Pháp mạnh tay với 'vấn nạn Calais'

Bộ trưởng Nội vụ Gerard Collomb nói chuyện với cảnh sát làm nhiệm vụ ở Calais.
Bộ trưởng Nội vụ Gerard Collomb nói chuyện với cảnh sát làm nhiệm vụ ở Calais.
(PLO) - Bộ trưởng Nội vụ Gerard Collomb coi các vụ đụng độ giữa những người nhập cư tại Calais là "đặc biệt nghiêm trọng", "chưa từng có", và bạo lực leo thang đã trở nên "quá sức chịu đựng" đối với người dân địa phương, nên đã cam kết tăng cường sự hiện diện của lực lượng an ninh tại thành phố cảng ở miền Bắc nước này. 

Tuyên bố hôm 2/2 của ông Gerard Collomb được đưa ra sau khi 5 người nhập cư bị thương do trúng đạn trong vụ bạo lực giữa người nhập cư Afghanistan và Eritrea khi họ đang xếp hàng nhận viện trợ lương thực. 

Trước đó, 2 vụ đụng độ đã xảy ra giữa hàng trăm người nhập cư, khiến hàng chục người bị thương. Theo thống kê, sau khi xảy ra các vụ đụng độ giữa những người nhập cư khiến hàng chục người bị thương, các lực lượng thực thi pháp luật đã được triển khai để đảm bảo an ninh trật tự tại Calais, từng là nơi trú chân của hàng chục ngàn người nhập cư với hy vọng có thể tới Anh.

Bộ trưởng Gerard Collomb cho biết, nếu cảnh sát không sớm can thiệp, con số thương vong sẽ cao hơn nhiều, đồng thời cáo buộc những đối tượng buôn người đã gián tiếp gây ra tình trạng bạo lực ngày càng gia tăng ở các trại tị nạn, trong đó có Calais. 

Theo số liệu chính thức, hiện còn khoảng 600 người nhập cư ở lại các khu lán trại ở Calais với mục đích tìm đường tới Anh. Theo điều tra của cảnh sát, 1 người Afghanistan 37 tuổi đã dùng súng bắn vào dòng người đang xếp hàng chờ phát lương thực, khiến 5 người trúng đạn, trong đó có 4 người bị thương nặng. Ngay sau đó, những người còn lại đã dùng gậy và tuýp sắt để đánh nhau, khiến 22 người bị thương.

Tổng thống Emmanuel Macron từng cam kết ngăn chặn dòng người di cư đi qua cảng Calais - người di cư sẽ không thể trở lại khu lán trại tị nạn gần Calais vốn bị nhà chức trách xóa sổ từ tháng 10-2016. Tuy nhiên, ông Emmanuel Macron cũng cam kết hỗ trợ thêm 20.000 lều trại cho người tị nạn và tiếp nhận thêm 4.000 người di cư trong năm 2018.

Bạo lực liên tiếp xảy ra giữa các nhóm nhập cư tại Calais
Bạo lực liên tiếp xảy ra giữa các nhóm nhập cư tại Calais

Ông chủ điện Elysee còn khẳng định, người nhập cư bất hợp pháp phạm tội tại Pháp sẽ phải đối mặt với nguy cơ bị trục xuất. Calais từng là khu vực tập trung gần 6.500 người tị nạn tại khu trại có biệt danh "Rừng hoang". 

Cơ quan chức năng Pháp từng phàn nàn khi phải chi phí quá lớn để giải quyết người di cư bởi có quá nhiều người xin tới Anh đang ở trong các trại tị nạn tại Calais. Theo số liệu công bố hơn 1 tháng trước (8/1), số người được nhận quy chế tị nạn tại Pháp trong năm 2017 đã chạm mốc kỷ lục 100.000 người.

Ông Pascal Brice, người đứng đầu cơ quan bảo vệ người di cư Pháp (Ofpra) cho biết, số liệu này xác nhận Pháp hiện là một trong những quốc gia tiếp nhận nhiều người di cư nhất châu Âu. 

Giới chuyên môn coi việc đạt thỏa thuận về ngân sách để xử lý người di cư tại Hội nghị thượng đỉnh Anh-Pháp diễn ra tại London hôm 18/1 cho thấy, cả Tổng thống Emmanuel Macron và Thủ tướng Theresa May đều muốn giải quyết “vấn nạn Calais”.

Bởi bà Theresa May đã quyết định chi thêm 44,5 triệu bảng Anh (theo đề nghị của ông Emmanuel Macron) để lập rào chắn, lắp camera an ninh, công nghệ dò tìm và máy quét nhiệt tại Calais, cũng như ở các điểm khác dọc eo biển Manche, tuyến đường người di cư thường đi qua để đến bờ biển nước Anh bằng phà hoặc tàu.

Được biết, trong 3 năm qua, Anh đã chi 171 triệu USD cho hạ tầng an ninh và biên giới. Và thỏa thuận ký hôm 18/1 sẽ giúp hoàn chỉnh Hiệp ước Le Touquet - cho phép cảnh sát Pháp kiểm tra người di cư ở thị trấn Dover (Anh), còn cảnh sát Anh được hoạt động ở cảng Calais (Pháp).

Hơn 1 tháng trước (25/1), Bộ trưởng Nội vụ và Tư pháp các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) đã nhóm họp tại thủ đô Sofia của Bulgaria, để thảo luận việc cải cách chính sách tị nạn tại “lục địa già”, nhưng vẫn không tìm được tiếng nói chung trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng người nhập cư hiện nay.

Trước đó (tháng 12/2017), tại cuộc họp ở Brussels, các nhà lãnh đạo EU thống nhất thời hạn chót cho việc sửa đổi Quy chế Dublin vào tháng 6/2018 để tạo ra một cơ chế thường trực cho tất cả các quốc gia thành viên để tiếp nhận người tị nạn. Bộ trưởng Nội vụ Đức Thomas de Maiziere cho rằng, thời hạn tháng 6/2018 khó đạt được bởi các nước thành viên còn nhiều bất đồng xung quanh chủ đề này.

Đọc thêm

Bị ném bùn khi đi thăm vùng lũ lụt, vua Tây Ban Nha có hành động đẹp

Bị ném bùn khi đi thăm vùng lũ lụt, vua Tây Ban Nha có hành động đẹp
(PLVN) - Người dân Tây Ban Nha đã phản ứng giận dữ với sự xuất hiện của Vua Felipe và Hoàng hậu Letizia tại vùng Valencia, nơi lũ lụt khủng khiếp đã cướp đi sinh mạng hơn 200 người. Tuy nhiên, vua Felipe bình tĩnh, hạ ô để nghe một người dân trao đổi và ôm chặt hai phụ nữ đang khóc nức nở....

Hòa bình với thiên nhiên

Hội nghị lần thứ 16 của các bên tham gia Công ước về Đa dạng Sinh học bàn luận các giải pháp khẩn cấp ngăn chặn suy thoái ĐDSH toàn cầu. (Ảnh: enb.iisd.org).
(PLVN) - Chủ đề của Hội nghị lần thứ 16 của các bên tham gia Công ước về Đa dạng Sinh học vừa qua là “Hòa bình với thiên nhiên”. Đây là lời kêu gọi toàn cầu để tái tạo mối quan hệ của con người với thiên nhiên, đưa thiên nhiên trở lại trung tâm của sự phát triển bền vững.

Quyền trẻ em trong quá trình lập pháp tại Hoa Kỳ

Thế hệ trẻ như nhà hoạt động môi trường Greta Thunberg (SN 2003) đang có sức ảnh hưởng mạnh hơn đến các chính sách khí hậu toàn cầu: (Ảnh: The Washington Post)
(PLVN) - Dù chưa có quốc hội trẻ em chính thức tại Hoa Kỳ, nhưng những sáng kiến như Hội đồng Thanh niên và các phiên họp mô phỏng quốc hội đang cung cấp cơ hội cho giới trẻ tham gia vào hệ thống quản trị, định hình chính sách tương lai của đất nước.

Thời điểm nào Ukraine có thể gia nhập EU?

Ủy viên châu Âu phụ trách vấn đề mở rộng EU Oliver Varhelyi.
(PLVN) - Theo Ủy viên châu Âu phụ trách vấn đề mở rộng Liên minh châu Âu (EU) Oliver Varhelyi, mọi quốc gia ứng cử viên của EU, bao gồm cả Ukraine, đều có thể gia nhập khối này vào năm 2029 nếu họ đáp ứng mọi tiêu chí thành viên.