'Phận Tết' của những 'ôsin' trong bệnh viện

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Năm hết Tết đến, những “ôsin” trong bệnh viện tự “nhốt” mình trong những căn buồng sực mùi thuốc mà rơi nước mắt.

Nghề trông coi, chăm sóc bệnh nhân

Nhìn dòng người hối hả, ngược xuôi chuẩn bị về quê ăn Tết, chị Thu Quảng, 40 tuổi (Hưng Yên) mắt ngân ngấn lệ. Đã 4 năm rồi chị không được đón Tết ở quê nhà. Xa quê, nhớ nhà, nhất là những ngày giáp Tết làm chị nghẹn ngào.

Cuộc đời chị Quảng là một chuỗi bất hạnh. Chị sinh ra ở làng quê nghèo khó, lập gia đình năm 20 tuổi. Kinh tế gia đình chỉ trông vào sào ruộng. 5 năm mà chưa có con, chị bị nhiếc móc vì “tội” không đẻ được. Vay mượn tiền đi chữa trị khắp nơi, hơn 1 năm sau đó, chị có thai nhưng hạnh phúc chưa tày gang, đứa trẻ sinh ra bị bệnh tim bẩm sinh. Lên 2 tuổi cũng là lúc con trai phải phẫu thuật tim. Vợ chồng chị lại xuôi ngược, chạy vạy vay gần trăm triệu đồng để chữa trị cho con.

Để trả nợ số tiền quá lớn, anh bàn với chị lên huyện làm nghề xe ôm. Nhưng chưa được bao lâu, chị thấy có người làng hớt hải đến báo chồng chị bị tai nạn đang nằm ở viện. Từ một người lành, anh thành tàn phế. Nợ cũ chưa trả, nay chị lại phải gánh thêm nợ tiền viện phí, thuốc men cho chồng. Lãi mẹ đẻ lãi con, số nợ ngày càng lớn.

Chồng tàn tật, con ốm yếu, làm nhà nông chẳng đủ ăn, nói gì đến việc trả nợ. Sau bao đêm suy nghĩ, chị bàn với chồng lên Hà Nội kiếm việc. Gửi chồng và con nhỏ cho ông bà nội chăm nom, một mình chị lên thành phố kiếm việc làm. Đang đứng lơ ngơ trước cổng bệnh viện chưa biết đi đâu về đâu, thấy một người ra chị hỏi có muốn làm “ôsin” trong bệnh viện không?. “Như chết đuối vớ được cọc”, chị gật đầu nhận ngay.

Kể từ hôm đó đã 4 năm chị gắn bó với nghề này. Theo chị, so với nhà nông, thu nhập của nghề “ôsin” trong bệnh viện là mơ ước. Hiện nay, chị có thu nhập trung bình từ 250 - 300 nghìn đồng/ngày, từ 7,5 triệu - 9 triệu đồng/tháng. Có bệnh nhân bị bệnh nặng, gia đình trả cao hơn, khoảng hơn 10 triệu đồng/tháng. Nhưng có làm mới thấy sự cơ cực của nghề.

Bệnh nhân hầu hết đều là người già, bị bệnh nặng, đi lại, cử động rất khó khăn, vệ sinh không kiểm soát. Ngày nào chị cũng thay tã giấy, vệ sinh, xoa lưng, bóp tay chân cho bệnh nhân. Một ngày 3 bữa, chị cho bệnh nhân ăn cháo, uống thuốc.

Ở bệnh viện, bệnh nhân không đủ chỗ mà nằm nói gì đến chỗ cho “ôsin”. Ngày ngồi vật vạ, đêm ngồi dựa hành lang hoặc rải chiếu dưới gầm giường bệnh nhân. Ngày vất vả, đêm chị cũng chỉ tranh thủ ngủ, sẵn sàng bật dậy khi bệnh nhân cần.

Chị và nhiều người làm nghề đều giống nhau bởi khuôn mặt hốc hác, bơ phờ, hai hốc mắt thâm quầng, trũng sâu vì những đêm mất ngủ triền miên. Suốt cả đêm ngồi bên giường người bệnh, chị phải thức canh chừng bệnh tật thất thường của bệnh nhân. Cứ chợp mắt lại phải choàng tỉnh để kiểm tra sức khỏe, theo dõi máy móc hay trở người cho bệnh nhân đỡ mỏi. Bất cứ cử động gì của bệnh nhân, chị cũng phải biết. Sức khỏe người bệnh ra sao, chị đều phải báo ngay cho bác sĩ.

Nỗi cơ cực của ôsin trong bệnh viện. (Ảnh: Hoài Nhân)

Nỗi cơ cực của ôsin trong bệnh viện. (Ảnh: Hoài Nhân)

Những ngày đầu, chị suýt bỏ nghề bởi người bệnh liên tục nôn trớ vào người rồi bị ám ảnh mỗi khi thay tã cho bệnh nhân đến nỗi không ăn uống được gì. Có những hôm về nhà, trên người nồng nặc mùi người bệnh. Nhưng làm được 1 tuần, chị dần quen.

Theo chị, nghề này cần nhất là sự chịu khó, nhẫn nại và đặc biệt không chê… bẩn thỉu, hôi hám. Người nào tự ái, không biết thông cảm, cũng chẳng thể làm được. Người bệnh vốn đau yếu, tâm, sinh lý thay đổi thất thường, những “ôsin” như chị còn phải lĩnh đủ những lời mắng nhiếc vô cớ của người bệnh.

Tết đến, cả bệnh nhân, “ôsin” đều khóc

Chị kể, chỉ tính riêng trong khoa đột quỵ chị đang phục vụ bệnh nhân có khoảng 4 - 5 người làm “ôsin”. Nhưng những ngày Tết, chỉ có chị ở lại.

4 năm đón Tết tại bệnh viện là 4 năm chị rơi biết bao nước mắt nhớ bố mẹ, nhớ chồng con, nhớ làng quê. “Tết, ai chẳng muốn về quê sum họp với gia đình. Nhưng vì hoàn cảnh, mình phải chấp nhận. Gia đình ở quê đều trông chờ vào đồng lương mình gửi về” - chị chia sẻ. 5 ngày Tết, được trả công 700 - 800 nghìn đồng/ngày. Chị cố ở lại để dành tiền trả hết số nợ của gia đình.

Chị nhớ năm trước, đúng giao thừa, cả chị và bệnh nhân ôm nhau khóc. Lần ấy, chị chăm sóc bệnh nhân bị bệnh tim mạch. Gia đình bà ấy rất khá giả. Thấy mẹ bệnh, lấy lý do lo tiền chữa trị, 3 người con bà họp lại bán căn nhà mặt phố ở quận Hai Bà Trưng được 10 tỉ đồng. Họ chia nhau, để lại cho mẹ già vài trăm triệu tiền chữa bệnh. Họ thuê chị chăm sóc ở bệnh viện.

Suốt những ngày giáp Tết đến ngày giao thừa, chẳng có con, cháu nào đến thăm, nghĩ phận đau yếu, gần đất xa trời, bà mẹ tủi phận khóc. Một cảnh bị "bỏ rơi", một cảnh xa chồng, con đau ốm, tàn tật, cả bệnh nhân lẫn “ôsin” đều ôm nhau khóc rưng rức trong đêm giao thừa lạnh lẽo, vắng lặng.

Biết chị năm nay không về, một người cùng làm nghề nhờ chị trông coi bệnh nhân của họ giúp. Chị phải gồng mình làm việc gấp 2 lần. Dù vất vả, nhưng chị vẫn cố. Phần vì muốn thêm thu nhập, nhưng quan trọng hơn, chị muốn làm để quên đi nỗi quạnh hiu, buồn tủi, mong những ngày Tết trôi qua thật nhanh.

Chăm bệnh nhân ốm, ốm chẳng ai chăm mình

Hoàn cảnh buồn hơn chị Quảng là ông Từ Ninh (55 tuổi, quê Hà Nam). Ông gắn bó với nghề này được 3 năm. Mất cha mẹ từ nhỏ, 14 tuổi ông lên Hà Nội kiếm sống. Ông làm đủ nghề: đạp xích lô, cửu vạn, bốc vác… Số ông lật đật về duyên số, ông chẳng lấy được ai, ở một mình trong ngôi nhà cấp 4 ở ngoài đê.

Một lần, lũ trẻ con hàng xóm sơ ý, làm cháy ngôi nhà nhỏ của ông. May ông không ở nhà, nên thoát nạn. Nhìn ngôi nhà hàng chục năm tích cóp xây dựng, nay cháy rụi, ông buồn chán. Lẽ nào đi bắt đền lũ trẻ? Ông tặc lưỡi cho qua, coi đó là vận hạn của mình. Ông không biết tìm cách nào để có tiền xây lại nhà. Vô tình, đọc mẩu tin trên báo cần “ôsin” chăm sóc bệnh nhân nam, ông đã tìm tới.

Theo ông Ninh, nhiều bệnh nhân nam không muốn cho phụ nữ chăm sóc, chỉ muốn đàn ông thay đồ cho mình cho đỡ ngại. Có ông làm, bệnh nhân vừa yên tâm lại có người bầu bạn, chuyện trò.

Hiếm “ôsin” nam, ông chẳng mấy khi rỗi việc. Hết bệnh nhân này tới bệnh nhân khác cần ông giúp đỡ. Nhà cháy rụi, ông tá túc tại hành lang bệnh viện. Cũng như năm trước, Tết năm nay, ông đón Tết tại bệnh viện. Ông bùi ngùi: “Nhà cháy rồi, còn đâu mà về. Tuổi như tôi mong có một gia đình, có vợ con chăm sóc. Tôi cần có chỗ chui ra chui vào nhưng vợ con không có, nhà thì cháy rồi, còn đâu mà về?”.

Mùng 1 Tết năm trước, công việc vất vả, ông lăn ra ốm. Một mình ông nằm vạ vật ở hành lang. Ông chả dám khám bệnh, mua vài viên thuốc uống qua quýt. “Khỏe thì mình chăm sóc họ, lúc ốm nằm một mình, cô đơn, tủi thân lắm. Tôi cố làm vài năm, tích cóp xây lại nhà cấp 4 và có chút tiền dưỡng già. Mong muốn ấy chẳng biết có thành hiện thực không?” - ông thở dài buồn bã.

“Cố nén mà Tết đến nước mắt vẫn rơi” - ông Ninh ngậm ngùi.

Đọc thêm

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của Hội đồng nhân dân - ghi nhận từ Hải Phòng - Bài 1: Kịp thời thể chế hóa các cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Cảng

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội chụp hình lưu niệm với lãnh đạo TP Hải Phòng. (Ảnh trong bài: QA-TL)
(PLVN) - Với vai trò là cơ quan dân cử, cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng, quyền làm chủ của Nhân dân, ngay sau khi Bộ Chính trị có Nghị quyết 45-NQ/TW ngày 24/1/2021 về xây dựng và phát triển TP Hải Phòng đến năm 2020, tầm nhìn đến 2045; Quốc hội có Nghị quyết 35/2021 về cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP Hải Phòng, HĐND TP Hải Phòng đã kịp thời có những nghị quyết thuộc thẩm quyền để triển khai có hiệu quả các cơ chế, chính sách đặc thù, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.

Tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Tuần qua, một trong những vấn đề dư luận rất quan tâm, là Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Quyết định 1403/QĐ-TTg ngày 16/11/2024 thành lập Ban Chỉ đạo về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” (BCĐ).

HĐND TP HCM đồng ý thử nghiệm phương tiện bay không người lái

Đại biểu biểu quyết tại Kỳ họp thứ 19 (kỳ họp chuyên đề) của HĐND TP HCM khóa X. (Ảnh: Việt Dũng)
(PLVN) - Kỳ họp thứ 19 (kỳ họp chuyên đề) của HĐND TP HCM khóa X vừa biểu quyết thông qua nghị quyết quy định các tiêu chí, lĩnh vực, nội dung hỗ trợ thử nghiệm có kiểm soát giải pháp công nghệ mới trong phạm vi khu công nghệ cao, khu công nghệ thông tin tập trung trên địa bàn TP HCM. Đây là nội dung cụ thể hóa triển khai Nghị quyết 98/2023/QH15 của Quốc hội về thí điểm các cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP HCM.

Lửa nhiệt huyết chưa bao giờ nguội ở chuyên gia chẩn đoán hình ảnh hơn 40 năm cống hiến

 PGS.TS.BSCC Nguyễn Quốc Dũng luôn hết mình vì chuyên môn và vì sức khỏe người dân. (Ảnh trong bài: NVCC)
(PLVN) - Hơn 4 thập kỷ cống hiến trong ngành Y, trải qua nhiều vai trò khác nhau, vị chuyên gia ấy vẫn luôn cháy lửa nghề. Đến nay, khi tuổi đã ngoài 60, ông luôn nỗ lực làm mới bản thân trước guồng quay công nghệ nhằm áp dụng những kỹ thuật tiên tiến nhất vào công tác khám, chữa bệnh phục vụ người dân.

Đừng vội quy kết 'vi phạm liêm chính' khi bài báo khoa học bị rút: Hoàn thiện quy định để tạo điều kiện cho nhà khoa học cống hiến

Một chuyên gia cho rằng đang có “lỗ hổng” pháp lý trong xử lý sự việc bị rút bài báo khoa học. (Vẽ minh họa: DAD)
(PLVN) - Sau khi Báo Pháp luật Việt Nam (PLVN) có một số bài viết phản ánh về vấn đề rút bài báo khoa học, nhiều ý kiến cho rằng cần có một bộ quy tắc ứng xử chuẩn mực đạo đức, liêm chính cho các nhà khoa học; trong đó quy định chặt chẽ những điều được và không được phép làm, hướng xử lý khi có sai phạm, đặc biệt với các đề tài nghiên cứu có sử dụng ngân sách nhà nước.

Người thầy tâm huyết với công tác trẻ em

Trong vai trò Ủy viên Hội đồng Đội Trung ương, thầy Đặng Tất Dũng đã đồng hành cùng trẻ em trong quá trình chuẩn bị hai Phiên họp giả định Quốc hội trẻ em trong 2 năm 2023 - 2024. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - Là Phó Trưởng khoa Luật Hành chính - Nhà nước, Trường Đại học Luật TP HCM, đồng thời cũng là Ủy viên Hội đồng Đội Trung ương, thành viên Ban Chủ nhiệm Câu lạc bộ tư vấn, trợ giúp trẻ em cấp Trung ương nên TS. Đặng Tất Dũng còn được biết đến là người dành nhiều thời gian, tâm huyết cho trẻ em. Nhân dịp Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 sắp tới, phóng viên Báo Pháp luật Việt Nam đã có dịp trò chuyện cùng thầy về những câu chuyện liên quan đến trẻ em.

Chúng ta có thể tạo ra một xã hội công bằng và bao dung hơn cho tất cả mọi người

Bạn Kiều Hồng, là một thành viên trong cộng đồng người chuyển giới.
(PLVN) - Trong những năm qua, các vấn đề về bình đẳng giới đang ngày càng được nhiều người quan tâm, thể hiện rõ nhất trên các phương tiện truyền thông đại chúng thường xuyên thông tin về ngăn chặn bất bình đẳng giới và bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái. Tuy nhiên, một bộ phận cộng đồng LGBT dường như đang bị bỏ ngỏ trước nhiều vấn đề bình đẳng giới.

Chuyện của những người thầy đặc biệt

Học sinh Trường Giáo dưỡng số 4. (Ảnh: K.O)
(PLVN) - Họ là những thầy cô đã từng dạy học phổ thông, rồi cơ duyên vào trường giáo dưỡng, nơi những học trò đã từng là “tội phạm nhí”. Và họ đã dạy dỗ học sinh của mình bằng chính sự yêu thương, tận tụy, kiên nhẫn để mỗi ngày, gần hơn, uốn các em về phía mặt trời, những thiện lành bình dị trong cuộc đời. Đó là những thầy cô trường giáo dưỡng được tuyên dương trong Chương trình Chia sẻ cùng thầy cô dịp 20/11 năm nay…

Những người thầy 'thắp lửa' ước mơ nơi phên dậu Tổ quốc

Cô Vương Thanh Hường và học trò của mình. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - Ngày họ đến những điểm trường cheo leo miền biên viễn núi cao, vực sâu ở tuổi 20, dù rất sợ nhưng họ đã không chùn bước. “Đã không ít lần, cô phải mặc áo mưa, đội mũ bảo hiểm trong căn phòng cấp 4 tranh tre tạm bợ, vì sợ gió lớn cuốn sập. Những đêm mưa gió ấy, nỗi sợ hãi chỉ vơi đi khi mỗi sáng cô nhìn thấy ánh mắt háo hức của các em học sinh, để cô vượt qua khó khăn, tiếp tục cống hiến” …

Thầy cô giáo thời kỳ 4.0: Vượt qua thách thức, nắm bắt cơ hội

Một buổi học về tình cảm cha con, học sinh được xem phim về bố trong lớp học của cô giáo Nguyễn Thị Thủy Tiên. (Nguồn: NVCC).
(PLVN) - Bước vào thời đại công nghệ phát triển, học sinh không còn thụ động tiếp thu kiến thức từ các thầy, cô giáo ở trên lớp. Giờ đây, mỗi bài giảng của giáo viên cần sự đầu tư về cả kiến thức, công nghệ, vốn hiểu biết xã hội để đem đến cho các em những bài học hấp dẫn nhất. Đây vừa là một thách thức, vừa là cơ hội cho giáo viên tiếp tục học hỏi, thay đổi vì một nền giáo dục hiện đại.

Đừng 'bán' sức khỏe vì thịt rừng

Thông điệp bảo vệ động vật hoang dã của ENV được lan tỏa rộng rãi tới người dân trên toàn quốc nhờ hệ thống màn hình của Focus Media. (Ảnh trong bài: Choice và ENV)
(PLVN) - Việt Nam được đánh giá là một trong những “điểm nóng” trung chuyển và tiêu thụ thịt rừng cùng các sản phẩm từ động vật hoang dã khác. Theo chuyên gia của Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên tại Việt Nam (WWF Việt Nam), có đến 4.000 tấn thịt rừng được buôn bán bất hợp pháp qua thị trường Việt Nam. Để thay đổi nhận thức và hành vi tiêu thụ thịt rừng qua việc mang đến nhiều góc nhìn mới để phản bác quan niệm lạc hậu cho rằng “thịt rừng sạch sẽ, thể hiện đẳng cấp hay bổ dưỡng cho sức khỏe”, nhiều chiến dịch truyền thông đã được tiến hành.

Lớp học đặc biệt của các cô giáo U80

Bà Nguyễn Thị Hồng Hạnh (tạp dề vàng) cùng các học viên. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - Ở độ tuổi U80, khi nhiều cụ ông, cụ bà đang tận hưởng những năm tháng an nhàn của tuổi già, thì vẫn có những người tiếp tục cống hiến hết mình cho sự nghiệp dạy học. Dù là lớp học làm bánh hay lớp học “xoá mù chữ”, điểm chung của những lớp học này là hoàn toàn miễn phí và được khởi nguồn từ tấm lòng nhân ái, tận tụy của các cô giáo đã bước qua tuổi xế chiều.

Tâm lý học đường - Chuyện không của riêng ai

Tình trạng bạo lực học đường gia tăng khiến học sinh cảm thấy lo âu. (Ảnh minh họa)
(PLVN) - Tâm lý học đường không chỉ là vấn đề của riêng học sinh, mà còn là trách nhiệm của cả gia đình, nhà trường và xã hội. Khi học sinh được chăm sóc và hỗ trợ tốt về tinh thần, các em sẽ có cơ hội phát triển toàn diện, đóng góp cho cộng đồng và trở thành những công dân có ích trong tương lai.