Palestine: Ai đứng sau vụ mưu sát Thủ tướng Rami Hamdallah?

Thủ tướng Palestine Rami Hamdallah
Thủ tướng Palestine Rami Hamdallah
(PLO) - Sau khi bị người phát ngôn của Phong trào Fattah, ông Osama el-Qawasmy quy trách nhiệm về "vụ tấn công hèn nhát nhằm vào sự đoàn kết và hòa giải dân tộc", Phong trào Hamas đã quyết định mở rộng điều tra về vụ đánh bom nhằm vào Thủ tướng Rami Hamdallah khi nhà lãnh đạo này thực hiện chuyến thăm hiếm hoi tới dải Gaza.

"Cánh cửa để ngỏ cho bất kỳ ai muốn tham gia cuộc điều tra này", người đứng đầu Cơ quan an ninh của Hamas ở Gaza, ông Tawfeeq Abu Naim tuyên bố hôm 14/3. Bộ Nội vụ thuộc chính quyền Gaza cho biết, đã thành lập “ủy ban điều tra cấp cao” và đang thẩm vấn một số đối tượng tình nghi, nhưng từ chối tiết lộ thông tin chi tiết. 

Được biết, trong khi Fatah quy trách nhiệm cho Hamas, thì Hamas coi đây có thể là âm mưu của Israel nhằm phá hoại hòa giải giữa 2 phong trào này. Theo giới truyền thông, ngày 13/3, một vụ nổ đã xảy ra tại phố Salah el-Din, ở khu vực phía Bắc dải Gaza, chỉ ít phút sau khi đoàn xe hộ tống Thủ tướng Rami Hamdallah đi qua, trên đường tới tham dự lễ khánh thành một nhà máy lọc nước của khu vực này.

Thủ tướng Rami Hamdallah may mắn thoát nạn, nhưng 3 chiếc xe của đoàn hộ tống bị hư hại và 7 nhân viên an ninh bị thương. 

Tuy phải rút ngắn chuyến thăm dải Gaza, nhưng Thủ tướng Rami Hamdallah tuyên bố, vụ tấn công kể trên không ảnh hưởng tới cam kết của chính quyền trong việc tiếp tục hòa đàm với Hamas và một lần nữa kêu gọi phong trào này chuyển giao toàn bộ quyền kiểm soát dải Gaza, theo thỏa thuận đạt được hồi tháng 10/2017 tại Cairo.

Và theo thỏa thuận, Chính phủ do Thủ tướng Rami Hamdallah đứng đầu sẽ kiểm soát hoàn toàn dải Gaza kể từ tháng 12/2018. Theo người phát ngôn của Fattah Osama el-Qawasmy, vụ tấn công là nỗ lực nhằm kết thúc mọi thành quả hòa giải đạt được từ trước đến nay giữa Fattah và Hamas, và là bước đi nguy hiểm gây chia rẽ trong nội bộ đất nước. Thậm chí nghi ngờ Hamas đứng sau vụ việc này. 

Theo giới truyền thông, ông Rami Hamdallah đã trở về khu Bờ Tây ngay trong ngày 13/3, qua cửa khẩu Erez nhưng không thông báo cho bất kỳ quan chức nào của Hamas. Ngay sau khi về khu Bờ Tây, Thủ tướng Rami Hamdallah đã bác bỏ thông tin kể trên. “Chúng tôi đã đến Gaza hôm nay và vụ nổ đã xảy ra, đó là một nỗ lực được lên kế hoạch với các chất liệu nổ được chôn sâu dưới đất 2m, đây là điều chúng tôi được biết.

Thủ tướng Palestine Rami Hamdallah trong chuyến thăm dải Gaza
Thủ tướng Palestine Rami Hamdallah trong chuyến thăm dải Gaza

Tất cả chúng tôi đều ổn, nhưng đội an ninh đã bị thương và họ đang được điều trị tại một bệnh viện ở Ramallah. Nếu không có an ninh, sẽ không có Chính phủ hay chính quyền nào. Chúng tôi yêu cầu Hamas bàn giao những gì cần thiết, đặc biệt là đội ngũ an ninh nội bộ”, Thủ tướng Rami Hamdallah tuyên bố.

Ngày 19/3, Tổng thống Mahmoud Abbas cáo buộc Hamas phải chịu trách nhiệm về vụ đánh bom đoàn xe chở Thủ tướng Rami Hamdallah. Trước đó, ông Mahmoud Abbas đã hủy chuyến thăm chính thức tới Jordan để trở về thành phố Ramallah cập nhật tình hình liên quan tới âm mưu ám sát ông Rami Hamdallah. 

Ngày 21/3, Hamas cho biết đang truy tìm Anas abu Koussa, nghi phạm hàng đầu trong vụ đánh bom kể trên. “Chúng tôi nghi ngờ kẻ chủ mưu chính là lực lượng chiếm đóng Israel, vốn muốn phá hỏng mọi kế hoạch của người dân Palestine”, người phát ngôn Hamas Fawzi Barhom cho biết, và lên án âm mưu tấn công nhằm vào đoàn xe của Thủ tướng Rami Hamdallah.

Đồng thời cho rằng, các nhà lãnh đạo Fattah cần hành động cứng rắn hơn để chống lại sự chiếm đóng của Israel. Động thái kể trên diễn ra sau khi thủ lĩnh Hamas và lãnh đạo nhóm Hồi giáo Jihad tuyên bố không tham dự hội nghị của Ủy ban trung ương Tổ chức Giải phóng Palestine (PLO) diễn ra trong 2 ngày 14 và 15/1 tại thành phố Ramallah. 

Trước đó (5/1), cả Hamas và Jihad đều kêu gọi PLO rút lại sự công nhận nhà nước Israel. Và coi đó là hành động để đáp trả việc Tổng thống Mỹ Donald Trump công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel và ngừng viện trợ cho Palestine vì "không còn thiện chí hòa đàm với Israel". Tổng thống Mahmoud Abbas tuyên bố, Mỹ không còn là nhà trung gian hòa giải cho tiến trình hòa bình Trung Đông và Palestine sẽ không chấp nhận bất kỳ kế hoạch hòa giải nào của Washington.

Gần 2 tháng trước (31/1), Mỹ đã liệt cựu Thủ tướng Ismail Haniya, hiện là thủ lĩnh Hamas vào danh sách khủng bố và áp đặt trừng phạt đối với ông.

Đọc thêm

'Phát triển kinh tế thể thao: Đổi mới sáng tạo đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững'

'Phát triển kinh tế thể thao: Đổi mới sáng tạo đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững'
(PLVN) - Trường Đại học Thể dục thể thao Bắc Ninh vừa phối hợp với Trường Đại học TDTT Thượng Hải, Trung Quốc và Trường Đại học Sư phạm - Đại học Quốc gia Seoul, Hàn Quốc đồng tổ chức thành công Hội nghị Khoa học quốc tế với chủ đề “Phát triển kinh tế thể thao: Đổi mới sáng tạo đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững”.

2 sự kiện quốc tế đáng chú ý tuần này

2 sự kiện quốc tế đáng chú ý tuần này
(PLVN) - Tuần này, thế giới hướng tới hai ngày lễ quan quan trọng của Liên Hợp Quốc: Ngày Di dân Quốc tế (18/12) tôn vinh những đóng góp của người di cư và Ngày Quốc tế Đoàn kết Nhân loại (20/12) ) kêu gọi sự thống nhất và chia sẻ để xóa đói giảm nghèo.

Nhiều vụ việc đáng tiếc trên thế giới tuần qua

Nhiều vụ việc đáng tiếc trên thế giới tuần qua
(PLVN) - Thế giới trải qua một tuần đầy biến động với hàng loạt vụ việc thương tâm: Nữ sinh Nhật Bản bị đâm chết tại nhà hàng, nhà sáng lập Mango tử nạn, xả súng kinh hoàng tại Pháp, cháy bệnh viện ở Ấn Độ…

Hành trình “dọn rác” mạng xã hội: Kinh nghiệm từ các quốc gia

Các đạo luật mới ra đời nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu các hành vi tiêu cực của người dùng trên mạng xã hội. (Nguồn: safegate.vn)
(PLVN) - Trong kỷ nguyên kỹ thuật số, mạng xã hội không chỉ là nơi kết nối mà còn trở thành trung tâm phát tán thông tin. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích to lớn, không gian này cũng trở thành “bãi rác” khổng lồ với những nội dung độc hại, tin giả và lời nói căm thù. Việc kiểm soát và “dọn rác” mạng xã hội đã trở thành thách thức không nhỏ đối với nhiều quốc gia trên thế giới.