Ông trùm phần mềm chống virus John McAfee chết trong tù khi chờ dẫn độ, nghi do tự sát

John McAfee - ông trùm phần mềm chống virus.
John McAfee - ông trùm phần mềm chống virus.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  John McAfee - ông trùm phần mềm chống virus - đã qua đời ở tuổi 75 trong thời gian bị giữ ở một nhà tù Tây Ban Nha chờ dẫn độ sang Mỹ do bị buộc tội trốn thuế.

Khoảng 1 giờ chiều ngày 23/6 (giờ địa phương), ông McAfee được tìm thấy đã chết trong phòng giam tại một nhà tù gần Barcelona (Tây Ban Nha), giám định viên y tế có mặt tại hiện trường và phát ngôn viên của Tòa thượng thẩm Catalonia nói với CNN.

Tuyên bố từ Bộ Tư pháp của chính quyền vùng Catalonia, đơn vị quản lý nhà tù nói trên, cho biết các nhân viên y tế và lính canh nhà tù đã cố gắng cứu sống McAfee, nhưng không thành công.

Nguyên nhân cái chết đang được điều tra, nhưng hiện trường cho thấy rằng McAfee có thể đã chết do tự sát.

Cái chết của John McAfee xảy ra sau khi một hội đồng gồm ba thẩm phán tại Tòa án Quốc gia Tây Ban Nha hồi đầu tuần đưa ra phán quyết rằng McAfee có thể bị dẫn độ đến Mỹ để đối mặt với các cáo buộc ở đó. Quyết định trên vẫn đang trong thời gian có thể bị kháng cáo.

John McAfee đã bị bắt ở Tây Ban Nha vào tháng 10/2020 sau khi bị truy tố ở Mỹ vì tội trốn thuế trước đó vài tháng. Ông bị cáo buộc đã không nộp thuế trong 4 năm mặc dù kiếm được hàng triệu USD từ năm 2014 đến năm 2018 từ việc quảng cáo tiền điện tử, công việc tư vấn, tham gia diễn thuyết và bán quyền kể về cuộc đời mình cho một bộ phim tài liệu. Số tiền nợ thuế không được nêu rõ trong cáo trạng.

Các thẩm phán Tây Ban Nha đã chấp thuận việc dẫn độ ông tới Mỹ để xem xét các cáo buộc về thuế trong các năm 2016, 2017 và 2018.

Theo hãng tin AP, trong một phiên điều trần online tại tòa án Tây Ban Nha vào đầu tháng này, McAfee lập luận rằng các cáo buộc trốn thuế của Mỹ đối với ông là có động cơ chính trị.

McAfee - người sáng lập công ty phần mềm chống virú cùng tên dù giờ ông không còn liên quan - cũng bị truy tố vào tháng 3/2021 về các tội gian lận và rửa tiền. Bộ Tư pháp Mỹ cáo buộc ông và một đối tác kinh doanh đã tham gia vào một kế hoạch kiếm được hơn 13 triệu đô la bằng cách quảng cáo sai sự thật về tiền điện tử.

Hai thập kỷ cuối cùng trong cuộc đời của McAfee bao gồm một chuỗi các sự kiện có phần kỳ lạ.

Năm 2012, McAfee biến mất trong một thời gian ngắn sau khi bỏ trốn khỏi nhà ở Belize vì cảnh sát địa phương cố gắng thẩm vấn ông về cái chết của người hàng xóm. Sau đó ông phủ nhận liên quan đến cái chết và tuyên bố ông bỏ trốn vì lo sợ cho tính mạng của mình.

Ông đã dành thời gian ở Guatemala, và sau đó chuyển đến Montreal, Canada, nơi ông thực hiện một bộ phim tài liệu về cuộc đời mình. Ông đã tranh cử Tổng thống Mỹ vào năm 2016 với tư cách là một người theo chủ nghĩa tự do và đã tung ra một sản phẩm bảo mật mới mà ông gọi là "một người thay đổi cuộc chơi".

Đọc thêm

Nghề giáo bốn phương

Giải thưởng Nhà giáo Ghana 2024 là một trong những giải thưởng cao quý nhất để công nhận, tôn vinh những đóng góp của các giáo viên khắp cả nước này. (Ảnh: UNICEF)
(PLVN) - Giáo viên tại các quốc gia đang phát triển thường xuyên đối diện với nhiều thách thức lớn như nghèo đói, thiếu hụt nguồn lực, lớp học quá tải, điều kiện công nghệ hạn chế. Tuy nhiên, họ vẫn luôn kiên trì và tận tâm, không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để mang lại tri thức và hy vọng cho từng học sinh, dù cho điều đó đôi khi vượt xa trách nhiệm công việc của họ.

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.

Úc cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội

Hình minh họa
(PLVN) - Chính phủ Úc vừa cam kết sẽ ban hành luật giới hạn độ tuổi sử dụng mạng xã hội là 16 tuổi, kèm theo hình phạt cho các nền tảng không tuân thủ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào để các ông lớn công nghệ như Facebook, Instagram, TikTok... có thể thực thi hiệu quả quy định này.