Phát huy hiệu quả công tác hòa giải cơ sở ở Sơn La

Phát huy hiệu quả công tác hòa giải cơ sở ở Sơn La
(PLVN) - Sơn La là tỉnh miền núi nhiều đồng bào dân tộc thiểu số, nhận thức và hiểu biết pháp luật của một bộ phận người dân còn hạn chế, khiến những mâu thuẩn nhỏ trong cộng đồng dễ phát sinh. Dó đó, công tác hòa giải tại cơ sở đóng vai trò hết sức quan trọng.

Nói về vai trò của công tác hòa giải cơ sở, bà Trần Thị Minh Hòa, Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh Sơn La cho biết: Thời gian qua, Sở Tư pháp đã chủ động tham mưu cho UBND tỉnh chỉ đạo các huyện, thành phố rà soát, củng cố, kiện toàn đội ngũ hòa giải viên và các tổ hòa giải; tăng cường đôn đốc, chỉ đạo các địa phương thực hiện tốt hoạt động hòa giải ở cơ sở. Đồng thời, đẩy mạnh công tác tuyên truyền giúp cán bộ và nhân dân hiểu rõ về vai trò, ý nghĩa của công tác hòa giải, từ đó nâng cao ý thức chấp hành pháp luật, tăng cường tình đoàn kết trong cộng đồng dân cư.

Người dân tham gia tìm hiểu pháp luật liên quan đến công tác hòa giải cơ sở.
 Người dân tham gia tìm hiểu pháp luật liên quan đến công tác hòa giải cơ sở. 

Hàng năm, Sở Tư pháp đã tham mưu với UBND tỉnh kiểm tra trực tiếp tại 12 huyện, thành phố và tại mỗi địa phương kiểm tra từ 1 - 2 đơn vị cấp xã, phường, thị trấn về công tác củng cố, kiện toàn các tổ hòa giải; lựa chọn những người có uy tín, am hiểu về pháp luật tham gia làm thành viên; hỗ trợ kinh phí hoạt động cho các tổ hòa giải... Nhờ đó, hoạt động hòa giải ở cơ sở trên địa bàn trong những năm qua ngày càng đi vào nề nếp, từng bước nâng cao chất lượng, hiệu quả, đúng quy định của pháp luật. Hiện nay, toàn tỉnh có 2.778 tổ hòa giải, với tổng số 17.465 hòa giải viên, trung bình mỗi tổ hòa giải có từ 5 - 7 hòa giải viên là những người đang tham gia hoạt động trong các tổ chức đoàn thể của thôn, bản, tiểu khu.

Để nâng cao năng lực của đội ngũ hòa giải viên, Sở Tư pháp thường xuyên phối hợp với các cấp, các ngành tổ chức các hội nghị bồi dưỡng kiến thức pháp luật, kỹ năng hòa giải ở cơ sở cho các tuyên truyền viên, hòa giải viên. Nội dung tập trung vào những vấn đề sát với thực tế cơ sở như: Hôn nhân và gia đình, đất đai, dân sự nhỏ... Bên cạnh đó, kịp thời biểu dương, khen thưởng các hòa giải viên có nhiều cố gắng, tinh thần trách nhiệm, chủ động, sáng tạo trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.

Nhờ làm tốt công tác hòa giải, an ninh trật tự tại các bản, làng được giữ vững.
 Nhờ làm tốt công tác hòa giải, an ninh trật tự tại các bản, làng được giữ vững.

Quá trình tổ chức thực hiện, cấp ủy, chính quyền các địa phương đã nhân rộng một số cách làm hay, hiệu quả, phù hợp với đặc thù từng địa phương, từng đối tượng. Khi xảy ra những vụ việc mâu thuẫn, tranh chấp, thành viên các tổ hòa giải phối hợp cùng cán bộ các xã, phường, thị trấn đến gặp gỡ, tìm hiểu nguyên nhân sự việc, lắng nghe ý kiến của các bên rồi họp bàn và đưa ra giải pháp xử lý. Sau đó, tuyên truyền, giải thích, hướng dẫn để các bên hiểu và tự thỏa thuận giải quyết với nhau trước sự chứng kiến của tổ hòa giải. Với sự lắng nghe, chia sẻ và cách làm thấu tình, đạt lý nên các mâu thuẫn, tranh chấp nhỏ trong cộng đồng được giải quyết kịp thời.

Bà Trần Thị Minh Hòa chia sẻ: Tổ hòa giải ở cơ sở hầu hết là những người có uy tín, hiểu biết về pháp luật như: Già làng, trưởng bản, bí thư chi bộ, người có uy tín trong cộng đồng, có khả năng vận động thuyết phục, được nhân dân tín nhiệm. Trong năm vừa qua, các tổ hòa giải trong toàn tỉnh đã hòa giải 1.855 vụ việc, trong đó hòa giải thành công 1.599 vụ việc. Việc phát hiện và giải quyết kịp thời tận gốc những mâu thuẫn, tranh chấp, đã giúp công dân và tổ chức tiết kiệm được chi phí, hạn chế việc đơn thư, khiếu nại vượt cấp. Góp phần ngăn chặn kịp thời các mâu thuẫn phát sinh từ cơ sở, gắn kết người dân xích lại gần nhau.

Tình làng, nghĩa xóm được gắn kết, người dân tích cực tham gia phát triển kinh tế gia đình.
Tình làng, nghĩa xóm được gắn kết, người dân tích cực tham gia phát triển kinh tế gia đình. 

Tuy nhiên, công tác hòa giải ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Sơn La trong thời gian qua vẫn còn gặp nhiều khó khăn, ở một số ít địa phương còn chưa nhận thức hết tầm quan trọng của công tác hòa giải nên thiếu sự quan tâm; hơn nữa, đội ngũ cán bộ làm công tác hòa giải thường kiêm nhiệm nhiều công việc khác nhau, không có nhiều thời gian dành cho công tác hòa giải; cán bộ hòa giải ở miền núi, vùng sâu, vùng xa điều kiện làm việc, đi lại khó khăn, chủ yếu hòa giải theo kinh nghiệm sống; công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ hòa giải chưa được quan tâm đúng mức…

Để nâng cao hiệu quả công tác hòa giải, thời gian tới, Sở Tư pháp tiếp tục tăng cường phối hợp cùng các cấp, các ngành đẩy mạnh công tác tuyên truyền sâu rộng pháp luật về hòa giải ở cơ sở. Nâng cao nhận thức của cấp ủy, chính quyền các địa phương coi công tác hòa giải là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, qua đó, đẩy mạnh triển khai thực hiện, nâng cao nhận thức của người dân về vị trí, vai trò và tầm quan trọng của công tác này.

Đọc thêm

Quy định chặt chẽ hơn điều kiện miễn đào tạo nghề Luật sư

Quy định chặt chẽ hơn điều kiện miễn đào tạo nghề Luật sư
(PLVN) -Xây dựng Luật thay thế Luật Luật sư số 65/2006/QH11 ngày 29/6/2006 của Quốc hội (được sửa đổi, bổ sung bởi Luật số 20/2012/QH13 ngày 20/11/2012 của Quốc hội) Bộ Tư pháp cho biết sẽ quy định chặt chẽ hơn về điều kiện miễn đào tạo nghề, miễn giảm thời gian tập sự hành nghề luật sư

Phó Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Lực làm việc với Cục THADS Thành phố Hồ Chí Minh

Phó Tổng cục trưởng Tổng cục THADS Nguyễn Văn Lực
(PLVN) -Chiều ngày 12.4, tại Cục Thi hành án dân sự (THADS) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) Phó Tổng cục trưởng Tổng cục THADS Nguyễn Văn Lực đã có buổi làm việc với Cục THADS TP.HCM về tình hình thực hiện chỉ tiêu, nhiệm vụ công tác THADS, THAHC 06 tháng đầu năm và kết quả tổ chức thực hiện Công văn số 693-CV/BCSĐ ngày 11/01/2024 của Ban cán sự đảng Bộ Tư pháp.

Ghi nhận nhiều ý kiến thực tiễn, có giá trị cao nhằm hoàn chỉnh Dự thảo Luật Đấu giá tài sản sửa đổi

Toàn cảnh Hội thảo lấy ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản
(PLVN) -  Ngày 11/4, tại TP Hồ Chí Minh, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đã tổ chức Hội thảo lấy ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản. Hội thảo do Thứ trưởng Bộ Tư pháp Mai Lương Khôi; Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Nguyễn Minh Sơn chủ trì.

Sớm xây dựng Đề án “Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác tổ chức tình hình thi hành pháp luật giai đoạn 2025 – 2030”

Toàn cảnh hội thảo
(PLVN) - Ngày 10/4, tại TP Hồ Chí Minh, trong khuôn khổ chương trình hợp tác về tư pháp và pháp luật năm 2024, Bộ Tư pháp và Dự án Tăng cường Pháp luật và Tư pháp tại Việt Nam (EU JULE), hợp phần UNDP tổ chức Hội thảo “Triển khai công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật”.

Trường Đại học Luật Hà Nội tổ chức “Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2024”

Trường Đại học Luật Hà Nội tổ chức “Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2024”
(PLVN) - Ngày 10/4, Trường Đại học Luật Hà Nội tổ chức chương trình “Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2024”. Đây là hoạt động nhằm duy trì, phát triển văn hoá đọc trong cộng đồng cũng như xây dựng, hình thành văn hoá đọc trong Trường Đại học Luật Hà Nội nói riêng và TP Hà Nội nói chung; giới thiệu đến bạn đọc những cuốn sách, những tác phẩm hay và có ý nghĩa…

Hệ thống Thi hành án dân sự: Tăng cường giải pháp trong công tác cán bộ

Hệ thống Thi hành án dân sự: Tăng cường giải pháp trong công tác cán bộ
(PLVN) - Ngày 10/4, Thứ trưởng Mai Lương Khôi đã chủ trì Hội nghị sơ kết công tác thi hành án dân sự (THADS), thi hành án hành chính (THAHC) 6 tháng đầu năm 2024. Tổng Cục trưởng Tổng cục THADS Nguyễn Quang Thái, các Phó Tổng Cục trưởng, lãnh đạo cấp Vụ thuộc Tổng Cục, đại diện các cơ quan, đơn vị có liên quan trong và ngoài Bộ cùng dự.