Phát triển tổ chức hành nghề công chứng cần phù hợp điều kiện, đặc thù mỗi địa phương

Toàn cảnh Tọa đàm.
Toàn cảnh Tọa đàm.
(PLVN) - Ngày 15/3, Bộ Tư pháp tổ chức Tọa đàm đóng góp ý kiến dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi). Ông Lê Xuân Hồng, Cục trưởng Cục Bổ trợ tư pháp chủ trì Tọa đàm.

Tham dự có ông Nguyễn Chí Thiện, Chủ tịch Hiệp hội công chứng viên Việt Nam, đại diện lãnh đạo một số đơn vị thuộc Bộ Tư pháp; đại diện Sở Tư pháp, Hội công chứng viên, tổ chức hành nghề công chứng, công chứng viên các tỉnh, thành phố Trung ương, thành viên Tổ biên tập Dự án Luật Công chứng (sửa đổi) khu vực phía Bắc và một số cơ quan, đơn vị tổ chức có liên quan.

Phát biểu khai mạc, Cục trưởng Lê Xuân Hồng cho biết trong quá trình xây dựng dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi), Bộ Tư pháp đã tổ chức nhiều tọa đàm, hội thảo để lấy ý kiến các cơ quan, tổ chức hành nghề công chứng, công chứng viên. Tuy nhiên dự thảo Luật vẫn còn một số vấn đề còn có có ý kiến khác nhau, cần tiếp tục thảo luận như: phạm vi, thẩm quyền công chứng; tiêu chuẩn bổ nhiệm công chứng viên; quản lý nhà nước về công chứng; công chứng số…

Cục trưởng Cục Bổ trợ tư pháp Lê Xuân Hồng phát biểu khai mạc.

Cục trưởng Cục Bổ trợ tư pháp Lê Xuân Hồng phát biểu khai mạc.

Từ nay đến khi Quốc hội cho ý kiến lần đầu đối với dự thảo Luật này, Bộ Tư pháp sẽ tổ chức các hoạt động để lấy ý kiến góp ý. Cục trưởng Lê Xuân Hồng mong muốn các đại biểu sẽ tích cực góp ý để Bộ Tư pháp tiếp thu, hoàn thiện dự thảo Luật nhằm tăng cường quản lý nhà nước và phát triển nghề công chứng.

Một trong những quy định mới của dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi) đó là giảm thời gian đào tạo nghề công chứng. Theo đó, để góp phần nâng cao chất lượng đầu vào của đội ngũ công chứng viên, dự thảo Luật quy định những đối tượng được miễn đào tạo nghề và tham gia bồi dưỡng nghề công chứng theo quy định của Luật Công chứng hiện hành sẽ tham gia đào tạo nghề nhưng được giảm thời gian đào tạo nghề công chứng từ 12 tháng xuống còn 6 tháng (khoản 3 Điều 9).

Đại diện Cục Bổ trợ tư pháp trình bày các điểm mới của dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi)

Đại diện Cục Bổ trợ tư pháp trình bày các điểm mới của dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi)

Tại Điều 10 dự thảo Luật quy định về thời gian tập sự hành nghề công chứng thống nhất là 12 tháng để giúp cho các đối tượng tập sự đủ thời gian để trải nghiệm, vận dụng các kiến thức, kỹ năng đã học vào thực tiễn. Đồng thời, dự thảo Luật quy định rõ người tập sự hành nghề công chứng phải bảo đảm thời gian tập sự theo ngày, giờ làm việc của tổ chức hành nghề công chứng nhận tập sự để bảo đảm sự nghiêm túc, thực chất của việc tập sự, tránh tình trạng chỉ ghi danh tập sự; bổ sung quy định trong thời hạn 05 năm kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận mà người đạt yêu cầu kiểm tra không đề nghị bổ nhiệm công chứng viên thì giấy chứng nhận hết hiệu lực.

Ông Nguyễn Mạnh Dương, Phó Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh Thái Bình góp ý.

Ông Nguyễn Mạnh Dương, Phó Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh Thái Bình góp ý.

Để nâng cao chất lượng và tính chuyên nghiệp trong hoạt động công chứng, dự thảo Luật bổ sung quy định về độ tuổi hành nghề của công chứng viên là đến 70 tuổi (Điều 8, Điều 14, Điều 15); đồng thời để bảo đảm tính ổn định của hoạt động công chứng thì dự thảo Luật quy định chuyển tiếp đối với công chứng viên trên 70 tuổi đang hành nghề công chứng tại thời điểm Luật này có hiệu lực thi hành thì được tiếp tục hành nghề công chứng trong thời hạn tối đa là 02 năm kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành.

Phát biểu tại Tọa đàm, ông Nguyễn Mạnh Dương, Phó Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh Thái Bình bày tỏ đồng tình với các quy định nêu trên bởi như vậy sẽ góp phần nâng cao chất lượng đầu vào của đội ngũ công chứng viên. Đối với quy định về độ tuổi hành nghề của công chứng viên là đến 70 tuổi, ông Dương cho rằng như vậy là phù hợp với thông lệ chung, để vừa sử dụng và khai thác hiệu quả nguồn lực công chứng viên có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm thực tiễn, vừa đảm bảo chất lượng, hiệu quả của hoạt động công chứng.

TS. Hoàng Văn Hữu, Trưởng Văn phòng công chứng Gia Khánh, Hà Nội trao đổi.

TS. Hoàng Văn Hữu, Trưởng Văn phòng công chứng Gia Khánh, Hà Nội trao đổi.

Chung quan điểm, TS. Hoàng Văn Hữu, Trưởng Văn phòng công chứng Gia Khánh, Hà Nội cho rằng tiêu chuẩn về độ tuổi bổ nhiệm Công chứng viên “không quá 70 tuổi” là một trong những điểm mới phù hợp với đa số sức khỏe, độ nhận thức của người Việt và thực tiễn pháp luật một số nước trên thế giới như Nhật Bản, Đức, Pháp… Từ đó, giúp cơ quan quản lý nhà nước về công chứng có lộ trình trong việc xây dựng đội ngũ “Công chứng viên kế cận”.

Ngoài ra, về nguyên tắc thành lập tổ chức hành nghề công chứng, do Quy hoạch tổng thể phát triển tổ chức hành nghề công chứng do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đã được bãi bỏ từ ngày 1/1/2019 nên việc xác định thành lập tổ chức hành nghề công chứng nói riêng trong giai đoạn mới là cần thiết để đảm bảo phát triển đúng định hướng ổn định, bền vững. Theo đó, dự thảo Luật quy định nguyên tắc phát triển tổ chức hành nghề công chứng phải căn cứ vào điều kiện kinh tế-xã hội, diện tích, số lượng và mật độ phân bố dân cư, nhu cầu công chứng hợp đồng, giao dịch trên địa bàn cấp huyện dự kiến thành lập.

Về vấn đề này, ông Nguyễn Mạnh Dương, Phó Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh Thái Bình đánh giá quy định như dự thảo Luật là rất phù hợp nhằm tăng cường quản lý nhà nước về công chứng. Đáng chú ý, dự thảo Luật đã tập trung sửa đổi, bổ sung quy định làm rõ nội dung quản lý nhà nước về công chứng, quản lý đối với Hiệp hội Công chứng viên Việt Nam. Bổ sung một số nhiệm vụ, quyền hạn của UBND cấp tỉnh trong quản lý nhà nước về công chứng tại địa phương nhằm tăng quyền chủ động quyết định phù hợp với điều kiện thực tế như ban hành Đề án quản lý, phát triển tổ chức hành nghề công chứng tại địa phương; tăng cường phân cấp quản lý cho Sở Tư pháp như quy định rõ trách nhiệm của Sở trong bổ nhiệm, miễn nhiệm Trưởng phòng Công chứng, đầu mối tiếp nhận hồ sơ đề nghị thành lập văn phòng Công chứng…

“Với những quy định trên sẽ tạo tính chủ động cho địa phương trong thành lập tổ chức hành nghề công chứng để đảm bảo phù hợp với đặc điểm, điều kiện của địa phương đồng thời thúc đẩy nghề công chứng phát triển bền vững, hạn chế cạnh tranh không lành mạnh”, ông Dương nói.

Một số hình ảnh đại biểu trao đổi tại Tọa đàm:

Đọc thêm

Người miệt mài bắc "chiếc cầu nối" cho những cuộc đối thoại công - tư

Người miệt mài bắc "chiếc cầu nối" cho những cuộc đối thoại công - tư
(PLVN) -  Từ mô hình diễn đàn kinh tế tư nhân Việt Nam đến Văn phòng Ban IV, chị Phạm Thị Ngọc Thủy vẫn luôn bền bỉ thực hiện sứ mệnh “cầu nối công - tư” của mình. Để rồi những tiếng nói, đề xuất từ khu vực kinh tế tư nhân đã có thể được hiện thực hóa và những quyết sách, tạo động lực phát triển cho doanh nghiệp tư nhân ra đời, được lan tỏa ngược lại với cộng đồng doanh nghiệp… 

Doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam và sứ mệnh với dân tộc

Ngày 4/10/2024, tại trụ sở Chính phủ, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Phạm Minh Chính, Thường trực Chính phủ gặp mặt các đại diện doanh nghiệp nhân Ngày Doanh nhân Việt Nam. (Ảnh: nhandan.vn)
(PLVN) -  Trải qua quá trình hình thành và phát triển, cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam đã dần khẳng định vị thế trong đời sống kinh tế - xã hội, góp phần nuôi dưỡng tinh thần tự hào dân tộc cho người Việt. Nghị quyết số 41-NQ/TW của Bộ Chính trị về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ mới càng thêm tạo động lực cho đội ngũ doanh nhân phát triển mạnh mẽ hơn, đóng góp tích cực vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước trong bối cảnh mới. 

Quyền tư pháp và trách nhiệm giải trình của cơ quan thực hiện quyền tư pháp

Quyền tư pháp và trách nhiệm giải trình của cơ quan thực hiện quyền tư pháp
(PLVN) - Nhằm góp phần làm sáng tỏ các khía cạnh lý luận và thực tiễn của quyền tư pháp và trách nhiệm giải trình của cơ quan thực hiện quyền tư pháp ở Việt Nam trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nhà xuất bản Tư pháp xuất bản cuốn “Quyền tư pháp và trách nhiệm giải trình của cơ quan thực hiện quyền tư pháp ở Việt Nam hiện nay” do TS Nguyễn Minh Khuê làm chủ biên.

Nhân rộng mô hình tủ sách pháp luật hay, hiệu quả

Mô hình "Tủ sách pháp luật" tuyên truyền, phồ biến giáo dục pháp luật cho đoàn viên, thanh thiếu nhi tại ngôi nhà trí tuệ số 3, thành phố Hà Tĩnh.
(PLVN) - Hiện nay, sách pháp luật rất đa dạng, phong phú và là “kênh” thông tin hữu ích cung cấp kiến thức pháp luật đối với người dân. Để góp phần đưa tri thức đến với người dân một cách dễ dàng và hiệu quả hơn, thời gian qua, nhiều đơn vị, địa phương đã tìm tòi, phát triển nhiều mô hình Tủ sách/ngăn sách pháp luật với nhiều hình thức đa dạng, phong phú và tên gọi khác nhau .

Thái Nguyên: Thi hành án vượt chỉ tiêu gần 27% về tiền

Thái Nguyên: Thi hành án vượt chỉ tiêu gần 27% về tiền
(PLVN) -Năm 2024, các cơ quan Thi hành án dân sự (THADS) Thái Nguyên đã thi hành xong 7.852 việc, tăng gần 500 việc so với cùng kỳ năm 2023; thi hành xong trên 752 tỷ đồng, tăng gần 417 tỷ so với cùng kỳ năm 2023; vượt chỉ tiêu được giao gần 27%.

Chấp hành viên Trịnh Minh Thuận xử lý bản án khó với phương châm “tôn trọng sự thỏa thuận”

Ông Trịnh Minh Thuận, Chấp hành viên trung cấp, Cục THADS tỉnh Yên Bái.
(PLVN) - Vụ việc thi hành Bản án số 03/2020/DS-ST ngày 04/8/2020 của TAND tỉnh Yên Bái từng gây không ít khó khăn do những khúc mắc chưa được giải quyết triệt để và những mâu thuẫn kéo dài giữa các bên đương sự. Với tinh thần trách nhiệm, sự nhạy bén và tâm huyết, Chấp hành viên Trịnh Minh Thuận đã thành công tháo gỡ nút thắt, đưa vụ việc đến một kết thúc có hậu, để lại nhiều bài học ý nghĩa trong công tác thi hành án.

Chi bộ Cục THADS tỉnh Tuyên Quang tổ chức sinh hoạt chuyên đề

Toàn cảnh Hội nghị ( Ảnh: Lê Hanh)
(PLVN) - Ngày 23/12, Cục THADS tỉnh Tuyên Quang tổ chức sinh hoạt chuyên đề về “Giải pháp tiếp tục thực hiện Quy định số 132-QĐ/TW ngày 27/10/2023 của Bộ Chính trị về kiểm soát quyền lực, phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án”.

Ứng dụng công nghệ thông tin vào xây dựng, quản lý, khai thác tủ sách pháp luật

Hội thảo đánh giá kết quả 05 năm thực hiện Quyết định số 14/2019/QĐ-TTg ngày 13/3/2019 của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng, quản lý, khai thác tủ sách pháp luật (TSPL).
(PLVN) -Ngày 23/12, Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật, Bộ Tư pháp đã tổ chức Hội thảo đánh giá kết quả 05 năm thực hiện Quyết định số 14/2019/QĐ-TTg ngày 13/3/2019 của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng, quản lý, khai thác tủ sách pháp luật (TSPL). Phó Cục trưởng Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật Phan Hồng Nguyên chủ trì Hội thảo.

Nữ cán bộ Tư pháp giỏi “Cầm, kỳ, thi, họa” ở Lào Cai

Chị Nguyễn Lê Hằng, Phó Trưởng phòng Phổ biến, giáo dục pháp luật, Sở Tư pháp tỉnh Lào Cai
(PLVN) - Từ một người “ngoại đạo” rồi bén duyên với nghề Tư pháp, hơn 20 năm nay, chị Nguyễn Lê Hằng - Phó Trưởng phòng Phổ biến, giáo dục pháp luật, Sở Tư pháp tỉnh Lào Cai, luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ . Không chỉ giỏi công việc chuyên môn, chị Hằng còn có khiếu văn chương, nghệ thuật và chị dùng luôn năng khiếu của mình để nâng cao hiệu quả công tác phổ biến giáo dục pháp luật ở cơ sở.

Hội thảo về công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp tại Đồng Nai và TPHCM

Hội thảo về công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp tại Đồng Nai và TPHCM
(PLVN) -  Nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa tại TP.HCM cập nhật kiến thức pháp luật, nâng cao năng lực cạnh tranh, Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật (Bộ Tư pháp) phối hợp với Báo pháp luật Việt Nam, Video pháp luật tổ chức hội thảo về công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp tại Đồng Nai và TPHCM, sẽ diễn ra vào ngày 24 và 25/12/2024.

Hội thảo Pháp luật: “Hành lang pháp lý về an toàn vệ sinh thực phẩm”

Hội thảo Pháp luật: “Hành lang pháp lý về an toàn vệ sinh thực phẩm”
(PLVN) -  Để hỗ trợ doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa nắm vững quy định pháp luật về an toàn vệ sinh thực phẩm, Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật (Bộ Tư pháp) phối hợp với Báo pháp luật Việt Nam, Video Pháp Luật tổ chức Hội thảo về “Hành lang pháp lý về an toàn vệ sinh thực phẩm” sẽ diễn ra vào ngày chiều 25/12/2024 tại TP. HCM.

Bình Định vượt chỉ tiêu thi hành án dân sự

Quang cảnh hội nghị.
(PLVN) - Năm 2024, các cơ quan Thi hành án dân sự (THADS) tỉnh Bình Định đã thi hành xong 8.529 việc và về tiền thi hành hơn 717 tỷ đồng; vượt chỉ tiêu cả về việc và tiền so với chỉ tiêu của Tổng cục THADS giao.

Gia Lai tổng kết công tác Tư pháp năm 2024

Gia Lai tổng kết công tác Tư pháp năm 2024
(PLVN) - Sở Tư pháp tỉnh Gia Lai vừa tổ chức Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác Tư pháp năm 2024 và triển khai nhiệm vụ công tác Tư pháp năm 2025. Tham dự hội nghị có bà Lê Thị Ngọc Lam, Giám đốc Sở Tư pháp cùng các lãnh đạo Sở Tư pháp, Trưởng phòng Tư pháp cấp huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh Gia Lai.