơn nữa, tạo sự đột phá về thể chế, tạo cơ sở pháp lý vững chắc để phát triển ngành giáo dục.

Phải tiến hành đồng thời, thắng lợi quá trình 'đột phá kép'

Quang cảnh Hội thảo. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Công tác cán bộ, tổ chức bộ máy, xây dựng, hoàn thiện thể chế... là những vấn đề được các chuyên gia, nhà khoa học tập trung thảo luận tại Hội thảo khoa học quốc gia: “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”, do Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương chủ trì, phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức sáng nay (15/11), tại Hà Nội.

Cân nhắc bổ sung đối tượng tham gia bảo hiểm y tế

Phiên họp thứ 39 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội vào sáng 15/11. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Về đề xuất bổ sung cựu Công an nhân dân vào đối tượng tham gia bảo hiểm y tế, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh nêu rõ, trong quá trình thực hiện việc sửa đổi, bổ sung Luật Bảo hiểm y tế chưa có điều kiện đánh giá kỹ tác động về đối tượng này. Do đó, việc bổ sung đối tượng này sẽ được thực hiện khi sửa đổi toàn diện Luật Bảo hiểm y tế.

'Chìa khóa' để Việt Nam vươn mình, bứt phá vào kỷ nguyên mới

Quang cảnh Hội thảo. Ảnh: Vân Anh
(PLVN) - Sáng nay (15/11), tại Hà Nội, Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia: “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”.