Phải phát triển văn hóa người Việt Nam, chống lại lối sống chạy theo đồng tiền

Phải phát triển văn hóa người Việt Nam, chống lại lối sống chạy theo đồng tiền
(PLO) - "Chúng ta phải chú trọng xây dựng và phát triển văn hóa con người Việt Nam, giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống, tôn vinh giá trị nhân văn, văn minh, tiến bộ; đấu tranh chống lại lối sống chạy theo đồng tiền…", Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói tại Hội nghị Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam.

Ngày 5/1, tại TP HCM, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã dự Hội nghị Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam lần thứ 8 (khóa VIII). 

Phát biểu tại Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhìn nhận MTTQ đã tích cực tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước để nhân dân hiểu và tích cực thực hiện, để chính sách đi vào cuộc sống. “Tôi thường sinh hoạt ở cơ sở, dù ở cương vị gì thì tôi thấy rất rõ vai trò cán bộ Mặt trận ở cơ sở, phát huy rất tốt. Các đồng chí nói là dân tin, dân nghe”, Thủ tướng chia sẻ.

MTTQ đã lắng nghe, tập hợp những kiến nghị, nguyện vọng của nhân dân, phản ánh tới Đảng, Nhà nước để chúng ta thực hiện phương châm xây dựng Nhà nước của dân, do dân, vì dân. MTTQ cấp tỉnh đã có 2.578 báo cáo tổng hợp từ 113.241 ý kiến, kiến nghị của nhân dân phản ánh tới các cơ quan Đảng, Nhà nước mà “phải tập trung giải quyết thì mới yên lòng dân”.

Thay mặt Chính phủ, Thủ tướng đánh giá cao, trân trọng cảm ơn Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam và MTTQ các cấp đã luôn đồng hành với Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương trong việc thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội.

Phấn khởi về kết quả năm 2017, Thủ tướng cho biết, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 01 năm 2018 với 9 nhóm giải pháp và 242 nhiệm vụ cụ thể. Chính phủ cũng xác định chính sách pháp luật phục vụ nhân dân, đưa đất nước đi lên theo định hướng xã hội chủ nghĩa, không để ai lại phía sau trong quá trình phát triển của đất nước, đặc biệt là không để xảy ra tình trạng nghèo cùng cực. Khắc phục bệnh quan liêu, xa dân, sớm xử lý, khắc phục tình trạng “trên nóng dưới lạnh”, phải làm cho cán bộ cơ sở, cán bộ các cấp phải nóng ruột vì dân, lo lắng cho dân. Khắc phục một bước các mặt trái của kinh tế thị trường như phân hóa giàu nghèo, khủng hoảng theo chu kỳ ảnh hưởng đến xã hội.

Thủ tướng nhấn mạnh nhiệm vụ quan trọng là tăng cường công tác phối hợp giữa Chính phủ và các cơ quan của Đảng, Nhà nước, MTTQ Việt Nam và các đoàn thể, quyết tâm thực hiện thành công nhiệm vụ, mục tiêu, giải pháp đề ra. Người dân ủng hộ thì mới làm tốt được nhiệm vụ, do đó việc vận động quần chúng nhân dân của MTTQ rất quan trọng.

Gợi ý một số nhiệm vụ năm 2018, Thủ tướng cho rằng, trong bối cảnh diễn biến khó lường của tình hình chính trị, kinh tế thế giới và khu vực, trước những yêu cầu mới về xây dựng đất nước, bảo vệ Tổ quốc, sự chống phá của các thế lực thù địch, việc củng cố niềm tin cho nhân dân, phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc là nhiệm vụ quan trọng của cả hệ thống chính trị. Thủ tướng đề nghị MTTQ tiếp tục xây dựng và tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân, tập hợp rộng rãi mọi tầng lớp nhân dân, tạo đồng thuận và thống nhất cao về tư tưởng, hành động, phấn đấu thực hiện có kết quả các chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước.

MTTQ tiếp tục phát huy hơn nữa vai trò quan trọng trong việc lan tỏa, tăng cường sự quyết tâm, đoàn kết nhất trí cả nước thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 2018. Từ niềm tin đó, chúng ta tiếp tục khơi dậy phong trào thi đua yêu nước trong các tầng lớp nhân dân, tuyên truyền về người tốt, việc tốt, cách làm tốt, chú trọng đổi mới sáng tạo gắn với thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.

Chúng ta phải chú trọng xây dựng và phát triển văn hóa con người Việt Nam, giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống, tôn vinh giá trị nhân văn, văn minh, tiến bộ; đấu tranh chống lại lối sống chạy theo đồng tiền, tệ nạn xã hội, những hành vi phi văn hóa, phản văn hóa như: “Lợn 2 chuồng, rau 2 luống”, bơm tạp chất vào thủy sản…

Đi liền với đó là làm tốt công tác an sinh xã hội, tăng cường công tác bảo vệ môi trường. Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giám sát và phản biện xã hội, tham gia xây dựng Đảng, chính quyền. Đây là việc mới, việc khó nên cần lựa chọn các vấn đề lớn mà đông đảo nhân dân quan tâm, vấn đề bức xúc để phối hợp giám sát.

 

Ngoài các nội dung giám sát năm 2017, Thủ tướng đề nghị MTTQ chú ý các nội dung như: Cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh, đánh giá sự hài lòng của người dân đối với các dịch vụ hành chính công, trách nhiệm của người đứng đầu trong phòng chống tham nhũng, đổi mới toàn diện giáo dục đào tạo… 

MTTQ phải là nơi mọi người dân có thể phản ánh, tố giác cán bộ có biểu hiện suy thoái, nhũng nhiễu nhân dân. Cầm trên tay văn bản về Chương trình hành động của MTTQ Việt Nam thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí giai đoạn 2018 - 2020, Thủ tướng khẳng định: Chính phủ ủng hộ hoàn toàn chương trình này.

Thủ tướng đề nghị phối hợp chặt chẽ hơn nữa trong công tác thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của các cấp, các ngành, nhất là cấp cơ sở. “Những cơ chế nào ràng buộc kinh tế - xã hội không phát triển, những hành động, chỉ đạo nào trái pháp luật, không theo kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, quý vị có thể nói, có thể nêu”, Thủ tướng bày tỏ và đề nghị MTTQ bám sát nhiệm vụ kinh tế - xã hội của từng ngành, từng địa phương để đề xuất các chương trình, các mục tiêu phối hợp thiết thực.

Để phối hợp tốt, hiệu quả cao, Thủ tướng đề nghị cấp ủy, chính quyền các cấp cần thường xuyên quan tâm chỉ đạo phối hợp và tạo điều kiện cho MTTQ phát huy vai trò của mình.

Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu quả

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW về sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu quả.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính mới ký Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả".

Việt Nam đóng góp tích cực thúc đẩy chủ nghĩa đa phương

Việt Nam đóng góp tích cực thúc đẩy chủ nghĩa đa phương
Nhà báo Oliveira khẳng định chuyến thăm tới Brazil lần thứ hai của Thủ tướng Phạm Minh Chính cho thấy Việt Nam rất coi trọng các cuộc họp đa phương trong bối cảnh tình hình thế giới hiện nay, khi các nước đang phát triển nỗ lực thúc đẩy đoàn kết và hợp tác để tiếp tục phát triển, trên cơ sở tôn trọng chủ quyền của mỗi quốc gia và góp phần xây dựng một thế giới ngày càng công bằng hơn...

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình 'Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024'

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình 'Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024'
Tối 15/11, tại Cung Văn hóa Lao động hữu nghị Việt Xô, Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức Chương trình “Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024” - Tôn vinh các điển hình tiêu biểu toàn quốc trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu tại Chương trình.

Hoàn thiện pháp luật đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Kỳ 2: Tháo gỡ 'điểm nghẽn', khơi thông nguồn lực​

Phát biểu tại Phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, QH khóa XV, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh yêu cầu chuyển đổi tư duy xây dựng pháp luật theo hướng vừa bảo đảm yêu cầu quản lý nhà nước, vừa khuyến khích sáng tạo. (Ảnh: CTTĐTQH)
(PLVN) -   Đổi mới tư duy, quan điểm, quy trình xây dựng pháp luật là một trong những yêu cầu, nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách nhằm tháo gỡ “điểm nghẽn”, tạo đột phá mạnh mẽ hơn về thể chế phát triển, huy động và khơi thông mọi nguồn lực để đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Sự phát triển mạnh mẽ của Việt Nam sẽ mở nhiều cơ hội mới cho cả doanh nghiệp trong nước và quốc tế

Phát biểu của Chủ tịch nước Lương Cường tại Hội nghị đã nhận được sự hưởng ứng, đánh giá cao của các Lãnh đạo APEC và cộng đồng doanh nghiệp. (Ảnh: Tuấn Anh/Báo Quốc tế)
(PLVN) - Chủ tịch nước Lương Cường khẳng định, sự phát triển mạnh mẽ của Việt Nam sẽ mở ra nhiều cơ hội mới cho cả doanh nghiệp trong nước và quốc tế trên các lĩnh vực. Thị trường Việt Nam đã, đang và sẽ mang đến nhiều lợi ích, ưu thế mà không mấy nơi có được cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư quốc tế.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tạo đột phá về thể chế để phát triển ngành giáo dục

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp mặt đại diện các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục tiêu biểu - Ảnh VGP/Nhật Bắc
Gặp mặt đại diện các nhà giáo tiêu biểu năm 2024 nhân dịp kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, hướng tới kỷ nguyên mới, giáo dục tiếp tục là quốc sách hàng đầu, sự nghiệp giáo dục và đào tạo nước nhà phải quyết liệt đổi mới căn bản và toàn diện hơn nữa, tạo sự đột phá về thể chế, tạo cơ sở pháp lý vững chắc để phát triển ngành giáo dục.

Phải tiến hành đồng thời, thắng lợi quá trình 'đột phá kép'

Quang cảnh Hội thảo. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Công tác cán bộ, tổ chức bộ máy, xây dựng, hoàn thiện thể chế... là những vấn đề được các chuyên gia, nhà khoa học tập trung thảo luận tại Hội thảo khoa học quốc gia: “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”, do Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương chủ trì, phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức sáng nay (15/11), tại Hà Nội.