Phim Việt và những cú huých

 Sự quan tâm của công chúng chính là động lực lớn nhất để các nhà sản xuất đầu tư cho phim Việt.

Sự quan tâm của công chúng chính là động lực lớn nhất để các nhà sản xuất đầu tư cho phim Việt.

Sự hồi sinh ngoạn mục

Nhìn lại mấy năm về trước, cũng chẳng xa xôi gì lắm, khi mà Lê Hoàng còn rón rén đặt cái tên cho phim mình làm là “ Trường hợp của Hạnh”, nghe thật ngộ và khuôn phép theo kiểu kinh điển của nền điện ảnh nước nhà. Ấy vậy mà loay hoay thế nào đấy, mấy “ông trên” lại bắn phát súng mở đường đầy khích lệ khi cho  phim đổi sang tên “Gái nhảy”. Như vậy để tạo cú bứt phá kiểu này, quý vị ấy chắc cũng phải đắn đo lắm, ưu tư lắm mới dám mở màn “liều lĩnh và nhạy cảm” như thế.

Thiển nghĩ, đã đến lúc phải làm cái gì đó cụ thể hơn cho một lĩnh vực ì ạch lâu lắm rồi mà người khen thì lúc nào cũng đau đáu nhìn về mấy chục năm trước, rồi chặc lưỡi. Lúc ấy, người trong giới thì tủm tỉm nhìn nhau, dân chúng thì dè dặt, bán tín, bán nghi nhưng cũng khấp khởi chờ đón cái tạm gọi là “phim Việt trở lại” . Cú mở màn này thật ấn tượng! Không ấn tượng sao được khi mà lần đầu tiên phim đem chiếu rạp lại thu đến tiền tỉ?

Sau bộ phim nổi đình nổi đám ấy, người khen không ít, mà người chê cũng nhiều. Nhưng cái đáng nói ở đây là chính những ồn ào đó lại là cú huých để một thế hệ những người làm điện ảnh kiểu mới ra đời. Họ chính là những người tiên phong hồ hởi, mang nhiều hứa hẹn cho phim Việt thế hệ mới, là sản phẩm của sự tư nhân hóa ngành điện ảnh.

Một dấu mốc để điện ảnh có chút hương hoa mới, thơm và quyến rũ hơn. Không còn lối nghĩ “cổ điển” nữa, thời thị trường mà, phải bán cái người ta cần chứ đâu bán cái mình có. Tiền mình bỏ ra mà, phải chắt chiu chứ, phải vắt óc ra mà suy nghĩ chứ. Cũng có kẻ dư tiền, nhưng ít ra họ có cái lòng như vậy thì cũng quá tốt với điện ảnh nước nhà rồi. Mà đếm ra số này cũng ít, ngẫm lại hay, phải có có “nếp” có “tẻ” để mà so sánh, mà động viên khuyến khích nhau chứ!

Có người bật “đèn xanh” rồi, các phim mang màu sắc tươi trẻ tư nhân ra đời mỗi ngày một nhiều. Ngay sau khi các hãng phim tư nhân được phép thành lập và công ty tư nhân được nhập phim nước ngoài về trình chiếu, điện ảnh Việt Nam xuất hiện nhiều hãng phim lớn mạnh như: Thiên Ngân (Galaxy), BHD, Phước Sang...

Để thu hút khán giả, các hãng phim đã mời những ca sĩ, người mẫu nổi tiếng tham gia trong một số phim như: 1735 km, Chuyện tình Sài Gòn, Dòng máu anh hùng… Đặc biệt là gần đây, sự quan tâm của công chúng có lẽ là động lực lớn nhất để các nhà sản xuất đầu tư cho phim Việt. Những bộ phim: Để mai tính, Giao lộ định mệnh, Khát vọng Thăng Long, Cánh đồng bất tận… đều mang lại doanh thu cao mà không cần phải chiếu vào dịp cao điểm.

Ảnh minh họa. Nguồn Internet
Ảnh minh họa. Nguồn Internet

Phim Việt màn ảnh rộng đã trở nên khá đa dạng, với đủ thể loại: tình cảm lãng mạn, hành động, hài hước, kinh dị và cả phim chuyển thể từ tác phẩm văn học. Những dự án đưa truyện ngắn của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư lên màn ảnh rộng gồm: Sầu trên đỉnh Puvan, Khói trời lộng lẫy và Nước như nước mắt cũng đang trong giai đoạn chuẩn bị… Nhiều dự án phim chuyển thể từ tác phẩm văn học đã phát một tín hiệu vui cho điện ảnh khi có được sự cân bằng giữa hai dòng phim giải trí và nghệ thuật. Có thể nói, điện ảnh Việt Nam đang có bước đi thăng hoa với nhiều tiềm năng.

Tất nhiên, chuyện phim ta vẫn còn lẫn “sạn” là điều khó tránh khỏi nhưng chí ít nó cũng làm nức lòng người xem khi các áp phích phim Việt được treo bên cạnh những bộ phim “bom tấn” của Hollywood. Nếu như trước đây, phim làm ra nhằm kéo dân chúng bỏ tiền ra rạp đã là chuyện khó, ấy vậy mà  giờ đây nguời ta nghĩ đến cả chuyện bán ra quốc tế.

Chấp nhận hay từ chối?

Để cảm nhận mức độ quan tâm của công chúng với phim Việt, chỉ cần lướt qua các diễn đàn trên mạng sẽ thấy sự sôi động đến bất ngờ. Chưa nói đến chuyện hay dở, được mất, nội chuyện đem ra mổ xẻ thôi cũng thấy rằng khán giả không quay lưng với phim Việt.

Kể cũng lạ, nếu như trước đây nhiều người tỏ ra bàng quang với các bộ phim được sản xuất trong nước thì giờ đây họ có vẻ chấp nhận hơn, còn giới trẻ thì càng lúc càng tỏ ra khắt khe với nhà làm phim. Tại sao thế này mà không phải thế kia, tại sao phim nói về họ mà ăn mặc, ngôn từ xa tận…Hàn Quốc hay đại thể như thế. Không ít người tự lập ra diễn đàn, câu lạc bộ để bình phẩm, để nói cái họ muốn nói.

Người ta vẫn còn nghi ngại phim Việt không phải không có cái lý của nó. Chẳng dại gì ăn cơm có chút sạn đi để biết gạo thơm thế nào trong khi món bít tết cũng ngon hơn mà giá lại ngang bằng. Suy nghĩ theo cái lý cùn ấy cũng thỏa đáng thôi nhưng nghe ra buồn quá! Phim Tây thì nhan nhản khắp các rạp, pano treo lủng lẳng khắp nẻo đường, chỉ thiếu tiền đi xem chứ chẳng bao giờ thiếu phim. Còn phim ta một năm được mấy bộ? Xong ngẫm đi ngẫm lại thì họ vẫn đúng khi cân nhắc lựa chọn phim nhà.

Xin tạm bỏ ngỏ chuyện chất lượng phim. Nếu so sánh ta với Hollywood thì chẳng ai không bảo “bị điên à!” nhưng không làm phép so để mà phấn đấu thì cứ lẹt đẹt mãi thế sao? Quốc tế hóa phim ảnh rồi cơ mà!

Để  trả lời câu hỏi này khách quan nhất, có lẽ phải vác ghế ra trước rạp ngồi đếm xem mấy người chịu hoan hô, mấy kẻ bĩu môi cục bộ. Nhưng một dấu hiệu đáng mừng là người ta còn thương phim Việt nhiều lắm, còn lũ lượt hẹn hò nhau đi xem Võ Lâm Truyền Kỳ, cùng khóc cho Áo Lụa Hà Đông, hay tự hào thầm rằng trong Dòng Máu Anh Hùng mấy pha đấm đá chẳng kém phim tây, và những tình tiết hay cách thể hiện của các nhân vật trong Để Mai Tính hay Long ruồi chả kém hài Hollywood …

Những nỗ lực là đáng ghi nhận, đáng biểu dương nhưng tự hài lòng chính là giết chết mình, bởi theo như một đạo diễn phát biểu thì “khán giả bây giờ họ tinh vi lắm, đòi hỏi cao lắm, không xuề xòa kiểu dĩ hòa vi quý được, nếu không họ quay lưng cái phắt ngay….”.

Trong thời điểm phim ngoại lên ngôi và gần như chiếm lĩnh thị trường trong nước, chúng ta phải công nhận các nhà làm phim đã cố gắng trong việc sản xuất nhiều phim hơn để cạnh tranh, để thỏa sự mong mỏi quá khán giả. Tuy nhiên không phải cứ cố gắng là thành công. Nghệ thuật là con đường vinh quang nhưng luôn đòi hỏi tài năng và sự cống hiến của người đi trên nó. Và khán giả, dẫu còn nhiều nghi ngại nhưng vẫn mong chờ một ngày phim Việt chạm đến bảng vàng Oscar.

P.V

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

'Gương mặt vặn vẹo' - đối mặt nhiều vụ án ly kỳ, hóc búa

Phim khai thác đề tài tâm lý tội phạm. (Ảnh: BTC)
(PLVN) - Bộ phim xoay quanh hành trình điều tra và truy bắt tội phạm gian nan của “Đội 7”, đối mặt nhiều vụ án ly kỳ, hóc búa. Hình ảnh nhân vật phản diện được xây dựng từ những ám ảnh thời thơ ấu, tổn thương tâm lý cho đến những biến cố không thể lường trước trong cuộc sống. Chính những điều này đã biến họ từ con người bình thường thành những kẻ tội phạm đáng sợ, nhưng cũng khiến người xem ít nhiều hiểu và đồng cảm.

“Vằng vặc trăng quê” - đong đầy hồn quê

"Vằng vặc trăng quê" lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống, mang đậm “hồn quê” Bắc Bộ (ảnh P.V).
(PLVN) -  Tản văn “Vằng vặc trăng quê” của nhà báo Ngô Bá Lục không chỉ kể chuyện đời thường, đong đầy tình yêu thương mà còn lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống, mang đậm “hồn quê” Bắc Bộ.

“Xây Tết” cho gần 2 vạn công nhân

Chương trình "Xây Tết" dành cho gần 2 vạn công nhân (Thùy Dương)
(PLVN) -  Lễ ra mắt chương trình “Xây Tết 2025” với những hỗ trợ thiết thực về vật chất, tinh thần đến hơn 18.500 công nhân trên cả nước diễn ra vào ngày 12/12/2024 tại Báo Nhân Dân.

Thị trường nhạc Việt trỗi dậy mạnh mẽ

Thị trường âm nhạc Việt Nam có tiềm năng rất lớn để thu hút thế hệ trẻ. (Ảnh: Mai Trang)
(PLVN) - Vừa qua, tại sân vận động Mỹ Đình, Hà Nội, show diễn “Anh trai say hi” đã thu hút hàng chục nghìn người tham dự, theo số liệu theo Ban Tổ chức công bố. Đây là một hiện tượng đặc biệt, khi phần lớn người đến tham dự đều trong độ tuổi rất trẻ. Trong hai đêm diễn nhận được sự quan tâm lớn của nhiều người hâm mộ. Hàng nghìn khán giả xếp hàng trước cổng sân vận động từ tờ mờ sáng nhằm giành một vị trí đẹp. Vé xem chương trình liên tục cháy hàng trên mọi mức giá từ vé phổ thông đến vé hạng nhất.

Hạn chế hình ảnh diễn viên sử dụng thuốc lá để bảo vệ giới trẻ

Cảnh hút thuốc trong phim "Tháng năm rực rỡ", phim được dán nhãn cấm khán giả dưới 16 tuổi.
(PLVN) - Các diễn viên, ca sỹ sử dụng việc hút thuốc lá như một cách thể hiện tính cách nhân vật hoặc thể hiện tâm trạng trong quá trình biểu diễn. Chuyên gia cho rằng điều này ảnh hưởng rất lớn đến hành vi, lối sống của giới trẻ, do đó Thông tư 14/2024 được ban hành là kịp thời, góp phần thiết thực bảo vệ thể chất và tinh thần thế hệ tương lai của đất nước.

Hiện thực hóa giấc mơ nhạc kịch “made in Việt Nam”

Vở nhạc kịch Tấm Cám. (Ảnh: Khắc Duy)
(PLVN) - Sau nhiều năm vắng bóng tại Việt Nam, hàng loạt chương trình nhạc kịch đặc sắc mang đậm văn hóa Việt được đầu tư công phu với những tâm huyết của các nghệ sĩ nhằm thu hút khán giả yêu nghệ thuật và thực hiện hóa giấc mơ nhạc kịch Việt Nam vươn ra thế giới.

“Anh trai say hi” “Anh trai vượt ngàn chông gai” cùng dắt tay vào vòng bầu chọn Giải Mai Vàng 2024

“Anh trai say hi” đang là ứng cử viên của Giải Mai Vàng 2024 hạng mục Chương trình trên nề tảng số - truyền hình
(PLVN) -  Hội đồng Nghệ thuật Giải Mai Vàng đã chính thức công bố kết quả đề cử Giải Mai Vàng lần thứ 30. Sau hơn hai tháng tiếp nhận đề cử từ bạn đọc, từ 15/9 đến hết ngày 25/11/2024, cuộc họp của Hội đồng Nghệ thuật đã hoàn tất việc lựa chọn những ứng viên xuất sắc trong 14 hạng mục của Giải Mai Vàng năm nay.

Hé lộ sân khấu choáng ngợp của siêu nhạc hội 8WONDER Winter trước giờ G

Hé lộ sân khấu choáng ngợp của siêu nhạc hội 8WONDER Winter trước giờ G
(PLVN) -  Toàn bộ phần sân khấu “đóng băng” 8WONDER Winter đã hoàn thiện những khâu setup cuối cùng để sẵn sàng chào đón ban nhạc hàng đầu thế giới Imagine Dragons và dàn Vpop Việt đình đám trước hàng chục ngàn khán giả Sài Thành. Ban nhạc hàng đầu thế giới dự kiến sẽ đến TP.HCM chiều hôm nay để sẵn sàng cho siêu nhạc hội tại đại đô thị Vinhomes Grand Park.