Phát hiện bí mật bảo vệ trẻ em trước COVID-19

Trẻ em ít có nguy cơ bị triệu chứng nặng khi mắc COVID-19 hơn nhiều so với người lớn. Ảnh: AFP
Trẻ em ít có nguy cơ bị triệu chứng nặng khi mắc COVID-19 hơn nhiều so với người lớn. Ảnh: AFP
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Theo nghiên cứu mới đây, hệ thống miễn dịch của trẻ em dường như được chuẩn bị tốt hơn cho các cuộc tấn công của virus corona so với người lớn nhờ các tế bào ở đường hô hấp trên của chúng luôn ở trạng thái cảnh giác cao độ.

Chúng ta đã sớm nhận ra từ đầu đại dịch rằng trẻ em hầu hết rất ít khi bị nhiễm virus corona hoặc chỉ bị mắc COVID-19 ở thể nhẹ. Nhưng phải đến tận bây giờ các nhà khoa học mới phát hiện ra "tấm khiên" bí mật đã bảo vệ trẻ em trong dịch COVID-19.

Theo báo cáo của các nhà nghiên cứu từ các trường đại học Berlin và Heidelberg (Đức) đăng trên tạp chí khoa học Nature Biotechnology vào tháng 8, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng, nhờ tế bào ở đường hô hấp trên luôn "cảnh giác cao độ" nên trong trường hợp bị nhiễm virus corona, cơ thể trẻ em có thể nhanh chóng chống lại virus trước khi nó nhân lên ồ ạt, gây ra bệnh COVID-19.

Điều này có lẽ cũng giải thích tại sao trẻ em ít có nguy cơ bị các triệu chứng nghiêm trọng khi nhiễm virus corona hơn nhiều so với người lớn.

Các nhà nghiên cứu cho biết phát hiện này có thể mở đường cho các nghiên cứu sâu hơn về việc liệu có thể kích thích trước các phản ứng bảo vệ ở những bệnh nhân có nguy cơ để cung cấp cho họ mức độ bảo vệ tương tự như trẻ em khi tiếp xúc với virus hay không.

Irina Lehmann, người đứng đầu nhóm Dịch tễ học phân tử tại Viện Y tế Berlin (BIH) tại Bệnh viện Berlin’s Charite, cho biết: “Chúng tôi muốn hiểu tại sao khả năng phòng chống virus lại hoạt động tốt hơn ở trẻ em so với người lớn".

Để tìm kiếm câu trả lời, các nhà khoa học đã lấy một số tế bào từ niêm mạc mũi của 42 trẻ em khỏe mạnh và bị nhiễm bệnh và 44 người lớn. Sau đó, họ phân tích, cùng với những thứ khác, hoạt động của một số gen nhất định trong các tế bào riêng lẻ.

Các nhà nghiên cứu giải thích, để có thể chống lại virus một cách nhanh chóng, cái gọi là các thụ thể nhận dạng mẫu phải được kích hoạt. Và qua phân tích cho thấy, chính hệ thống này đã hoạt động tích cực hơn trong các tế bào của đường hô hấp trên và trong một số tế bào của hệ thống miễn dịch ở trẻ em hơn là ở người lớn.

Nên nếu virus xâm nhập vào tế bào, cơ thể sẽ sản xuất ra chất truyền tin interferon, chất này bắt đầu cuộc chiến chống lại virus. Ở người lớn, hệ thống cảnh báo sớm mất cảnh giác khiến hệ miễn dịch không chiến đấu hiệu quả để ngăn chặn virus lây lan rộng trong cơ thể.

“Chúng tôi đã học được từ nghiên cứu này rằng rõ ràng không chỉ có các yếu tố nguy cơ đối với các trường hợp nghiêm trọng của COVID-19, mà còn có các yếu tố bảo vệ,” Tiến sĩ Lehmann giải thích.

Nghiên cứu được đưa ra khi một số quốc gia, bao gồm Hoa Kỳ và Australia, nhận thấy sự gia tăng bệnh nhân trẻ em trong bối cảnh sự lan rộng của biến thể Delta. Trẻ em dưới 12 tuổi chưa đủ điều kiện tiêm vaccine nên dễ bị nhiễm virus do biến thể có khả năng "siêu lây nhiễm" này.

Đọc thêm

Những từ tiếng Anh nào có ảnh hưởng nhất trong 9 thập kỷ qua?

Những từ tiếng Anh nào có ảnh hưởng nhất trong 9 thập kỷ qua?
(PLVN) - Karaoke, virus, AI, deepfake… là một phần trong tập hợp 90 từ tiếng Anh nổi bật có ảnh hưởng định hình chín thập kỷ qua, phần nào phản ánh những phát triển xã hội, văn hóa, công nghệ, chính trị và môi trường đã định hình ngôn ngữ tiếng Anh từ năm 1934 đến năm 2024.

'Phát triển kinh tế thể thao: Đổi mới sáng tạo đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững'

'Phát triển kinh tế thể thao: Đổi mới sáng tạo đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững'
(PLVN) - Trường Đại học Thể dục thể thao Bắc Ninh vừa phối hợp với Trường Đại học TDTT Thượng Hải, Trung Quốc và Trường Đại học Sư phạm - Đại học Quốc gia Seoul, Hàn Quốc đồng tổ chức thành công Hội nghị Khoa học quốc tế với chủ đề “Phát triển kinh tế thể thao: Đổi mới sáng tạo đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững”.