Phẫu thuật ngăn cơn đột quỵ tái phát cho cụ ông 84 tuổi

Bệnh nhân 84 tuổi hồi phục sức khỏe nhanh sau ca phẫu thuật do TS.BS Nguyễn Anh Dũng thực hiện. Ảnh: Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh.
Bệnh nhân 84 tuổi hồi phục sức khỏe nhanh sau ca phẫu thuật do TS.BS Nguyễn Anh Dũng thực hiện. Ảnh: Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Những mảng xơ vữa dày đặc bên trong lòng động mạch cảnh được bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh bóc tách hoàn toàn, bệnh nhân 84 tuổi tránh được nguy cơ đột quỵ tái phát.

Sắc mặt tối sầm, hai tay run run, cảm giác trong người mệt mỏi hơn thường ngày là một số triệu chứng lâm sàng của bệnh nhân Nguyễn Tuệ (ngụ quận Tân Phú, TP HCM) khi được gia đình đưa đến Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh cấp cứu. Tiếp nhận ca bệnh, TS.BS Nguyễn Anh Dũng, Trưởng khoa Phẫu thuật Tim mạch - Lồng ngực, Trung tâm Tim mạch, nhận định bệnh nhân có biểu hiện thiếu máu não thoáng qua và chỉ định thực hiện siêu âm doppler, chụp cắt lớp mạch máu (CTA) để đánh giá chi tiết tình trạng bệnh.

Kết quả cận lâm sàng cho thấy, bệnh nhân bị hẹp động mạch cảnh trong phía bên phải, phần đoạn gốc hẹp nặng lên đến 90%, còn động mạch cảnh bên trái hẹp 50%; ngoài ra cũng xuất hiện xơ vữa và hẹp ở nhiều vị trí khác. Trước đó, bệnh nhân từng bị một cơn đột quỵ khác, tuy đã hồi phục nhưng bản thân yếu nửa người bên trái, bác sĩ đánh giá sức cơ giảm một phần tư. Bệnh nhân được chỉ định phẫu thuật, tái thông vị trí hẹp của động mạch cảnh với mục tiêu phòng ngừa những cơn đột quỵ tái phát sau này. Bởi những cơn đột quỵ sau sẽ có xu hướng nặng hơn và có thể để lại các di chứng nặng nề.

Theo bác sĩ Dũng, vì bệnh nhân đã cao tuổi và có tiền căn cao huyết áp, rối loạn mỡ máu nên ekip đánh giá rất kỹ trường hợp này trước khi tiến hành phẫu thuật. Mọi thao tác trong cuộc mổ đều phải chính xác tuyệt đối nhằm tái thông động mạch và hạn chế nguy cơ biến chứng. Sau gần 2 giờ phẫu thuật, các bác sĩ đã tiếp cận vùng có tổn thương và xử lý hoàn toàn mảng xơ vữa để giải quyết tình trạng hẹp động mạch cảnh.

“Trong suốt quá trình phẫu thuật, chúng tôi luôn cố gắng duy trì chỉ số huyết áp tâm thu của bệnh nhân cao hơn bình thường một chút, khoảng 140 mmHg. Với mức huyết áp như vậy thì các mạch máu bàng hệ sẽ bù tưới máu ở mô não trong quá trình chúng ta thao tác trên động mạch cảnh, nhất là khoảng thời gian kẹp động mạch cảnh. Với sự chuẩn bị kỹ lưỡng và thao tác nhanh gọn, ca mổ diễn ra đúng như dự kiến ban đầu. Bệnh nhân lớn tuổi nhưng hồi phục khá tốt sau đó”, bác sĩ Dũng chia sẻ.

Bệnh nhân sau khi được được phẫu thuật xử lý hẹp động mạch cảnh sẽ tiếp tục được điều trị nội khoa, dần loại bỏ các yếu tố nguy cơ để phòng ngừa tình trạng xơ vữa, tránh gây nên tình trạng tái hẹp sau này. Theo bác sĩ Dũng, việc điều trị hẹp động mạch cảnh bằng phẫu thuật hoặc đặt stent mới chỉ giải quyết nguyên nhân cơ học tại chỗ bị hẹp, bệnh nhân cần đẩy lùi hoặc kiểm soát các yếu tố nguy cơ như tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, đái tháo đường, xơ vữa mạch máu… Trong đó, bệnh nhân được mổ hoặc đặt stent động mạch cảnh cần dùng thuốc kháng kết tập tiểu cầu ít nhất 6 tháng hoặc dài hơn tùy theo tình trạng bệnh lý nền.

Bên cạnh đó, bác sĩ Dũng cũng lưu ý, bệnh nhân cần thay đổi chế độ ăn uống hằng ngày. Chẳng hạn, bệnh nhân đái tháo đường cần hạn chế tinh bột, thực phẩm nhiều đường theo hướng dẫn của bác sĩ điều trị; người thừa cân - béo phì, rối loạn lipid máu cũng phải hạn chế ăn chất béo, thịt đỏ, thực phẩm nhiều dầu mỡ không có lợi cho tim mạch…

Sau khi xuất viện 1 tuần, bệnh nhân sẽ được hẹn tái khám. Tiếp đó sẽ cách nhau 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng. Tùy theo từng trường hợp, bệnh nhân có thể được kiểm tra bằng siêu âm sau 3 đến 6 tháng, kết hợp điều trị nội khoa các bệnh lý nền để có được kết quả tốt nhất sau khi phẫu thuật hay đặt stent.

Hệ thống chụp CT 768 lát cắt hiện đại tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh giúp phát hiện sớm các bệnh lý tim mạch, mạch máu. Ảnh: Bệnh viện cung cấp.

Hệ thống chụp CT 768 lát cắt hiện đại tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh giúp phát hiện sớm các bệnh lý tim mạch, mạch máu. Ảnh: Bệnh viện cung cấp.

Bác sĩ Dũng cho biết, hiện nay để điều trị hẹp động mạch cảnh, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật hoặc đặt stent. Việc lựa chọn kỹ thuật nào sẽ dựa vào mức độ hẹp của động mạch cảnh và đi kèm một số điều kiện khác. Nếu mức độ hẹp trên 70%, bệnh nhân dù có triệu chứng hay không có triệu chứng cũng sẽ được chỉ định điều trị.

Trường hợp bệnh nhân không có các yếu tố cản trở cho việc phẫu thuật, theo khuyến cáo của các Hiệp hội Tim mạch, Hiệp hội Đột quỵ Hoa Kỳ, châu Âu nên phẫu thuật bóc lớp trong động mạch cảnh ưu tiên hơn là đặt stent. Ngược lại, những trường hợp bệnh nhân có các yếu tố nguy cơ trong phẫu thuật, như tổn thương động mạch cảnh ở vị trí cao, gần đi vào sọ, khó có thể thực hiện phẫu thuật được; ở cổ có vết mổ cũ hoặc từng xạ trị vùng cổ… được khuyến cáo lựa chọn đặt stent.

“Với bệnh nhân có triệu chứng và mức độ hẹp động mạch cảnh từ 50% trở lên, gần đây các Hiệp hội Tim mạch của châu Âu hay Hoa Kỳ khuyến cáo nên ưu tiên điều trị bằng phẫu thuật bóc lớp trong động mạch cảnh. Bởi theo các nghiên cứu, việc đặt stent có tỷ lệ di chứng ảnh hưởng đến chức năng của não, cũng như nguy cơ đột quỵ từ mức độ nhẹ đến nặng nhiều hơn so với thực hiện bóc lớp trong động mạch cảnh”, bác sĩ Dũng nói thêm.

* Tên nhân vật trong bài đã được thay đổi

Tin cùng chuyên mục

TP Cần Thơ đẩy mạnh quan tâm chăm sóc sức khỏe tinh thần cho học sinh trên địa bàn. (Nguồn: Sở GD&ĐT TP Cần Thơ)

Quan tâm chăm sóc sức khỏe tinh thần cho học sinh

(PLVN) -  Việc hầu hết các em học sinh (HS) khi gặp vấn đề tâm lý không biết phải gặp ai, làm gì để giúp các em vượt qua là phản ánh rõ nét cho thấy công tác chăm sóc sức khỏe tinh thần tại Việt Nam hiện vẫn còn nhiều khoảng trống.

Đọc thêm

Để tai nạn thương tích không còn là gánh nặng

Trẻ em - đối tượng rất dễ bị tai nạn thương tích. (Ảnh: BV Sản Nhi tỉnh Phú Thọ)
(PLVN) - Tai nạn thương tích là một vấn đề y tế công cộng nghiêm trọng có ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của người dân trên toàn thế giới, đặc biệt tại các nước đang phát triển. Tại Việt Nam, số liệu thống kê từ các cơ sở y tế cho thấy, trung bình mỗi năm có khoảng hơn 1,1 triệu trường hợp bị tai nạn thương tích đến khám và điều trị tại cơ sở y tế.

Lưu ý các biện pháp phòng bệnh mùa đông xuân cho trẻ

Tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch là biện pháp phòng ngừa dịch bệnh cho trẻ. (Ảnh: CDC Hà Nội)
(PLVN) - Thời tiết giao mùa tạo điều kiện thuận lợi cho các bệnh lây truyền qua đường hô hấp ở trẻ em, Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) TP Hà Nội khuyến cáo người lớn cần lưu ý các biện pháp sau để bảo vệ sức khỏe cho con em mình.

Hiểm họa từ các cơ sở thẩm mỹ 'chui'

Trên thực tế, thực trạng hành nghề thẩm mỹ trái phép, hành nghề “chui” vốn đã xuất hiện từ lâu và gây hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe người dân. (Ảnh minh họa - Nguồn: LĐ)
(PLVN) - Thực trạng hành nghề thẩm mỹ trái phép không chỉ gây hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe người dân mà còn là thách thức lớn đối với ngành Y tế trong việc đảm bảo an toàn người bệnh trong phẫu thuật thẩm mỹ.

Nhận diện sớm và điều trị hiệu quả bệnh nhân đột quỵ

Nhận diện sớm và điều trị hiệu quả bệnh nhân đột quỵ
(PLVN) - Chiều 26/10, Bệnh viện Đa khoa Thanh Vũ Medic Bạc Liêu tổ chức Hội thảo sinh hoạt khoa học chuyên đề: “Nhận diện sớm và điều trị hiệu quả bệnh nhân đột quỵ trong cộng đồng và tại cơ sở y tế” nhằm nâng cao kiến thức chuyên môn về bệnh lý đột quỵ cho đội ngũ y tế của bệnh viện cùng các đơn vị y tế trong và ngoài tỉnh.

Thay 'chân mày phong thuỷ đổi vận', đề phòng tiền mất tật mang

Thay 'chân mày phong thuỷ đổi vận', đề phòng tiền mất tật mang
(PLVN) - Sở Y tế TP HCM khuyến cáo người dân thận trọng trước những thông tin quảng cáo thay tướng đổi vận, cải thiện vận may... của các cơ sở chân mày phong thủy khi chưa có những kiểm chứng khoa học, để tránh sa vào hoạt động mê tín dị đoan gây ra hệ lụy nghiêm trọng.