Biểu tình kêu gọi thắt chặt sử dụng súng trên khắp nước Mỹ

Hình ảnh tại cuộc biểu tình
Hình ảnh tại cuộc biểu tình
(PLO) - Hô vang khẩu hiệu “không bao giờ nữa”, hàng trăm nghìn người trẻ tuổi và những người ủng hộ đã tiến hành tuần hành trên khắp nước Mỹ cuối tuần qua nhằm yêu cầu thắt chặt luật sử dụng súng.

Theo Reuters, cuộc tuần hành diễn ra ngày 24/3 là cuộc tuần hành có quy mô lớn nhất trong phong trào biểu tình có tên “Tuần hành vì tính mạng của chúng ta” được thực hiện theo lời kêu gọi của những người sống sót trong vụ xả súng hàng loạt khiến 17 người thiệt mạng ở trường Trung học Marjory Stoneman Douglas ở Parkland, Florida hôm 14/2 vừa qua. Tại Washington, những người biểu tình đã đổ về Đại lộ Pennsylvania để lắng nghe các bài phát biểu từ những người còn sống sót trong vụ xả súng hôm 14/2. 

Các cuộc biểu tình quy mô lớn của những người Mỹ trẻ tuổi cũng đã được tiến hành ở các thành phố như Atlanta, Baltimore, Boston, Chicago, Los Angeles, Miami, Minneapolis, New York, San Diego và St. Louis. Theo các nhà điều phối cuộc biểu tình, tổng cộng đã có hơn 800 cuộc diễu hành được tổ chức ở Mỹ và nước ngoài, khiến đây trở thành một trong những cuộc biểu tình của người trẻ có quy mô lớn nhất tại Mỹ trong nhiều thập kỷ qua. 

Trong bối cảnh những vụ xả súng hàng loạt như vụ việc ở Parkland đang ngày càng trở nên phổ biến, những người tổ chức tuần hành phản đối súng muốn Quốc hội Mỹ - trong đó có nhiều nghị sỹ sẽ được bầu lại vào tháng 11 tới đây - cấm bán các loại vũ khí sát thương như khẩu súng đã được sử dụng trong vụ thảm sát tại Florida cũng như thắt chặt việc kiểm tra lý lịch đối với những người mua súng.

“Các chính trị gia: hoặc đại diện cho người dân hoặc cút ra. Hãy đứng về phía chúng tôi hoặc cẩn thận, các cử tri đang đến”, nam sinh 17 tuổi Cameron Kasky nói. Một học sinh khác cũng là một người trong vụ xả súng tên David Hogg thì cho rằng “một ngày mới đã đến”. “Chúng tôi sẽ đảm bảo rằng những người tốt nhất được bầu ra trong các cuộc bầu cử không chỉ là chính trị gia mà là những người Mỹ”, Hogg nói.

Trong số những người tuần hành ủng hộ thắt chặt luật kiểm soát súng đạn có ngôi sao nhạc pop Paul McCartney. “Một trong những người bạn thân nhất của tôi đã bị bắt ở gần đây”, ông nói, đề cập đến người bạn cùng ban nhạc Beatles John Lennon đã bị bắn năm 1980. Ngoài ra, nhiều ngôi sao khác cũng đã ủng hộ tiền mặt và tinh thần cho phong trào biểu tình, như các ca sỹ Demi Lovato, Ariana Grande…

Trong một diễn biến thể hiện rõ sự khác biệt trong dư luận Mỹ về vấn đề súng ống, những người ủng hộ quyền sử dụng súng cũng đã xuống đường biểu tình ở nhiều thành phố của Mỹ. Những người này dẫn điều khoản đảm bảo quyền được mang súng được nêu trong hiến pháp Mỹ để bảo vệ ý kiến của họ. “Việc mà họ đang làm là yêu cầu Chính phủ lấy đi quyền tự do của họ mà không cần trình tự, thủ tục gì”, ông Brandon Howard, một người biểu tình ở thủ đô của Mỹ, nói. 

Một học sinh 16 tuổi tên Connor Humphrey thì cho rằng bản thân những khẩu súng không giết người mà chính con người mới giết chết con người. Cậu học sinh này cho biết mình sở hữu súng săn và sử dụng súng rất có trách nhiệm. Ở trường của cậu hồi tuần trước đã tổ chức một khóa diễn tập sử dụng súng. “Tôi nghĩ các giáo viên nên được trang bị súng”, Humphrey nói. 

Đọc thêm

Nghề giáo bốn phương

Giải thưởng Nhà giáo Ghana 2024 là một trong những giải thưởng cao quý nhất để công nhận, tôn vinh những đóng góp của các giáo viên khắp cả nước này. (Ảnh: UNICEF)
(PLVN) - Giáo viên tại các quốc gia đang phát triển thường xuyên đối diện với nhiều thách thức lớn như nghèo đói, thiếu hụt nguồn lực, lớp học quá tải, điều kiện công nghệ hạn chế. Tuy nhiên, họ vẫn luôn kiên trì và tận tâm, không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để mang lại tri thức và hy vọng cho từng học sinh, dù cho điều đó đôi khi vượt xa trách nhiệm công việc của họ.

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.

Úc cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội

Hình minh họa
(PLVN) - Chính phủ Úc vừa cam kết sẽ ban hành luật giới hạn độ tuổi sử dụng mạng xã hội là 16 tuổi, kèm theo hình phạt cho các nền tảng không tuân thủ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào để các ông lớn công nghệ như Facebook, Instagram, TikTok... có thể thực thi hiệu quả quy định này.